Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học 9

pdf 5 trang mainguyen 4480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_9.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học 9

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 – 2017 KHÔNG TÊN MÔN: HÓA HỌC 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 04 trang) Ngày kiểm tra: 18/05/2017 Mã đề thi 209 (Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) Cho biết nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Khí có nhiều trong bùn ao là A. CH.24 B. CH4 . C. CH.22 D. CH.26 Câu 2: Etilen phản ứng với nước brom thu được sản phẩm có công thức phân tử là A. C2 H 4 Br 2 . B. C2 H 2 Br 2 . C. C25 H Br. D. C2 H 2 Br 4 . Câu 3: Cho số hiệu nguyên tử của Na, P, Cl, K, Cs lần lượt là 11, 15, 17, 19, 55. Biết K, Cs, Na đều có 1 electron lớp ngoài cùng và P, Na, Cl đều có 3 lớp electron. Dãy sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng tính phi kim là A. Cl, P, Na, K, Cs. B. Cs, K, Cl, P, Na. C. Na, P, Cl, K, Cs. D. Cs, K, Na, P, Cl. Câu 4: Nung nóng một bình kín chứa hỗn hợp khí gồm metan, etilen, axetilen và hiđro (hiđro dư) có mặt niken. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chứa A. 1 khí. B. 2 khí. C. 3 khí. D. 4 khí. Câu 5: Chất được ứng dụng để tráng gương, tráng ruột phích là A. saccarozơ. B. protein. C. chất béo. D. glucozơ. Câu 6: Một loại nhựa PE có phân tử khối là 420000 đvC. Số mắt xích trong phân tử PE đó là A. 12000. B. 15000. C. 20000. D. 30000. Câu 7: Tính chất đặc trưng của benzen là A. khó tham gia cả phản ứng cộng và phản ứng thế. B. khó tham gia phản ứng thế, dễ tham gia phản ứng cộng. C. khó tham gia phản ứng cộng, dễ tham gia phản ứng thế. D. dễ tham tham gia cả phản ứng cộng và phản ứng thế. Câu 8: Chất hoặc loại hợp chất nào sau đây không được cấu tạo từ 3 nguyên tố ? A. Amino axit. B. Etyl axetat. C. Poli(vinyl clorua). D. Gluxit. Câu 9: Cho 15,6 gam benzen và một ít bột sắt vào bình chứa brom dư, đun nóng. Khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng brombenzen thu được là A. 110,4 gam. B. 31,4 gam. C. 31,6 gam. D. 111,6 gam. Câu 10: Một trong các hóa chất đặc trưng dùng để nhận biết iot là A. xenlulozơ. B. hồ tinh bột. C. protein. D. saccarozơ. Câu 11: Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử CH5 12 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12: Cho V ml dung dịch glucozơ 1,2M phản ứng tráng bạc, sau phản ứng thu được 32,4 gam bạc. Giá trị V là A. 250. B. 125. C. 180. D. 360. Câu 13: Để phân biệt rượu etylic và axit axetic không thể dùng A. quỳ tím. B. Na. C. Na23 CO . D. Fe. Câu 14: Trong thí nghiệm điều chế khí axetilen, có thể tiến hành thu khí bằng cách đẩy nước. Cơ sở khoa học của cách thu khí này là A. axetielen nhẹ hơn không khí nên bay lên trên. B. axetilen phản ứng với nước tạo CH3 CHO. C. axetilen nhẹ hơn nước nên nổi lên trên nước. D. axetilen ít tan trong nước. Trang 1/4 – Mã đề thi 209
