Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Trung Phú

docx 2 trang hoaithuong97 4850
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Trung Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_trung_ph.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Trung Phú

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ KHỐI 10 NGÀY 16.12.2019 A.LÝ THUYẾT: ( 4 điểm ))( Phần chung cho cơ bản và nâng cao) Câu 1: Chuyển động thẳng đều là gì? Câu 2: Phát biểu quy tắc hình bình hành. Câu 3: Phát biểu định luật II Niutơn. Câu 4: Tại sao đường ôtô ở những đoạn cong thường phải làm nghiêng? B.BÀI TẬP: ( 4 điểm )( Phần chung cho cơ bản và nâng cao) Bài 1:Một thùng gỗ có trọng lượng 300N chuyển động thẳng đều trên một sàn nhà nhờ lực đẩy nằm ngang 36N. Tính hệ số ma sát giữa thùng gỗ và sàn nhà? ( lấy g=10m/s2) Bài 2: Một quả bóng có khối lượng m = 200gbay với vận tốc 36km/h đến đập vuông góc vào bức tường và bật ngược trở lại theo phương cũ với vận tốc 18 km/h. Biết lực do bóng tác dụng lên tường là 100 N. Tính khoảng thời gian va chạm. Bài 3:PHẦN DÀNH CHO NÂNG CAO( 2 điểm ) Một viên bi sắt được ném ngang từ độ cao h = 20 m xuống mặt đất với vận tốc đầu Vo = 10 m/s, lấy g = 10m/s2. a. Tính tầm ném xa của vật theo phương ngang và vận tốc của bi khi chạm đất ? b. Sau khi ném 0,5 s đầu tiên thì bi còn cách mặt đất một đoạn ngắn nhất bằng bao nhiêu ? Bài 3:.PHẦN DÀNH CHO CƠ BẢN.( 2 điểm ) Một quả bóng ném theo phương ngang với vận tốc đầu 15m/s và rơi xuống đất sau 5s. Bỏ qua lực cản của không khí. ( lấy g=10m/s2) . Hỏi quả bóng được ném ở độ cao nào và tầm ném xa của quả bóng là bao nhiêu? HẾT ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ 1 KHỐI 10 - MÔN: VẬT LÝ A. LÝ THUYẾT: CÂU 1: Chuyển động thẳng đều là gì? (1 điểm) Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. CÂU 2: Phát biểu quy tắc hình bình hành. (1 điểm) Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng. CÂU 3: Phát biểu định luật II Niutơn. (1 điểm)
  2. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật CÂU 4: Tại sao đường ôtô ở những đoạn cong thường phải làm nghiêng? (1 điểm) Đường ôtô ở những đoạn cong thường phải làm nghiêng để hợp lực của trọng lực và phản lực của mặt đường hướng vào tâm quỹ đạo và làm cho ôtô chuyển động theo quỹ đạo cong của mặt đường,không bị trượt ra ngoài. B. BÀI TẬP: BÀI 1:퐹đ ― 퐹 푠 = (0,5Đ) 퐹đ = 퐹 푠 = 36 (0,5Đ) 퐹 푠 = 휇푃 hay 퐹 푠 = 휇 (0,5Đ) 휇 = 0,12 (0,5Đ) BÀI 2:퐹 / = 퐹 / = 100 (0,5Đ) 푣 ― 푣0 (0,5Đ) 퐹 / = ∆푡 Chiều lên chiều chuyển động của bóng khi bị bật ra (푣) 푣 + 푣0 퐹 / = ∆푡 (0,5Đ) ∆푡 = 0,03s (0,5Đ) 2ℎ BÀI 3(Nang cao):a)푡 = = 2푠 (0,25Đ) L = v0.t = 20m (0,5Đ) 2 2 v = 푣0 + ( .푡) (0,25Đ) v = 10 5 /푠 ≈ 22,36 /푠 (0,5Đ) 1 2 b) = 2 푡 = 1,25 (0,25Đ) h’ = h – y = 18,75m (0,25Đ) Bài 3(Cơ bản): a/ h = 0,5gt2 (0,5đ) h = 125m (0,5đ) L = v0t (0,5đ) L = 75m (0,5đ) HẾT