Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học - khối 8

pdf 3 trang mainguyen 4700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học - khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_khoi_8.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học - khối 8

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: HÓA HỌC - KHỐI 8 (Đề thi gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Mã đề thi 01 Số báo danh: Lớp I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) (Hãy điền các chữ cái A, B, C, D của đáp án đúng vào ô trống) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Câu 1: Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị A. I. B. II. C. III. D. IV. Câu 2: Tính chất hóa học cơ bản của khí hiđro là A. Tính khử. B. Tính oxi hóa. C. Tính axit. D. Tính bazơ. Câu 3: Phương trình hóa học nào dưới đây là phương pháp điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm ? A. 2H2O → 2H2 + O2. B. C + H2O → H2 + CO. C. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2. D. 2CH4 → C2H2 + 3H2. Câu 4: Đâu không phải là ứng dụng của khí oxi ? A. Cần cho sự hô hấp của người và động vật. B. Cần cho sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. C. Dùng trong công nghiệp sản xuất gang thép. D. Dùng bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không. Câu 5: Những kim loại có thể tác dụng với nước là A. K, Na, Ba, Ca. B. Fe, Cu, K, Na. C. K, Na, Ba, Cu. D. Na, Ca, Al, Cu. Câu 6: Chất nào dưới đây là bazơ ? A. HNO3. B. Na2CO3. C. Cu(OH)2. D. BaO. Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về khí hiđro ? A. Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí. B. Công thức hóa học của khí hiđro là H2. C. Hỗn hợp khí hiđro và khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh. D. Khí hiđro không cháy được. Câu 8: Dung dịch là gì ? A. Là hỗn hợp của nước và các chất khác. B. Là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. C. Là hỗn hợp của một chất lỏng và một chất rắn. D. Là một chất lỏng bất kì. Câu 9: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng phân hủy ? A. Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu. B. CaCO3 → CO2 + CaO. C. 2Mg + O2 2MgO. D. P2O5 + 3H2O 2H3PO4. Câu 10: Một cốc thủy tinh chứa nước có thêm sẵn vài giọt dung dịch phenolphtalein. Cho vào cốc 3 gam vôi sống CaO. Hiện tượng quan sát được là A. Dung dịch trong cốc sẽ hóa màu hồng. B. Dung dịch trong cốc sẽ hóa màu xanh. C. Dung dịch sủi bọt khí mãnh liệt. D. Không có hiện tượng gì xảy ra. Câu 11: Trong không khí, khí oxi chiếm bao nhiêu phần trăm về thể tích ? A. 78%. B. 30%. C. 21%. D. 1%. Câu 12: Một loại oxit của kim loại hóa trị II, trong đó nguyên tố oxi chiếm 20% về khối lượng. Công thức hóa học của oxit này là A. MgO. B. FeO. C. ZnO. D. CuO. HẾT PHẦN TRẮC NGHIỆM
  2. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 đ) Hình vẽ dưới đây mô tả sơ đồ thí nghiệm điều chế khí X. Hãy cho biết: a) Khí X là khí gì ? Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tại sao người ta phải cho một ít bông ở đầu ống nghiệm ? c) Người ta thu khí X bằng phương pháp gì ? Vì sao có thể sử dụng phương pháp này ? Câu 2: (3,0 đ) Cho các chất có công thức hóa học như sau: NaCl, KOH, H3PO4. a) Các chất trên thuộc loại hợp chất nào (axit, bazơ, muối) ? Gọi tên từng chất. b) Hãy trình bày cách phân biệt dung dịch 3 chất trên bằng giấy quì tím. Câu 3: (2,0 đ) Hòa tan 7,8 gam kẽm Zn trong dung dịch chứa 0,15 mol axit sunfuric H2SO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính thể tích khí H2 thu được ở đktc. Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của một số nguyên tố: O = 16; Mg = 24; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
  3. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: HÓA HỌC - KHỐI 8 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA B A C D A C D B B A C D II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Đáp án Điểm a) Khí X là khí gì ? Viết phương trình hóa học xảy ra. Khí X là khí oxi. 0,5 PTHH: 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2. 0,5 (Ghi thiếu điều kiện nhiệt độ, chỉ được 0,25 điểm ý này). 1 b) Tại sao người ta phải cho một ít bông ở đầu ống nghiệm ? Ngăn không cho chất rắn theo luồng khí đi ra ngoài. 0,25 c) Người ta thu khí X bằng phương pháp gì ? Vì sao có thể sử dụng phương pháp này ? - Thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước. 0,5 - Có thể sử dụng phương pháp này do khí oxi ít tan trong nước. 0,25 a) Các chất trên thuộc loại hợp chất nào (axit, bazơ, muối) ? Gọi tên từng chất. NaCl – muối – natri clorua 0,5 KOH – bazơ – kali hiđroxit 0,5 H PO – axit – axit photphoric 0,5 2 3 4 b) Hãy trình bày cách phân biệt dung dịch 3 chất trên bằng giấy quì tím. Lấy quì tím cho vào 3 mẫu thử dung dịch. Qùi tím hóa đỏ là dung dịch H3PO4. 0,5 Qùi tím hóa xanh là KOH. 0,5 Qùi tím không đổi màu là NaCl 0,5 0,25 Số mol Zn: nZn = = 0,12 mol 0,5 PTHH: Zn + H SO ZnSO + H 3 2 4 4 2 0,5 Dựa theo PTHH, ta thấy Zn phản ứng hết, H2SO4 dư 0,25 nên số mol H2 = số mol Zn = 0,12 mol 0,5 Thể tích H2: V = 0,12.22,4 = 2,688 lít Thí sinh có cách giải khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.