  2. Câu 15: Rượu etylic có độ rượu khoảng từ 70o trở lên còn gọi là cồn. Cồn diệt được vi khuẩn nên trước khi tiêm, thầy thuốc thường dùng bông tẩm cồn xoa lên da bệnh nhân để sát trùng chỗ tiêm. Sử dụng cồn có nồng độ cao hoặc thấp đều làm giảm hiệu quả sát trùng. Thực nghiệm cho thấy cồn 75o có tác dụng sát trùng mạnh nhất. Điều nào sau đây là sai khi nói về cồn 75o ? A. Trong 100 ml cồn 75o có chứa 75 ml rượu etylic nguyên chất. B. Đun nóng cồn 75o thì rượu etylic bay hơi trước nước. C. Có thể pha chế cồn 75o bằng cách hòa tan 750 ml rượu etylic nguyên chất vào 1 lít nước. D. Cho natri vào cồn 75o thấy có khí không màu thoát ra. Câu 16: Nói về polime, có các phát biểu sau: 1. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắc xích liên kết với nhau tạo nên. 2. Tơ nhân tạo là tơ chế tạo từ các polime tổng hợp như tơ capron, nilon – 6,6 3. Nhựa PVC là polime có cấu trúc mạch thẳng. 4. Tinh bột và xenlulozơ là các polime thiên nhiên, có mắt xích CHO.6 10 5 5. Cao su là polime chỉ có trong thiên nhiên, được lấy từ mủ cây cao su. 6. Mắc xích của nhựa PE là CH2 . 7. Tơ là các polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch nhánh, có thể kéo thành sợi. 8. Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. Câu 17: Trong công nghiệp, axit axetic được điều chế theo phản ứng 2C H 5O  xóc t¸c 4CH COOH 2H O. A. 4 10 2to 3 2 men giÊm B. C2 H 5 OH + O 2 CH 3 COOH + H 2 O.  H24 SO lo·ng C. CH3 COOC 2 H 5 H 2 O CH 3 COOH C 2 H 5 OH. to D. CH33 COONa + HCl CH COOH + NaCl. Câu 18: Protein, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia A. phản ứng thủy phân và phản ứng cháy. B. phản ứng cháy và phản ứng tráng gương. C. phản ứng este hóa và phản ứng thủy phân. D. phản ứng cộng và phản ứng thế. Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau: 1. Dẫn 2,24 lít (đktc) khí etilen vào 100 ml dung dịch brom 1M. 2. Sục 1,95 gam khí axetilen vào dung dịch chứa 48 gam brom. 3. Dẫn 6,9 gam hỗn hợp khí etilen và axetilen (tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1) vào 220 ml dung dịch brom 1,5M. 4. Cho 11,7 gam benzen vào 320 gam dung dịch brom 10%. 5. Sục 4,48 lít (đktc) khí axetilen vào dung dịch chứa 40 gam brom. 6. Dẫn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm etilen và axetilen khối lượng 6,6 gam vào 450 ml dung dịch brom 1M. Số thí nghiệm mà sau khi tiến hành nước brom chỉ bị mất màu một phần là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 20: Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về cấu tạo gọi là đồng phân của nhau. Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau ? A. Tinh bột và xenlulozơ. B. Glucozơ và fructozơ. C. CH3 CH 2 CH 2 OH và CH3 O C 2 H 5 . D. Benzen và CH C CH CH CH CH2 . Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn m gam rượu etylic thu được 21,3 gam hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 . Nếu dẫn 2m gam rượu etylic qua bình đựng natri dư thì khối lượng bình tăng a gam. Giá trị a là A. 6,9. B. 13,8. C. 13,5. D. 6,75. Trang 2/4 – Mã đề thi 209
  3. Câu 22: Một trong những cách để sử dụng hiệu quả nhiên liệu là chẻ nhỏ củi, đập nhỏ than khi đốt cháy. Mục đích của việc làm này là A. cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy. B. điều chỉnh lượng nhiên liệu phù hợp để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết. C. tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc với oxi. D. tạo nhiệt độ cao hơn khi đốt cháy nhiên liệu. Câu 23: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra sự đông tụ protein ? A. Cho lòng