Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Phạm Văn Sáng

docx 3 trang hoaithuong97 5510
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Phạm Văn Sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_pham_van.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Phạm Văn Sáng

  1. TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN SÁNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NGÀY 17/12/2019 NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: LÝ – LỚP:10 – Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (1 điểm). Sự rơi tự do là gì? Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do. Câu 2 (1 điểm). Phát biểu và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn. Câu 3 (1 điểm). Nêu điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực không song song. Câu 4 (1 điểm). Trong thế giới động vật, sự tương tác giữa động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ có ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Động vật ăn cỏ thường có bản năng để phòng vệ hoặc chống lại động vật ăn thịt, ví dụ như loài linh dương Impala khi bị báo Gepa đuổi bắt, linh dương thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác, đúng vào lúc con báo định ngoạm cắn nó. Dựa vào kiến thức vật lý mà em đã học, hãy giải thích tại sao làm như vậy thì báo lại khó bắt được linh dương? Câu 5 (1 điểm). Một ô tô có khối lượng 1,2 tấn chuyển động đều qua một cầu vượt (coi là cung tròn) với vận tốc 36 km/h. Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50 m. Tính hợp lực tác dụng lên ô tô (biết hợp lực tác dụng lên ô tô đóng vai trò là lực hướng tâm). Câu 6 (1 điểm). Hai lực song song cùng chiều, một lực có độ lớn 13 N cách lực kia 20 cm và cách giá của hợp lực 12 cm. Tính độ lớn của lực còn lại. Câu 7 (3 điểm). Một xe hơi 2 tấn đang chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang nhờ lực kéo F của động cơ. Cho hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. a) Tính F. b) Khi đang chạy thì người tài xế thấy vật cản trước mặt nên đã hãm phanh gấp. Biết lực hãm Fhãm = 12000 N và vận tốc của xe trước khi hãm phanh là 64,8 km/h. Tính gia tốc trong quá trình hãm phanh. Sau bao lâu kể từ lúc hãm phanh thì xe dừng hẳn ? Câu 8 (1 điểm). Cho hai lò xo có cùng chiều dài tự nhiên là l o = 10 cm. Cho biết lò xo (I) có độ cứng k1 = 150 N/m; lò xo (II) có độ cứng k2 = 50 N/m. Khi treo vào mỗi lò xo một vật nặng m thì thấy lò xo (II) dài gấp đôi lò xo (I). Lấy g = 10 m/s2. Tính m. Hết Họ và tên học sinh: Lớp: SBD: .
  2. ĐÁP ÁN: CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM - Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực. 0.25đ - Phương: thẳng đứng. 0.25đ 1 - Chiều: từ trên xuống dưới. 0.25đ - Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều. 0.25đ - Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng 0.5đ 2 của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. 1 2 0.5đ Fhd = G 2 - Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy. 0.5đ 3 - Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ 3. 0.5đ Câu 4 (1 điểm): Khi linh dương bất thình lình thay đổi hướng chạy, vì theo quán tính con báo sẽ không thể chạy được theo linh dương, mà còn phải chạy theo hướng cũ thêm một lúc nữa. 1đ Câu 5 (1 điểm): v2 102 Fht = m 1200. = 2400 N 1đ r 50 F1 d2 13 8 Câu 6 (1 điểm): F2 = 19,5 N 0,75đ F2 d1 F2 12 F = F1 + F2 = 32,5 0,25đ a) - Vẽ hình đầy đủ các vectơ, Oxy, 0,25đ - Áp dụng định luật II Newton: N + P + F + F ms = 0 (*) 0,25đ + (*)/Oy: N – P = 0  N = P = m.g = 2000.10 = 20000 (N) 0,5đ 7 + (*)/Ox: F – Fms = 0  F = Fms = .N = 0,2.20000 = 4000 (N) 0,5đ b) - Vẽ lại hình đầy đủ các vectơ, Oxy, có vectơ lực hãm F hãm 0,25đ - Áp dụng định luật II Newton: N + P + F + F ms + F hãm= m.a ( ) + ( )/Ox: F – Fms – Fhãm = m.a 0,25đ
  3.  4000 – 4000 – 12000 = 2000.a  a = - 6 (m/s2) 0,5đ v ― vo 0 ― 18 0,5đ - t = = = 3 (s) a ―6 - Treo m vào lò xo (I): 10.m = k1.(l1 – lo) (1) - Treo m vào lò xò (II): 10.m = k2.(2l1 – lo) (2) 0,25đ - Từ (1) và (2) => k1.(l1 – lo) = k2.(2l1 – lo) 0,25đ 8  150.(l1 – 0,1) = 50.(2l1 – 0,1)  l1 = 0,2 (m) 0,25đ - Thế l1 = 0,2 (m) vào (1): 10.m = 150.(0,2 – 0,1)  m = 1,5 (kg) 0,25đ