Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS An Thắng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS An Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_2018_tr.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS An Thắng (Có đáp án)
- UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS AN THẮNG Năm học: 2017- 2018 MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài:90 phút (Không kể thời gian phát đề) Người ra đề: Trương Thị Ngân *Ma trận đề kiểm tra Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Chủ đề Tên văn bản, Quan hệ trong Viết đoạn văn tác giả, kiểu hội thoại; hiểu nêu suy nghĩ về câu, phương thái độ của tác một vấn đề được Phần I thức biểu đạt. giả; đặc điểm gợi ra từ đoạn văn Đọc – hiểu văn bản của thể loại. bản. Số câu 4 3 1 8 Số điểm 1,0 1,5 1,5 4 Tỉ lệ 10% 15% 15 % 40 % Viết bài văn Phần II nghị luận về một Làm văn vấn đề. Số câu 1 1 Số điểm 6 6 Tỉ lệ 60% 60% Tổng số câu 4 3 1 1 9 Tổng số điểm 1,0 1,5 1,5 6 10 Tỉ lệ 10% 15% 15 % 60% 100% 1
- ĐỀ BÀI PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.[ ]. Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Đó là mấy điều thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét. Kẻ hèn thần cung kính tấu trình. ( Ngữ văn 8, tập hai ) Câu 1 (0,25đ): Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào ? A. Chiếu dời đô B. Nước Đại Việt ta C. Hịch tướng sĩ D. Bàn luận về phép học Câu 2 (0,25đ): Tác giả đoạn trích trên là ai ? A. Nguyễn Thiếp B. Trần Quốc Tuấn C. Lí Công Uẩn D. Nguyễn Trãi Câu 3 (0,25đ): Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích trên là gì? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Thuyết minh Câu 4 (0,25đ): Nhận định nào đúng nhất với ý nghĩa của câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường.”? A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi C. Phê phán thói học thụ động, bắt chước D. Phê phán thói lười học Câu 5 (0,25đ): Câu : "Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy." là kiểu câu gì ? A. Câu nghi vấn B. Câu trần thuật C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán Câu 6 (0,25đ): Vai hội thoại trong lời xưng hô giữa kẻ hèn thần với Hoàng thượng thuộc kiểu quan hệ nào ? A. Quan hệ trên dưới B. Quan hệ quen biết C. Quan hệ ngang hàng D. Quan hệ thân tình Câu 7 (1,0đ): Nêu hiểu biết của em về thể tấu? Câu 8 (1,5đ ): Nguyễn Thiếp có câu : “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Câu nói này có ý nghĩa gì? Hãy viết thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu. PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm) Từ bài "Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành. 2
- UBND HUYỆN AN LÃO HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8 TRƯỜNG THCS AN THẮNG Năm học: 2017 - 2018 PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Câu Mức 3 Mức 2 Mức 1 1 D Không chọn hoặc chọn p/án khác 2 A Không chọn hoặc chọn p/án khác 3 C Không chọn hoặc chọn p/án khác 4 B Không chọn hoặc chọn p/án khác 5 B Không chọn hoặc chọn p/án khác 6 A Không chọn hoặc chọn p/án khác 0,25 điểm/1 câu đúng 0 điểm 7 - Tấu là một loại văn thư của bề tôi, Trả lời được 1 Không trả lời thần dân gửi lên vua trình bày sự trong 2 ý nêu ở hoặc trả lời sai việc, ý kiến, đề nghị. mức 3. yêu cầu đề bài - Tấu có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu; kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. (1điểm) (0,5 điểm) (0 điểm) 8 * Yêu cầu kỹ năng: Đúng hình thức Đạt từ 30% đến Không làm hoặc đoạn văn, đủ số lượng câu, văn phạm 70% các ý được làm sai yêu cầu tốt. nêu ở mức 3. đề. * Yêu cầu kiến thức: Nêu được ý chính sau : - Giải thích câu nói trên, sau đó nêu được tác giả đề cao việc học, đó là mục đích chân chính của việc học là học thành người, có tài, có đạo đức, lối sống đẹp giữa người với người - Nêu được suy nghĩ của bản thân về mục đích của việc học. (1,5 điểm) (0,5 - 1,0 đ) (0 điểm) PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm) Tiêu chí Nội dung cần đạt Thang điểm Kỹ năng - Viết đúng dạng bài văn nghị luận - Xác định đúng nội dung nghị luận: mối quan hệ giữa học 3
- và hành - Diễn đạt trôi chảy,câu văn đúng ngữ pháp, đúng chính 1,0 tả Kiến 1. Mở bài 0,5 thức - Dẫn lời bàn của Nguyễn Thiếp về mối quan hệ giữa học và hành - Khẳng định đây là phương pháp học tập đúng đắn 2. Thân bài a. Giải thích 1,0 - Học là gì?: Là tiếp thu kiến thức từ thầy cô, cha mẹ - Hành là gì?: Là vận dụng lí thuyết để làm bài =>Mục đích của học là để có hiểu biết ; mục đích của hành là để quen tay, có kĩ năng thành thạo b. Bàn luận về mối quan hệ giữa học và hành 1,5 * Nếu học mà không hành thì sao? - Học mà không hành thì chỉ là lí thuyết suông; sau một thời gian lí thuyết sẽ bị mai một ( HS lấy dẫn chứng và phân tích ) * Nếu hành mà không học - Hành mà không học thì sẽ không trôi chảy, rơi vào kinh nghiệm cá nhân, hiệu quả thực hành thấp ( HS lấy dẫn chứng và phân tích ) c. Tác dụng, ý nghĩa của việc học đi đôi với hành - Giúp con người trở nên hoàn thiện vừa có kiến thức vừa 1,5 có kĩ năng - Lí thuyết là cơ sở cho thực hành; thực hành giúp củng cố kiến thức và không ngừng sáng tạo ra những cái mới 3. Kết bài - Khẳng định tầm quan trọng giữa học và hành 0,5 - Liên hệ với học sinh * Mức cho điểm - Mức cho điểm thứ nhất: + 5,0 – 6,0 điểm khi đạt từ 80 đến 100% yêu cầu. + 3,0 – 4,0 điểm khi đạt hơn một nửa yêu cầu. - Mức cho điểm thứ hai: + 1,0 – 2,0 điểm khi đạt dưới 50% yêu cầu. - Mức cho điểm thứ ba: + 0.0 điểm khi lạc đề hoặc không làm bài. * Lưu ý: Đây là bài kiểm tra khảo sát chất lượng học kì, đối tượng là học sinh đại trà nên khi chấm, ngoài những yêu cầu gợi ý mang tính định hướng trong hướng dẫn, giám khảo cần căn cứ vào thực tế bài làm của HS để cho điểm phù hợp, tránh máy móc. 4