trắng trứng vào ống nghiệm, thêm vào một ít nước, lắc nhẹ và đun nóng. B. Vắt chanh vào sữa bò hoặc sữa đậu nành. C. Nhỏ rượu vào ống nghiệm chứa lòng trắng trứng. D. Đốt cháy lông gà, lông vịt. Câu 24: Cho 10,8 gam axit axetic tác dụng với 6,9 gam rượu etylic thu được 7,92 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hóa là A. 40%. B. 50%. C. 83,33%. D. 60%. Câu 25: Thủy phân chất béo trong NaOH luôn thu được A. C3 H 5 (ONa) 3 . B. C17 H 35 COONa. C. axit béo. D. C3 H 5 (OH) 3 . Câu 26: Trong phòng tối, tiến hành cho vào bình hỗn hợp gồm khí metan và khí clo, sau đó nút kín miệng bình và đưa bình ra ánh sáng để trong một khoảng thời gian. Tiếp tục mở nút miệng bình và cho vào bình một ít nước cất, lắc nhẹ được dung dịch X. Cho một số nhận định về thí nghiệm trên như sau: 1. Ban đầu bình khí có màu vàng nhạt của clo, khi đưa ra ánh sáng thì màu nhạt dần. 2. Nhúng quỳ tím vào dung dịch X thì quỳ tím hóa đỏ. 3. Phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên là phản ứng thế. 4. Cho AgNO3 vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa trắng. 5. Trong các sản phẩm tạo thành có một chất có phân tử khối 51,5 đvC. 6. Theo lí thuyết, trong suốt quá trình bình được nút kín miệng, áp suất khí trong bình không thay đổi. Số nhận định đúng trong các nhận định trên là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 27: Một hợp chất hữu cơ X có thành phần phần trăm về khối lượng cacbon là 54,545%, hiđro là 9,091%, còn lại là oxi. Biết rằng 23 lít hơi chất X nặng gấp 2 lần 22 lít khí NO2 ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là A. C24 H O. B. C5 H 12 O. C. CHO.4 8 2 D. CHO.6 12 3 Câu 28: Khi thay 1 nguyên tử H trong nhóm CH3 của axit axetic bằng 1 nhóm NH2 thì được một amino axit có tên gọi là glyxin. Đốt cháy 6 gam glyxin cần vừa đủ V lít khí oxi (đktc), sinh ra CO22 , H O và N.2 Giá trị V là A. 4,032. B. 1,792. C. 4,480. D. 3,360. Câu 29: Chất nào sau đây khi đốt cháy hoàn toàn thu được a mol CO2 và b mol nước với a < b ? A. Benzen. B. Glixerol. C. Saccarozơ. D. Glucozơ. Câu 30: m1 gam khí etilen làm mất màu vừa đủ V ml dung dịch brom nồng độ 0,52a mol/lít, m2 gam khí axetilen làm mất màu vừa đủ 1,4V ml dung dịch brom nồng độ a mol/lít Tỉ lệ m21 : m là A. 4 : 5. B. 35 : 26. C. 35 : 13. D. 5 : 4. Câu 31: Cho dung dịch saccarozơ vào ống nghiệm A, thêm một giọt dung dịch H24 SO ,đun nóng 2 – 3 phút, sau đó thêm dung dịch NaOH vào để trung hòa. Cho dung dịch vừa thu được vào ống nghiệm B chứa dung dịch AgNO3 trong amoniac (có thể coi là Ag23 O/NH ). Khi quan sát 2 ống nghiệm A và B, ta thấy A. ở cả ống nghiệm A và B đều không có hiện tượng gì. B. ở ống nghiệm A không có hiện tượng gì, ở ống nghiệm B có bạc tạo thành bám lên thành ống nghiệm. C. xuất hiện glucozơ và fructozơ ở ống nghiệm A và có bạc tạo thành bám lên thành ống nghiệm B. D. xuất hiện glucozơ và fructozơ ở ống nghiệm A, còn ống nghiệm B không có hiện tượng gì. Trang 3/4 – Mã đề thi 209
