Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_7_truong_thcs_nguyen_chuye.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ
- UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHUYÊN MỸ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 7 Thời gian làm bài: 90 phút A. MA TRẬN Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ Chủ đề TN TL TN TL MĐT MĐC Phần Văn: - Nhận biết - Hiểu tác giả,tác ND văn - Văn bản nghị phẩm, bản luận phương thức biểu đạt Số câu 03 01 04 Số điểm 0.75 0.25 1,0 Tỉ lệ % 7.5% 2.5% 10% Phần Tiếng - Nhận biết xác Hiểu -Hiểu giá trị Viết Việt: kiểu câu định được tác của biện đoạn văn - Các kiểu câu được dụng pháp tu từ có sd dấu - Phép tu từ bptt của dấu được sử chấm - Dấu câu liệt kê chấm dụng trong lửng trong lửng đoạn văn đoạn văn Số câu 01 0,5 01 1 1 04 Số điểm 0.25 0,25 0.25 1,0 1,5 2.0 Tỉ lệ % 2,5% 2,5% 2,5% 10% 15% 40% Tập làm văn: - Viết bài văn nghị -Tạo lập VB luận giải thích Số câu 01 02 Số điểm 6 6 Tỉ lệ % 60% 60% Tổng số câu 4 3 0,2 10 Tổng số điểm 10 15 7,5 10 Tỉ lệ % 10 % 15% 75% 100%
- B. ĐỀ BÀI Phần I: Đọc-hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. ( Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1(1,5 điểm): Chọn phương án trả lời đúng: 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A. Ý nghĩa văn chương. C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. B. Đức tính giản dị của Bác Hồ. D. Sống chết mặc bay 2. Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Phạm Văn Đồng B. Hồ Chí Minh C. Hoài Thanh D. Lê Duẩn 3. Đoạn văn trên được sáng tác theo phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Tự sự 4. Câu văn " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước." là loại câu gì? A. Câu đặc biệt B. Câu rút gọn C. Câu bị động D. Câu chủ động 5. Sự xuất hiện của ba cụm từ " kết thành, lướt qua, nhấn chìm" trong một câu văn nhằm thể hiện mục đích gì? A. Nhấn mạnh và thể hiện sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. B. Nhấn mạnh và thể hiện sức mạnh của thời đại Hai Bà Trưng. C. Nhấn mạnh và thể hiện sức mạnh của Trần Hưng Đạo. D. Nhấn mạnh và thể hiện sức mạnh của Quang Trung, Lê Lợi. 6. Dấu chấm lửng trong câu văn: " Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung " được dùng để làm gì? A. Còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng. C. Làm giãn nhịp điệu câu văn. D. Chuẩn bị sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ. Câu 2( 1,0 điểm): Trong đoạn : “Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 3( 1,5 điểm): Từ nội dung văn bản trên, viết 01 đoạn văn 4-6 câu nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của Dân tộc ta trong đó có sử dụng dấu chấm lửng. Phần II: Tạo lập văn bản ( 6 điểm) Giải thích câu tục ngữ " Uống nước nhớ nguồn". Hết
- UBND HUYỆN AN LÃO HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHUYÊN MỸ KÌ THI KSCL HỌC KỲ II Năm học 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn lớp 7 PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Câu Mức 3 Mức 2 Mức 1 1 C Không chọn hoặc chọn p/án khác 2 B Không chọn hoặc chọn p/án khác 3 C Không chọn hoặc chọn p/án khác 4 D Không chọn hoặc chọn p/án khác 5 A Không chọn hoặc chọn p/án khác 6 A Không chọn hoặc chọn p/án khác 0,25 điểm/1 câu đúng 0 điểm 7 1. Yêu cầu: Trả lời được 1 Không trả lời hoặc - HS chỉ rõ biện pháp liệt kê trong trong 2 ý nêu ở trả lời sai yêu cầu câu :"Chúng ta có quyền tự hào vì mức 3. đề bài những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, " - Tác dụng biện pháp tu từ liệt kê: + Tạo cảm xúc tự hào, phấn chấn về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc (1điểm) (0,5 điểm) (0 điểm) 8 * Yêu cầu kỹ năng: Đúng hình Trả lời được 1 Không làm hoặc thức đoạn văn, đủ số lượng câu, trong 2 ý nêu ở làm sai yêu cầu đề. văn phạm tốt.