Đề kiểm tra học kì I - Môn Vật lí lớp 12

docx 2 trang hoaithuong97 8581
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn Vật lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_12.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn Vật lí lớp 12

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HKI - MÔN VẬT LÝ - LỚP 12 TRƯỜNG TH-THCS-THPT MÙA XUÂN NĂM HỌC: 2019-2020 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Họ và tên học sinh: Lớp: Phần I – Trắc nghiệm Câu 1. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm A. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. B. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. C. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha. Câu 2. Cường độ dòng điện luôn sớm pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch khi đoạn mạch A. có R, C mắc nối tiếp. B. chỉ có cuộn cảm thuần L. C. có L, C mắc nối tiếp. D. có R, L mắc nối tiếp. Câu 3. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng A. một phần tư bước sóng. B. một bước sóng. C. hai lần bước sóng. D. một nửa bước sóng. Câu 4. Điều kiện để có hai sóng cùng phương dao động khi gặp nhau thì giao thoa được với nhau là chúng phải có cùng tần số A. cùng biên độ và cùng pha. B. cùng biên độ và hiệu số pha không thay đổi theo thời gian. C. và cùng pha. D. và hiệu số pha không thay đổi theo thời gian. Câu 5. Trong các phương án truyền tải điện năng của dòng điện xoay chiều đi xa sau đây, phương án nào tối ưu? A. dùng đường dây tải điện có điện trở nhỏ. B. dùng dòng điện khi truyền đi có cường độ lớn. C. dùng đường dây tải điện có tiết diện lớn. D. dùng điện áp khi truyền đi có giá trị lớn. Câu 6. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là dựa vào hiện tượng A. cảm ứng điện từ. B. quang điện. C. tự cảm. D. giao thoa. Câu 7. Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lý của âm gắn liền với A. tần số âm. B. vận tốc âm. C. biên độ âm. D. cường độ âm. Câu 8. Dung kháng của một mạch R,L,C mắc nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch, ta phải A. tăng điện dung của tụ điện. B. tăng độ tự cảm của cuộn cảm. C. giảm điện trở của mạch. D. giảm tần số dòng điện xoay chiều. Câu 9. Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai ? A. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang. B. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau. C. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc. D. Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của phần tử môi trường.
  2. Câu 10. Tìm câu sai. Trong dao động điều hòa, thế năng và động năng A. có giá trị cực đại bằng nhau. B. có tổng không thay đổi theo thời gian. C. biến thiên tuần hoàn cùng tần số. D. biến thiên tuần hoàn cùng pha nhau Câu 11. Trong dao động điều hòa, vectơ vận tốc và vectơ gia tốc tốc cùng hướng khi vật di chuyển từ A. vị trí cân bằng về biên. B. vị trí x = A sang vị trí x = – A. C. vị trí biên về vị trí cân bằng. D. vị trí x = A/2 sang vị trí x = – A/2. Câu 12. Nhận xét nào sau đây là không đúng ? A. Máy biến áp có thể tăng điện áp xoay chiều . B. Máy biến áp có thể giảm điện áp xoay chiều. C. Máy biến áp có thể thay đổi cường độ dòng điện xoay chiều. D. Máy biến áp có thể thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều. Câu 13. Điện áp u 200 2 cost(V ) đặt vào hai đầu cuộn cảm thuần thì tạo ra dòng điện có cường độ hiệu dụng I = 2 A . Cảm kháng ZL có giá trị là A. 200 B. 100 2 C. 200 2 D. 100 Câu 14. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng. Khi một vật dao động điều hòa có li độ bằng nửa biên độ thì tỉ số giữa vận tốc của vật với vận tốc cực đại bằng 3 3 1 1 A. B. C. D. 2 2 2 2 Câu 15. Một nguồn sóng cơ học dao động điều hòa theo phương trình x cos(5 t+ ) trong đó x tính bằng 3 mét, t tính bằng giây. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà độ lệch pha dao động bằng là 1 m. Vận tốc truyền sóng v là 4 A. 2,5 m/s B. 5 m/s C. 20 m/s D. 10 m/s Câu 16. Đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp có R 40 ,ZC 20 ,ZL 60 . Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u 240 2 cos100 t(V ) . Cường độ dòng điện tức thời trong mạch là A. i 3 2 cos(100 t )(A) B. i 6cos(100 t )(A) 4 4 C. i 6cos(100 t )(A) D. i 3 2 cos100 t( A) 4 Câu 17. Một sóng lan truyền với vận tốc 200 m/s có bước sóng 4m. Tần số và chu kì của sóng là A. f = 50 Hz; T = 0,02 s B. f = 50 Hz; T = 0,2 s C. f = 800 Hz; T = 0,125 s D. f = 0,05 Hz; T = 200 s π Câu 18. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(3t + ) với x tính bằng cm, t tính bằng s. 4 Tốc độ của vật khi qua vị trí cân bằng là A. 5 cm/s B. 8 cm/s C. 10 cm/s D. 15 cm/s Câu 19. Mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,3/ (H) mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C = 250/ (F ). Biết tần số của dòng điện trong mạch là 50 Hz. Tổng trở Z của đoạn mạch là A. 10  B. 20  C. 50  D. 70  Câu 20. Một vật m = 200g dao động điều hòa với chu kì T = 0,5 s. Biết vận tốc qua vị trí cân bằng là 2 v = 20 π cm/s. Lấy π = 10. Giá trị cực đại của lực kéo về tác dụng vào vật là A. 16 N B. 0,8 N C. 3,2 N D. 1,6 N Phần II – Tự luận Hãy làm Câu 13 đến Câu 20 dưới dạng tự luận. Hết