Đề kiểm tra học kì II năm học: 2017 – 2018 môn Vật lý 7
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II năm học: 2017 – 2018 môn Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018_mon_vat_ly_7.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II năm học: 2017 – 2018 môn Vật lý 7
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2017 – 2018 Môn: Vật Lý Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực? A. Ròng rọc cố định B. Ròng rọc động C. Mặt phẳng nghiêng D. Đòn bẩy Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Rắn, lỏng, khí B. Rắn, khí, lỏng C. Khí, lỏng rắn D. Khí, rắn, lỏng Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. C. Thể tích của chất lỏng tăng D. Cả khối lượng trọng lượng và thể tích đều tăng Câu 4: Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy? A. Bỏ một cục nước đá vào nước B. Đốt một ngọn nến C. Đốt một ngọn đèn dầu D. Đúc một cái chuông đồng Câu 5: Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lý, người ta phải thực hiện các hoạt động nào sau đây: a) Rút ra kết luận b) Đưa ra dự đoán và tính chất của hiện tượng c) Quan sát hiện tượng d) Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán . Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây? A. b, c, d, a B. d, c, b, a C. c, b, d, a . D. c, a, d, b Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh? A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (1,5 đ) Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất Rắn, lỏng, khí? Câu 2: (2đ) Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Dụng cụ này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Tại sao phải làm như vậy? Câu 3: (1,5 đ). Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Nhiệt độ nóng chảy là gì? Câu 4: (2 đ) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau: Thời gian(phút) 0 3 6 8 10 12 14 16 Nhiệt độ (oC) -6 -3 0 0 0 3 6 9 a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. b. Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy? Đáp án và hướng dẫn chấm môn Vật lý lớp 6 học kì II TRẮC NGHIỆM: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A C C C A B TỰ LUẬN: Câu 1: (1,5 đ)
- - Giống nhau: Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi (0,5đ) - Khác nhau: Các chất rắn, lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau (0,25đ) Các chất khí nhác nhau nở vì nhiệt giống nhau (0,25đ) - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn (0,5đ) Câu 2: - Dùng nhiệt kế (0,5đ) - Dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng (0,5đ) - Ở bầu nhiệt kế (chỗ ống quản) có một chỗ bị thắt lại. Ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể (1 đ) Câu 3: - Sự chuyển một chất từ thể Rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy (0,5đ) - Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc (0,5đ) - Mỗi chất đều nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ ấy gọi là Nhiệt độ nóng chảy (0,5đ) Câu 4: a) (1 đ) b) (1 đ) Từ phút 0 đến phút thứ 3: Nhiệt độ của nước tăng từ -6oC đến -3oC. Nước đang ở thể rắn - Từ phút 6 đến phút thứ 10: Nhiệt độ của nước ở 0oC. Nước đang ở thể rắn và lỏng. - Từ phút 12 đến phút thứ 16: Nhiệt độ của nước tăng từ 3oC đến 9oC. Nước đang ở thể lỏng.