(0,25đ) mức 3. * Yêu cầu kiến thức: + HS viết đảm bảo các ý cơ bản sau: - Học sinh trình bày được truyền thống yêu nước của Dân tộc ta, được phát huy cao độ qua một chặng dài lịch sử(0,75đ) -Tình cảm của bản thân đối với thế
- hệ đi trước, học tập được gì ở những người anh hùng đó.(0,5đ) HS có sử dụng dấu chấm lửng. (1,5 điểm) (0,5 - 1,0 đ) (0 điểm) Phần II: LÀM VĂN (6,0 điểm) Tiêu chí Nội dung cần đạt Thang điểm Kỹ năng 1,0 điểm - Biết viết bài nghị luận giải thích, kết cấu chặt chẽ, có bố cục rõ ràng, hợp lí văn viết mạch lạc, không mắc lỗi chính tả. Kiến thức Cần đạt được một số nội dung sau: a) Mở bài: 0,5 điểm - Giới thiệu câu tục ngữ " Uống nước nhớ nguồn" và ý nghĩa của nó trong truyền thống đạo lí sống của dân tộc ta từ xưa. b) Thân bài: * Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: 0,5 điểm - Uống nước : thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả của các thế hệ đi trước tạo dựng lên. 0,5 điểm - Nguồn : nơi xuất phát dòng nuớc, hiểu rộng là yếu tố tạo ra thành quả mà con người hưởng thụ. 0,5 điểm - Ý nghĩa câu tục ngữ: Khi hưởng thành quả phải nhớ người làm ra thành quả cho ta hưởng thụ. Là bài học về lòng biết ơn; là lời khuyên, lời nhắc nhủ của ông cha đối với lớp người đi sau, đối với tất cả nhưng ai đã, đang và sẽ hưởng thành quả, công lao của người đi trước. * Tại sao "uống nước" cần phải "nhớ nguồn"? 1,5 điểm - Trong tự nhiên và trong xã hội, không có sự vật nào là không có ngồn gốc. Trong cuộc sống, thành quả nào đạt được cũng phải có công lao của ai đó tạo nên. Vì thế "nhớ nguồn" thể hiện tấm lòng trân trọng, biết ơn. Sự đền đáp xứng đáng chính là bổn phận tất yếu, là đạo lí của con người - Lòng biết ơn là nền tảng vững chắc giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể tạo nên XH nhân ái, đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn, con người ta sẽ trở nên ích kí, vô trách nhiệm * Thể hiện tình cảm " nhớ nguồn" như thế nào? - Tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng và nền văn hóa 1,0 điểm lâu đời của dân tộc. Bằng khả năng của mình, bảo vệ và phát huy những truyền thống quý báu đó, tích cực học tập và lao động góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn - Có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa văn hóa dân tộc. Mọi thái độ tự ti dân tộc đều là biểu hiện sự vong ân, vong ngoại, quên cội nguồn - Sử dụng thành quả lao động đúng đắn, tiết kiệm - Vừa là người ăn quả nhưng đồng thời cũng là người trồng cây cho đời sau c) Kết bài:
- - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ, nhất là trong thời đại ngày nay. 0,5 điểm - Bài học rút ra cho bản thân. MỨC CHO ĐIỂM - Mức điểm thứ nhất:+ Điểm 5- 6: Khi đạt từ 90% - 100% yêu cầu. + Điểm 4- 4.5: Khi đạt hơn một nửa yêu cầu ( từ 70% - 80%) - Mức điểm thứ hai: + Điểm 3- 3.5: Khi đạt một nửa yêu cầu ( từ 50% - 60%) - Mức điểm thứ ba: + Điểm 2- 2.5: Khi đạt đạt một phần nhỏ yêu cầu ( từ 10% - 20%) - Mức điểm thứ năm: + Điểm 0: Khi lạc đề hoặc không làm bài. *Lưu ý: Trên đây chỉ là phần gợi ý, tùy vào bài làm của học sinh giáo viên cho điểm phù hợp. Xác nhận của tổ chuyên môn Người ra đề Xác nhận của BGH Đỗ Thị Hồng Huệ