Đề kiểm tra học kỳ 2 - Môn: Hóa
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 2 - Môn: Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_2_mon_hoa.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ 2 - Môn: Hóa
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2016-2017 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (0,25đ/câu) 0001: Quặng boxit dùng để sản xuất kim loại Al có công thức hóa học là: A. Al(OH)3. B. Al2(SO4)3. C. Al2O3.2H2O. D. AlCl3. 0002: Dung dịch làm mềm nước cứng tạm thời và vĩnh cửu là A. Na2CO3. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. NaNO3. 0003: Có thể phân biệt ba chất Mg, Al, Al2O3 chỉ bằng một thuốc thử là A. dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HNO3. D. dung dịch CuSO4. 0004: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch A. H2SO4 loãng. B. H2SO4 đặc, nóng. C. NaOH loãng. D. H2SO4 đặc, nguội 0005: Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al, kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Al. B. Na. C. Mg. D. Fe. 0006: Hợp chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có có tính khử? A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. Fe2(SO4)3. 0007: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn là A. Fe2O3. B. FeO. C. hỗn hợp FeO, Fe2O3. D. Fe3O4. 0008: Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây? A. Cr. B. Ni. C. Sn. D. Zn. 0009: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là A. +2, +3, +6. B. +2; +4, +6. C. +1, +4, +6. D. +3, +4, +6. 0010: Công thức hóa học của crom(III) hiđroxit là A. Cr(OH)3. B. Cr(OH)2. C. CrO. D. Cr2O3. 0011: Để điều chế kim loại kiềm, người ta dùng phương pháp A. Điện phân dung dịch. B. Thuỷ luyện. C. Nhiệt luyện. D. Điện phân nóng chảy. 0012: Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là A. 2,24 lít. B. 1,12 lít. C. 0,56 lít. D. 4,48 lít. 0013: Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. Ag. B. Au. C. Cu. D. Al. 0014: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III)? A. Dung dịch HNO3 (loãng, dư). B. Dung dịch H2SO4 (loãng). C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch CuSO4. 0015: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 4,48. C. 3,36. D. 5,6. 0016: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các hợp chất CrO3, Cr(OH)3 đều có tính lưỡng tính. B. Crom (II) oxit là oxit bazơ. C. Hợp chất crom (VI) có tính oxi hoá mạnh. D. Thêm dung dịch axit vào muối cromat, màu vàng chuyển thành màu da cam. 0017: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ăcqui cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X ở đây là A. Chì. B. Đồng. C. Magie. D. Sắt. 0018: Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Trong dung dịch X có chứa các chất tan nào? A. H2SO4, CuSO4, FeSO4. B. H2SO4, FeSO4, Fe2(SO4)3. C. H2SO4, Fe2(SO4)3, CuSO4. D. Cu SO4, FeSO4, Fe2(SO4)3. 0019: Xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, thì
- A. bán kính nguyên tử giảm dần. B. tính khử giảm dần. C. năng lượng ion hóa tăng dần. D. khả năng tác dụng với nước tăng dần. 0020: Để hòa tan vừa hết 24,4 gam hỗn hợp MgO và Al 2O3 cần vừa đủ 700 ml dung dịch H 2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối. Giá trị của m là A. 80,4. B. 93,0. C. 67,8 D. 91,6. 0021: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là A. 50. B. 40. C. 60. D. 100. 0022: Điện phân nóng chảy 14,9 gam muối clorua của một kim loại kiềm X thu được 2,24 lit khí ở anôt (đktc). Kim loại kiềm X là A. K. B. Li. C. Cs. D. Na. 0023: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 2,7. B. 3,6. C. 5,4. D. 4,8 . 0024: Cho 0,1 mol FeO tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa HNO3 dư. Cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan ? A. 24,2 gam. B. 18,9 gam. C. 18,0 gam. D. 22,4 gam. 0025: Cho các phát biểu sau: (a) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh. (b) Freon thoát vào khí quyển sẽ phá hủy tầng ozon. (c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính. (d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. 0026: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Ba và 0,3 mol Al vào lượng nước có dư thì thể tích khí (đktc) thoát ra là A. 8,96 lít. B. 6,72 lít. C. 4,48lít. D. 2,24 lít. 0027: Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là A. 3,24 g B. 5,4 g C. 2,16 g D. 4,23g 0028: Chất nào sau đây là chất khử oxit sắt trong lò cao? A. Al. B. H2. C. Na. D. CO. 0029: Tiến hành các thí nghiệm sau : (a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl (b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư (c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư (d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3 Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. 0030: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al 2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau: Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây A. 2,1. B. 1,7. C. 2,4. D. 2,5. 0031: Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 8,96. B. 4,48. C. 10,08. D. 6,72. 0032: Cho 26 gam hỗn hợp chất rắn A gồm Ca, MgO, Na 2O tác dụng hết với V lít dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu được dung dịch A trong đó có 23,4 gam NaCl. Giá trị của V là A. 1,08. B. 0,09. C. 1,20. D. 0,72. II. TỰ LUẬN: (2,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3 c) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 b) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 d) Cho tù từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch FeCl3