Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Tân Phong

docx 11 trang hoaithuong97 4540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Tân Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_tan_phon.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Tân Phong

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2019 – 2020 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn : VẬT LÝ – KHỐI 10 TRƯỜNG THPT TÂN PHONG Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Họ và tên HS: SBD: I. LÝ THUYẾT (5đ) Câu 1 (1đ). Lực là gì? Thế nào là cân bằng lực? Câu 2 (1,5đ). Kể tên các dạng cân bằng của vật. Nguyên nhân nào gây ra các dạng cân bằng đó? Câu 3 (1,5đ). Dùng búa đóng đinh vào tường. Ta thấy khi lấy búa tác dụng lực vào đầu đinh thì sau đó đầu búa cũng bị bật dội ra. Hiện tượng này liên quan đến định luật vật lí nào mà em đã học? Em hãy phát biểu nội dung định luật đó. Câu 4 (1đ). Quan sát các võ sĩ thi đấu thấy họ thường đứng ở tư thế hơi khụy gối xuống một chút và hai chân dang rộng hơn so với mức bình thường. Tư thế này có tác dụng gì? II. BÀI TẬP (5đ) Câu 5 (0,5đ). Hai xe tải có khối lượng lần lượt là 2 tấn và 3,5 tấn nằm cách xa nhau 100 m. Tính -11 2 2 lực hấp dẫn giữa hai xe tải ? Cho hằng số hấp dẫn G = 6,67.10 N.m /kg .
  2. Câu 6 (1đ). Hai người cùng đẩy một kiện hàng hướng về phía trước. Biết lực đẩy của hai người là cùng phương, cùng chiều. Người thứ nhất tác dụng lực F 1 = 100 (N). Người thứ hai tác dụng lực F2 = 150 (N). Tìm độ lớn hợp lực tác dụng lên kiện hàng và vẽ hình minh họa? Câu 7 (1đ). Một lò xo có chiều dài tự nhiên 15 cm được treo thẳng đứng. Tác dụng vào đầu tự do của lò xo lực kéo 2 N thì chiều dài của lò xo là 17 cm. Cho gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. a. Tìm độ cứng của lò xo. b. Nếu treo một vật có khối lượng 300 g vào lò xo thì chiều dài lò xo là bao nhiêu. Câu 8 (1,5đ). Một xe khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động với lực kéo động cơ là 5.000 N. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,2. Cho g = 10m/s2. a. Tính gia tốc của xe. b. Tính quãng đường xe đi được sau 10 s chuyển động. Câu 9 (1đ). Một vật có khối lượng m = 0,5 kg đặt trên một bàn xoay cách trục quay 0,4 m. Tính tốc độ góc cực đại để vật không văng ra khỏi bàn. Biết hệ số ma sát nghỉ là 0,2. Cho g = 10 m/s2. HẾT
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I _ KHỐI 10 _ NĂM HỌC 2019 – 2020 I. LÝ THUYẾT Câu 1 (1đ). Lực là gì ? Thế nào là cân bằng lực ? Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác 0,25đ mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng. 0,25đ Các lực cân bằng là các lực tác dụng đồng thời lên vật nhưng không gây ra gia tốc cho vật. 0,25đ Đơn vị của lực là Newton (N). 0,25đ Câu 2 (1,5đ). Kể tên các dạng cân bằng của vật. Nguyên nhân nào gây ra các dạng cân bằng đó ?
  4. Có ba dạng cân bằng là cân bằng bền, cân bằng không bền và cân bằng phiếm định. 0,5đ Nguyên nhân gây ra các dạng cân bằng khác nhau đó là vị trí trọng tâm của vật. 0,25đ + Trong cân bằng không bền, trọng tâm ở vị trí cao so với các vị trí lân cận. 0,25đ + Trong cân bằng bền, trọng tâm ở vị trí thấp so với các vị trí lân cận. 0,25đ + Trong cân bằng phiếm định, trọng tâm ở một độ cao không đổi. 0,25đ Câu 3 (1,5đ). Dùng búa đóng đinh vào tường. Ta thấy khi lấy búa tác dụng lực vào đầu đinh thì sau đó đầu búa cũng bị bật dội ra. Hình ảnh mô tả này liên quan đến định luật vật lí nào mà em đã học? Em hãy phát biểu nội dung định luật đó ? Liên quan đến định luật III Niutơn. 0,5đ Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật 0,25đ A một lực.
