Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường Thcs - Thpt Nguyễn Khuyến

docx 3 trang hoaithuong97 5700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường Thcs - Thpt Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_11_truong_thcs_thpt_ngu.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường Thcs - Thpt Nguyễn Khuyến

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2019 - 2020) TRƯỜNG THCS - THPT NGUYỄN KHUYẾN MÔN: VẬT LÝ - LỚP 11 Đề chính thức Thời gian làm bài: 45 phút; Ngày 17/12/2019 I. GIÁO KHOA (5,0 điểm): Câu 1 (1,0 điểm): Nêu đặc điểm công của lực điện khi điện tích di chuyển từ điểm này đến điểm khác trong điện trường tĩnh? Nêu công thức liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế trong điện trường đều. (không cần chú thích các đại lượng trong công thức) Câu 2 (1,0 điểm): Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại. Hiện tượng siêu dẫn là gì? Câu 3 (1,25 điểm): Nêu định nghĩa và công thức tính của cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi là gì? Câu 4 (0,75 điểm): Phát biểu và viết công thức của định luật Joule – Lenz. (Không cần viết công thức) Câu 5 (1,0 điểm): Viết công thức Faraday về sự điện phân và chú thích các đại lượng trong công thức. II. BÀI TẬP (5,0 điểm): Bài 1 (2,0 điểm): Một tụ điện phẳng có điện dung C = 8.10-10 F, được tích điện đến hiệu điện thế 400 V. a) Tính điện tích Q và năng lượng của tụ. (1,0đ) b) Vẫn nối tụ với nguồn, rồi tăng khoảng cách giữa hai bản tụ lên gấp bốn lần. Biết điện dung của tụ tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai bản tụ. Tính điện tích của tụ. (1,0đ) 9 2 -2 Bài 2 (1,0 điểm): Một điện tích q1 = 4 nC được đặt trong chân không. Lấy k = 9.10 N.m .C a) Tính độ lớn của cường độ điện trường tại điểm M cách điện tích q1 một đoạn 10 cm. (0,5đ) b) Đặt một điện tích q2 = 5 nC cách điện tích q1 một đoạn 20 cm. Tính độ lớn lực điện do điện tích q1 tác dụng lên q2. (0,5đ) Bài 3 (2,0 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ: Nguồn điện có suất điện động E = 12 V và điện trở trong không đáng kể. Các điện trở R1 = 1 Ω; R1 R2 R3 A M N R2 = 2 Ω; R3 = 3 Ω. Bỏ qua điện trở dây nối. a) Tính cường độ dòng điện qua mạch và công suất tỏa nhiệt k của điện trở R1 khi k mở. (1,0đ) b) Đóng khóa k, đồng thời mắc vào giữa hai đầu A và N một E ampe kế lí tưởng. Tìm cường độ dòng điện qua ampe kế. (1,0đ) Hết
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HCM TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2019 – 2020) MÔN: VẬT LÍ LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút; Ngày 17/12/2019 I/ LÝ THUYẾT (5,0 điểm) Câu Đáp án Tổng Câu 1 * Công của lực điện 1,0 + tỉ lệ với độ lớn điện tích dịch chuyển; (0,25đ) + không phụ thuộc vào hình dạng đường đi; (0,25đ) + chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối. (0,25đ) U U * E = MN {hoặc E = } (0,25đ) M'N' d Câu 2 + Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các 1,0 electron tự do (0,25đ) ngược chiều điện trường (0,25đ). + Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó (0,25đ), điện trở của kim loại (hay hợp kim) giảm đột ngột đến giá trị bằng không (0,25đ). Câu 3 + Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tính mạnh yếu của 1,25 dòng điện (0,25đ), được đo bằng thương số của điện lượng Δq chuyển qua tiết điện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Δt và khoảng thời gian đó. (0,25đ) Δq + Công thức: I = (0,25đ) Δt + Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. (0,5đ) {Thiếu một trong 2 ý (chiều; cường độ) thì không cho điểm} Câu 4 + Định luật Joule – Lenz: Nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận 0,75 với điện trở của vật dẫn (0,25đ), với bình phương cường độ dòng điện (0,25đ) và với thời gian dòng điện chạy qua (0,25đ). Câu 5 1 A 1,0 + Công thức Faraday: m = It (0,25đ) F n m: khối lượng của chất giải phóng ra ở điện cực. (0,25đ) I: cường độ dòng điện không đổi đi qua bình. (0,25đ) t: thời gian dòng điện chạy qua bình. (0,25đ) 1 A {Nếu học sinh ghi công thức m = q và chú thích đúng các đại F n lượng m và q vẫn cho đủ điểm}
  3. II. BÀI TOÁN (5,0 điểm) Bài Đáp án Tổng Bài 1 a) Q = CU (hoặc CT tương đương) (0,25đ) Q = 3,2.10-7 C (0,25đ) 1,0 1 Năng lượng của tụ: W = CU2 (hoặc CT tương đương) (0,25đ) 2 W = 6,4.10-5 J (0,25đ) b) Ta có: U’ = U (0,25đ) 1,0 C C’ = (0,25đ) 4 Q’ = C’U’ = 8.10-8 C (0,5đ) {Không cho điểm CT} Q' C' {Học sinh có thể lập tỉ số: nhưng phải nêu được U không đổi, Q C nếu học sinh không nêu thì trừ 0,25đ} Bài 2 q q 0,5 a) E = k1 (hoặc E = k 1 ) (0,25đ) E = 3600 V/m (0,25đ) r2 r2 q q q q 0,5 b) F = k1 2 (hoặc F = k1 2 ) (0,25đ) F = 4,5.10-6 N (0,25đ) r2 r2 Bài 3 a) * k mở: 1,0 E I = (0,25đ) I = 2 A (0,25đ) R1 + R 2 + R3 P = RI2 (0,25đ) P = 4 W (0,25đ) b) 1,0 Mạch gồm R1 P R2 P R3 (0,25đ) {Học sinh có thể vẽ lại mạch, nếu đúng cho 0,25đ (không cần nêu cách mắc)} 6 Rtđ = Ω I = 22 A (0,25đ) 11 I1 = 12 A (0,25đ) IA = I – I1 = 10 A (0,25đ) CHÚ Ý: 1. Cho điểm thành phần là để giúp cho các HS làm không trọn vẹn cả câu. Nếu HS làm đúng cả câu hoặc làm cách khác thì GV căn cứ vào cách giải của HS để chấm, không cần chấm điểm thành phần. 2. Học sinh có thể ghi đơn vị các đại lượng tùy ý miễn là đúng (nếu đề bài không yêu cầu cụ thể). 3. Học sinh không ghi hoặc ghi sai đơn vị ở đáp số cuối cùng (đề bài hỏi) thì trừ 0,25 điểm/1 lần, nhưng trừ tối đa 0,5 điểm cho cả bài thi.