Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường THPT Chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định

docx 3 trang hoaithuong97 5350
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường THPT Chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_11_truong_thpt_chuyen_n.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường THPT Chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định

  1. Trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: VẬT LÝ – LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (2 điểm) Trình bày hạt tải điện và bản chất dòng điện trong kim loại? Nguyên nhân gây ra điện trở kim loại? Tại sao điện trở kim loại tăng khi nhiệt độ tăng? Câu 2: (1,5 điểm) Trình bày bản chất dòng điện trong các môi trường: chất điện phân, không khí, chất bán dẫn. Câu 3: (1,5 điểm) Định nghĩa dòng điện không đổi? Đại lượng nào đặc trưng cho mức độ mạnh, yếu của dòng điện? Đại lượng đó được xác định như thế nào? Câu 4: (2 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Biết các nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động E = 1,2V và điện trở trong r = 0,25Ω, R1 là bóng đèn (5V – 5W), R2 = 2Ω là bình điện phân chứa dung dịch CuSO4 có anod bằng Cu, R3 = 3 Ω,. Vôn kế có điện trở rất lớn, Ampe kế có điện trở không đáng kể, bỏ qua điện trở của dây nối. Tìm: a) Số chỉ của Ampe kế? số chỉ của Vôn kế? Xác định độ sáng của đèn? b) Nếu đèn bị hỏng tính khối lượng Ag bám vào catod của bình điện phân sau 16 phút 5 giây (biết ACu = 64g/mol, nCu = 2). Câu 5: (1,5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có E = 12V; E, r r = 1Ω; R1 =2Ω, R2 = 8Ω, R3 = 10Ω là điện trở của bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 với anod làm bằng Ag. Cho Ag có A = 108, n = 1 R1 R2 a) Tìm khối lượng Ag bám vào catod của bình điện phân sau 32 phút 10 giây. R3 b) Nếu thay R 1 bằng bóng đèn có ghi là (6V – 18W) thì đèn sáng thế nào? Câu 6: (1,5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Biết bộ nguồn gồm n pin giống nhau ghép song song, mỗi pin có suất điện động 18,75 V và n pin điện trở trong 2 , R1 (6V–18W) là bóng đèn sáng bình thường, R3 = 6 . Biết Ampe kế có điện trở không đáng kể và Ampe kế chỉ 1A. R2 Tìm điện trở R2 và số pin. A R1 A A R3 - HẾT – (Học sinh không cần vẽ hình mạch điện bài 4, 5, 6 vào bài làm)
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TPHCM Trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 11 Câu 1 Trình bày hạt tải điện và bản chất dòng điện trong kim loại? Nguyên nhân gây ra điện trở kim loại? Tại sao điện trở kim loại tăng khi nhiệt độ tăng? 0,5đ - Hạt tải điện: Hạt tải điện là e tự do với mật độ n = hằng số. - Bản chất dòng điện trong kim loại: dòng điện trong kim loại là dòng 0,5đ chuyển dời có hướng của các e tự do dưới tác dụng của điện trường. - Sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động của e tự do là 0,5đ nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại. - Khi nhiệt độ tăng, chuyển động nhiệt của các ion trong mạng tinh thể tăng, làm cho điện trở kim loại tăng. 0,5đ Câu 2 Trình bày bản chất dòng điện trong các môi trường: chất điện phân, không khí và chất bán dẫn. - Bản chất dòng điện trong chất điện phân: Dòng điện trong chất 0,5đ điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion trong điện trường. - Bản chất dòng điện trong chất khí: dòng điện trong chất khí là 0,5đ dòng chuyển dời có hướng của các e và các ion trong điện trường. - Bản chất dòng điện trong chất bán dẫn: dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các e tự do và lỗ trống 0,5đ dưới tác dụng của điện trường Câu 3 Định nghĩa dòng điện không đổi? Đại lượng nào đặc trưng cho mức độ mạnh, yếu của dòng điện? Đại lượng đó được xác định như thế nào? Định nghĩa dòng điện không đổi? - Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi 푞 theo thời gian: I = 푡 0,25đ với I (A), q (C), t (s) 0,25đ . Đại lượng nào đặc trưng cho mức độ mạnh, yếu của dòng điện? Đại lượng đó được xác định như thế nào? - Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số của điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t và khoảng thời gian 0,5đ
  3. đó. 푞 I = 0,25đ 푡 với I (A), q (C), t (s) 0,25đ Câu 4 a) số chỉ của Ampe là 1,6A 0,5đ số chỉ của von kế là 4V 0,5đ U1 <Udm đèn sáng yếu hơn bình thường 0,5đ b) m = 0,3072g 0,5đ Câu 5 a) m =2,16g 0,75đ b) U1<Udm đèn sáng yếu hơn bình thường 0,75đ Câu 6 R2 = 12Ω 0,75đ n = 8 0,75đ Sai 2 lỗi đơn vị -0,25đ cả bài Sai 3 lỗi đơn vị -0,5đ cả bài