  4. Câu 32: Cho sơ đồ phản ứng sau: o B 1500 C CH A lµm l¹nh nhanh 4  E o CDFE CO2 (d­ )   t CaC2 E  dd HCl G  NaCl Biết mỗi chữ cái A, B, C, D, E, F, G biểu thị một hợp chất khác nhau. Tổng phân tử khối của các chất A, B, C, D, E, F, G là A. 581. B. 583. C. 582. D. 580. Câu 33: Triolein là chất béo có công thức (C17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 . Cho triolein tác dụng với KOH vừa đủ thu được 23 gam glixerol và m gam muối. Giá trị m là A. 76. B. 228. C. 240. D. 80. Câu 34: Thủy phân m gam dung dịch saccarozơ 15% trong axit thu được 27 gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ. Biết hiệu suất của quá trình thủy phân là 90%. Giá trị m là A. 342. B. 171. C. 190. D. 380. Câu 35: Cho sơ đồ lên men rượu từ tinh bột như sau: Tinh bột  (1) Glucozơ  (2) Rượu etylic. Dùng m kg một loại gạo nếp chứa 80% tinh bột lên men rượu theo sơ đồ trên thu được 15 lít rượu etylic 36,8o . Cho hiệu suất của quá trình (1) là 75%, quá trình (2) là 80%, khối lượng riêng của rượu etylic là D = 800 gam/lít. Giá trị m là A. 16,20. B. 9,72. C. 12,96. D. 32,40. Câu 36: Cho dung dịch axit axetic nồng độ a % tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 6,75% thu được dung dịch muối có nồng độ 8,856%. Giá trị a là A. 15. B. 12. C. 21. D. 18. Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm glucozơ, fructozơ, saccarozơ và ribozơ (C5 H 10 O 5 – một loại đường có trong ARN) cần dùng 36,96 lít khí oxi (đktc), thu được 28,8 gam nước. Phần trăm về khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với A. 32%. B. 33%. C. 34%. D. 35%. Câu 38: Hỗn hợp khí X gồm metan, etilen và axetilen có khối lượng 35,1 gam. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Để đốt cháy hoàn toàn phần 1 cần vừa đủ 27,44 lít khí oxi (đktc). Phần 2 làm mất màu vừa đủ 500 ml dung dịch brom 1,1M. Phần 3 cho tác dụng với H2 vừa đủ (xúc tác Ni) thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 1,7M, sau phản ứng khối lượng dung dịch giảm m gam. Giá trị m gần nhất với A. 39,3. B. 39,5. C. 39,7. D. 39,9. Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m gam một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) cần vừa đủ 117,6 lít không khí (đktc), sau phản ứng thu được 125,44 lít hỗn hợp Y chứa khí và hơi (đktc). Dẫn Y qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng dung dịch giảm 41,4 gam. Nếu hóa hơi hoàn toàn m gam X thì thu được thể tích khí đúng bằng thể tích 1,6 gam khí metan ở cùng điều kiện. Cho rằng không khí chỉ chứa oxi và nitơ với tỉ lệ về thể tích tương ứng là 1 : 5. Số nguyên tử trong một phân tử chất X là A. 20. B. 21. C. 22. D. 23. Câu 40: Dung dịch X có khối lượng 100 gam chứa axit axetic và rượu etylic, trong đó nồng độ phần trăm rượu etylic là C1 %. Chia X làm 2 phần bằng nhau. Cho natri đến dư vào phần 1 thu được 26,32 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với 79,4 gam dung dịch NaHCO3 21% thu được dung dịch Y có nồng độ phần trăm NaHCO3 là 6,62% và nồng độ phần trăm rượu etylic là C2 %. Giá trị (C12 C ) gần nhất với A. 7. B. 5. C. 6. D. 8. HẾT Trang 4/4 – Mã đề thi 209
  5. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 – 2017 KHÔNG TÊN MÔN: HÓA HỌC 9 Mã đề thi 209 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B A D C D B C A B B C B B D C A A A D A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án C C D D D B C A B D B A C C A D D C B A Lưu ý: 0,05.342 Câu 37: Đáp án ~35,185% . 48,6 Câu 38: Đáp án chính xác là 39,67 gam. Câu 40: Đáp án chính xác là 6,9. (C12 11,5; C 4,6).