  5. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. 0,25đ 0,25đ Công thức: FBA FAB Trong đó: F là lực của vật B tác dụng lên vật A (N) BA 0,25đ FAB là lực của vật A tác dụng lên vật B (N) Câu 4 (1đ). Quan sát các võ sĩ thi đấu thấy họ thường đứng ở tư thế hơi khụy gối xuống một chút và hai chân dang rộng hơn so với mức bình thường. Tư thế này có tác dụng gì ? Tư thế này sẽ giúp cho võ sĩ đứng vững vàng hơn rất nhiều và khó đổ ngã. Bởi vì ở tư thế hai chân dang rộng sẽ có mặt chân đế lớn và đầu gối hơi khụy để trọng tâm hạ thấp hơn 0,5đ nên mức vững vàng của tư thế sẽ nâng cao rất nhiều. Diện tích mặt chân đế càng lớn, khối tâm càng thấp thì trạng thái cân bằng của vật càng vững vàng. Điều này được ứng dụng trong sản xuất các thiết bị máy móc cũng như nhiều 0,5đ hiện tượng khác trong đời sống. II. BÀI TẬP.
  6. Câu 5 (0,5đ). Hai xe tải có khối lượng lần lượt là 2 tấn và 3,5 tấn nằm cách xa nhau 100 m. Tính lực hấp dẫn giữa hai xe tải ? Cho hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11N.m2/kg2 GIẢI G.m .m 0,5đ F = 1 2 hd r2 -8 0,5đ F hd = 4,669.10 (N) Câu 6 (1đ). Hai người cùng đẩy một kiện hàng hướng về phía trước. Biết lực đẩy của hai người là cùng phương, cùng chiều. Người thứ nhất tác dụng lực F 1 = 100 (N). Người thứ hai tác dụng lực F2 = 150 (N). Tìm độ lớn hợp lực tác dụng lên kiện hàng và vẽ hình minh họa ? GIẢI 0,25đ
  7.    F12 = F1 +F2 0,25đ Vì hai lực cùng chiều: => F12 = F1 + F2 = 250 (N) 0,25đ 0,25đ F 12 = 100 + 150 = 250 (N) Câu 7 (1đ). Một lò xo có chiều dài tự nhiên 15 cm được treo thẳng đứng. Tác dụng vào đầu tự do của lò xo lực kéo 2 N thì chiều dài của lò xo là 17 cm. Cho gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. a. Tìm độ cứng của lò xo. b. Nếu treo một vật có khối lượng 300 g vào lò xo thì chiều dài lò xo là bao nhiêu ? GIẢI a.
  8. Vì lò xo dãn => Dl = Dl F đh = Fk = 2 (N) 0,25đ F đh = k.(l – l0) k = 100 (N/m) 0,25đ b. 0,25đ F đh = P = mg = 3 (N) F đh = k.(l – l0) 0,25đ l = 0,18 (m)
  9. Câu 8 (1,5đ). Một xe khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động với lực kéo động cơ là 5000 N. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,2. Cho g = 10m/s2. a. Tính gia tốc của xe. b. Tính quãng đường xe đi được sau 10 s chuyển động. GIẢI a. 0,25đ P+ N+F +F = ma 0,25đ k ms
  10. 0,25đ Vì xe chuyển động theo phương ngang => N = P F = μ.N = 0,2.20000 = 4000 (N) ms Chiếu lên trục Ox: Fk – Fms = ma 0,25đ a = 0,5 (m / s2) 0,25đ b. a.t2 s = v .t + 0,25đ 0 2 s = 25 (m) Câu 9 (1đ). Một vật có khối lượng m = 0,5 kg đặt trên một bàn xoay cách trục quay 0,25 m. Tính tốc độ góc cực đại để vật không văng ra khỏi bàn. Biết hệ số ma sát nghỉ là 0,1. Cho g = 10 m/s2.
  11. GIẢI Để vật không bị văng ra khỏi bàn thì F £ F max ht msn 0,25đ 2 0,25đ mwmax r = mmg mg mw2 r = max r w= 2(rad / s) ( Thiếu hoặc sai 1 đơn vị trừ 0,25đ - Thiếu hoặc sai đơn vị trừ tối đa 0,5đ toàn bài ) _ HẾT_