Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

doc 3 trang hoaithuong97 5320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_nguyen_v.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2019-2020) Môn: Vật lý 10 Thời gian: 45 phút I. LÝ THUYẾT Câu 1: Nêu định nghĩa và biểu thức gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều. 1 điểm Câu 2: Trình bày định nghĩa tổng hợp lực. 1 điểm Câu 3: Phát biểu định luật I Niu-tơn ? 1 điểm Câu 4: Thế nào là mặt chân đế? 1 điểm II. BÀI TẬP Câu 5: (2 điểm) Một xe 400 kg đang chạy với tốc độ 54 km/h thì tăng ga và chạy thẳng nhanh dần đều . Sau khi đi được 50m xe đạt tốc độ 108 km/h. Cho hệ số ma sát là 0,1. Lấy g= 10 m/s2. a/ Tính gia tốc của xe và độ lớn lực ma sát tác dụng lên xe. b/ Tính lực kéo của động cơ xe. Câu 6 : Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Kéo lò xo bằng một lực F = 10 N thì lò xo có chiều dài 25 cm. Lấy g= 10 m/s2. a/ Tìm độ cứng của lò xo. b/ Xác định chiều dài của lò xo nếu không tác dụng lực nữa mà treo vào lò xo vật có khối lượng m= 400g. Câu 7: (2 điểm) Một thanh AB dài 120cm, có khối lượng A O G B m=5kg. O là trục quay, OA=40cm. Đầu A treo vật nặng m1=4kg. Để thanh AB cân bằng ta treo tại đầu B một vật có khối lượng m2. m1 m2 a/ Tính momen M1 của lực do vật treo ở đầu A gây ra. (1điểm) b/ Tìm khối lượng vật m2. (1điểm) Hết Lý 11
  2. TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (NH2019-2020) Môn: Vật lý 10 Thời gian: 45 phút III. LÝ THUYẾT Câu 1: Nêu định nghĩa và biểu thức gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều. . 1 điểm Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc v và khoảng thời gian vận tốc biến thiên t v - Biểu thức: a t Trong đó: a: gia tốc (m/s2) ∆v: độ biến thiên vận tốc (m/s) ∆t: Khoảng thời gian vận tốc biến thiên (s) Câu 2: Trình bày định nghĩa tổng hợp lực. . 1 điểm Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật băng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy. Câu 3: Phát biểu định luật I Niu-tơn. ? 1 điểm Nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Câu 4: Thế nào là mặt chân đế? 1 điểm Mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc giữa vật với mặt phẳng nâng đỡ. IV. BÀI TẬP 2 2 a. v v0 2as 0,25 điểm a = 6,75 m/s2 0,25 điểm Fms = mg 0,25 điểm Fms = 400N 0,25 điểm b. Vẽ hình 0,25 điểm    - Định luật II Niu – tơn: N+ P + Fms + Fpd = ma (1) Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động. Chiếu biểu thức (1) lên chiều dương, ta được: Fk – Fms = m.a 0,25 điểm Fk = 3100N 0,5 điểm Câu 6a) l l l0 = 0,05 m (0,5 đ) F = Fđh 10 =k l Lý 11
  3. K = 200 N/m(0,5 đ ) b) Fđh = P 200(l – 0,2) = 0,4.10 => l =0,22 m. Câu 7 GIẢI a. – Hình vẽ (thanh AB, 3 lực tác dụng vào thanh ABG, các vị trí A,B,O, G). M1 = P1.d1 = 4.10.0,4= 16 (N.m) b. Quy tắc momen: M1 = Mt + M2 16 =Pt .dt + P2.d2 16 =mt .10.0,2+m2.10.0,8 16 =5.10.0.2+m2.10.0,8 m2 =0,75kg Lý 11