Đề kiểm tra học kì I - Môn Vật lí lớp 10 - Trường Th, Thcs và Thpt Chu Văn An

doc 1 trang hoaithuong97 3470
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn Vật lí lớp 10 - Trường Th, Thcs và Thpt Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_10_truong_th_thcs_va_thp.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn Vật lí lớp 10 - Trường Th, Thcs và Thpt Chu Văn An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2019-2020 TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS VÀ THPT MÔN VẬT LÍ - LỚP 10 CHU VĂN AN Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (1,5 điểm) Sự rơi tự do là gì? Hãy nêu các đặc điểm của chuyển động rơi tự do. Câu 2: (1,5 điểm) a. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là gì? Người ta dùng cách gì để tăng mức vững vàng của vật có mặt chân đế? b. Tại sao trên nóc xe chất nhiều hàng nặng thì dễ bị lật đổ ở những chỗ đường nghiêng? Từ đó, em có lưu ý gì khi tham gia giao thông? Câu 3: (1,5 điểm) a. Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều: kí hiệu, đơn vị, đặc điểm và ý nghĩa vật lý. b. Chiều của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều có đặc điểm gì? Câu 4: (1,0 điểm) Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1600 N. Điểm treo cỗ máy cách vai người đi trước 0,6 m và cách vai người đi sau 0,9 m. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Hỏi mỗi người phải chịu một lực bằng bao nhiêu? Câu 5: (1,0 điểm) Một xe ô tô đang chạy đều trên đường. Bánh xe của ô tô quay đều quanh trục của nó với tần số 5 vòng/s. Tính chu kì và tốc độ góc của một điểm trên bánh xe. Câu 6: (1,5 điểm) a. Một lò xo có độ cứng 120 N/m được đặt nằm ngang. Người ta tác dụng một lực F dọc theo trục lò xo làm lò xo bị dãn một đoạn 0,05 m. Tính độ lớn lực tác dụng vào lò xo. b. Nếu tác dụng một lực 9,6 N dọc theo trục lò xo thì khi cân bằng lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là 30 cm. Câu 7: (1,0 điểm) Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 120 kg theo phương ngang với lực F làm thùng chuyển động thẳng nhanh dần đều trên mặt phẳng ngang. Vận tốc của thùng tăng từ 1 m/s đến 9 m/s sau 5 s. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,25. Cho g = 10 m/s 2. Vận dụng định luật II Niu-tơn, tính độ lớn lực đẩy. Câu 8: (1,0 điểm) Một ô tô có khối lượng 2 tấn chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ 36 km/h. Hỏi áp lực của ô tô vào mặt đường ở điểm cao nhất bằng bao nhiêu? Biết bán kính cong của đoạn cầu là 80 m. Lấy g = 10 m/s2. HẾT Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.