Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí 10 - Trường THPT Lý Thường Kiệt

docx 2 trang hoaithuong97 4180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí 10 - Trường THPT Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_li_10_truong_thpt_ly_thuong_kie.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí 10 - Trường THPT Lý Thường Kiệt

  1. TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 - 2020 (Đề thi có 01 trang) Đề thi môn: VẬT LÝ - Khối: 10 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Ngày kiểm tra: 14/12/2019 A. PHẦN CHUNG (8 điểm): (Dành cho tất cả học sinh) Câu 1: (2,5đ) a. Nêu định nghĩa chu kì, tần số, viết công thức quan hệ giữa ω, T, f, công thức quan hệ giữa v, ω và công thức gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều? b. Một vật chuyển động tròn đều trên quĩ đạo có bán kính 10 m với tốc độ góc 5 rad/s. Tính tốc độ dài của vật? Câu 2: (2,5đ) a. Nêu nhận xét về tác dụng của một lực lên một vật rắn có trục quay cố định. Định nghĩa momen của một lực đối với một trục quay và viết công thức? b. Một người tác dụng một lực 5N vào bên này của cánh cửa để mở cửa, bên kia cánh của là bản lề để cánh cửa có thể quay quanh bản lề. Biết khoảng cách từ bản lề tới giá của lực là 0,5m. Tính mô men lực tác dụng lên cánh cửa? Câu 3: (1đ) Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h thì chạm đất với vận tốc 50 m/s. Lấy g = 10 m/s 2. Tính độ cao h nơi thả vật và thời gian vật rơi? Câu 4: (2đ) a. Một lò xo có độ cứng 100 N/m, chiều dài tự nhiên là 20cm treo thẳng đứng. Treo vật khối lượng 200 g thì lò xo dãn ra một đoạn là bao nhiêu? Nếu muốn lo xo dài 25 cm thì phải treo vật nặng bao nhiêu vào lò xo? Lấy g = 10m/s 2. b. Vật ở mặt đất có trọng lượng 20N. Tìm vị trí độ cao h so với mặt đất theo R để trọng lượng của vật bằng 5N? Tính trọng lượng của vật ở độ cao h = 1,5R? B. PHẦN RIÊNG (2 điểm): (Học sinh chỉ làm 1 trong 2 câu sau) Câu 5a: (Dành cho học sinh các lớp từ 10C1 đến 10C10) a. (1đ) Một vật khối lượng 3 kg bắt đầu chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo Fk nằm ngang, đi được quãng đường 4 m sau 4 s. Hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là 0,1. Lấy g = 10 m/s2. Tính gia tốc và lực kéo tác dụng lên vật? b. (1đ) Thay lực kéo trên bằng một lực kéo nghiêng 30 0 so với mặt sàn, để sau 10 s vật đạt vận tốc 10 m/s thì lực kéo phải bằng bao nhiêu biết hệ số ma sát không đổi trong suốt quá trình chuyển động? Câu 5b: (Dành cho thí sinh lớp 10C11) a. (1đ) Một vật khối lượng 5 kg bắt đầu chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo Fk nằm ngang, đạt vận tốc 5 m/s sau 10 giây. Hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là 0,2. Lấy g = 10m/s2. Tính gia tốc và lực kéo tác dụng lên vật? b. (1đ) Thay mặt phẳng ngang bằng mặt phẳng nghiêng 300 so với mặt sàn, kéo vật từ dưới chân mặt phẳng nghiêng lên để sau 5 s vật đạt vận tốc 5 m/s thì lực kéo phải bằng bao nhiêu biết hệ số ma sát không đổi trong suốt quá trình chuyển động? HẾT
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ KT HK1_2019-2020_MÔN VẬT LÝ 10 PHẦN Câu 1 a. 0,5 CHUNG - Chu kì (T): Chu kì của chuyển động tròn đều là thời gian chất điểm đi được một vòng . 0,5 - Tần số (f ): Tần số của chuyển động tròn đều là số vòng chất điểm đi được trong 1 giây. ( 1 đơn vị thời gian) 2 0,5 - Quan hệ ω, T, f:  2 f T - Quan hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc : v=ωR 0,25 - Công thức gia tốc hướng tâm: 2 v 2 0,25 a  r ht r ( Chỉ cần 1 trong 2 công thức cho đủ điểm) 0,5 b. v= ωR=50m/s Câu 2 Nhận xét về tác dụng của một lực lên một vật rắn có trục quay cố định Các lực có giá song song với trục quay 0,5 hoặc cắt trục quay thì không có tác dụng làm quay. Các lực có phương nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và có 0.5 giá càng xa trục quay thì tác dụng làm quay càng lớn. Momen của lực đối với một trục quay.  Định nghĩa: Momen của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng 0,5 cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy và được đo bằng tích số của lực với cánh tay đòn  Biểu thức: M = F.d 0,5 b. M=2,5N.m 0,5 Câu 3 S=125m 0,5 t=5s 0,5 Câu 4 a. l 0,02m 0,5 M=0,5kg 0,5 b. h=R 0,5 a. Ph=3,2N. 0,5 PHẦN Câu 5a. a. a=0,5m/s2. 0,5 RIÊNG Fk=4,5N 0,5 b. a=1m/s2 0,5 Fk=6,55N 0,5 Câu 5b a. a= 0,5m/s2. 0,5 Fk= 5N 0,5 b. a = 1m/s2 0,5 Fk = 38,66N 0,5