Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Ngô Gia Tự

doc 2 trang hoaithuong97 6340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_ngo_gia.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Ngô Gia Tự

  1. TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: VẬT LÝ. LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: SBD: Phần I: LÝ THUYẾT (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) Nêu định nghĩa moment lực. Câu 2: (1 điểm) Nêu đặc điểm của lực ma sát trượt. Câu 3: (2 điểm) Phát biểu và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn. Nêu ý nghĩa, đơn vị của các đại lượng trong công thức. Câu 4: (1 điểm) Nêu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực. Phần II: BÀI TẬP (5 điểm) Bài 1: (1 điểm) Một vật được ném ngang với vận tốc ban đầu có độ lớn 10 m/s ở độ cao h = 45 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua mọi lực cản. a/ Tìm thời gian kể từ lúc ném đến lúc chạm đất. b/ Tìm độ lớn vận tốc của vật sau 2 s kể từ khi ném. Bài 2: (1 điểm) Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm, khối lượng không đáng kể, độ cứng 100 N/m. Khi treo vật vào thì lò xo có chiều dài 24 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tìm khối lượng của vật. Bài 3: (2 điểm) Một vật có khối lượng 30 kg bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực kéo không đổi. Sau khi đi được 20 m thì vật đạt tốc độ 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt đường là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. a. Tìm gia tốc của vật và lực kéo tác dụng lên vật? b. Khi vật đạt tốc độ 36 km/h thì ngưng không tác dụng lực kéo. Tính quãng đường vật đi được từ lúc ngưng tác dụng lực kéo cho đến khi vật dừng lại? Bài 4: (1 điểm) Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy trọng lượng 1000 N. Điểm treo cỗ máy cách vai người thứ nhất 60 cm, cách vai người thứ hai 40 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Hỏi mỗi người phải chịu một lực bằng bao nhiêu? HẾT
  2. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ NGHỊ LÝ THUYẾT CÂU 1 Momen của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay 0,5 đ của lực quanh trục ấy và được đo bằng tích số của lực với cánh tay đòn. 0,5 đ 2  Lực ma sát trượt tác dụng lên một vật có hướng ngược với hướng của vận tốc 0,25 đ tương đối của vật đó đối với vật kia.  Độ lớn của lực ma sát trượt: Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. 0,25 đ Tỉ lệ với N nên tỉ lệ với độ lớn của áp lực. 0,25 đ Phụ thuộc vào t nên phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng hai mặt tiếp xúc. 0,25 đ 3  Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của 0,5 đ hai chất điểm và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. 0,5 đ Công thức: 0,5 đ Ý nghĩa, đơn vị: đúng 3 đại lượng trở xuống cho 0,25, đúng 1 đại lượng không 0,5 đ cho. 4 Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải 0,5 đ có cùng giá, 0,5 đ cùng độ lớn nhưng ngược chiều. BÀI TẬP BÀI ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 2h 0,25 đ x 2 t = 3 s g 0,25 đ x 2 2 2 v = vo (gt) = 105 m/s = 22,36 m/s 2  4cm 0,25 đ Vật nằm cân bằng: Fđh = P 0,25 đ k  = mg m = 0,4 kg 0,25 đ x 2 3 Vẽ hình 0,25 đ a = 2,5 m/s2. 0,25 đ 0,25 đ FK Fms P N ma 0,25 đ x 2 Chiếu lên Oy: Chiếu lên Ox: 0,25 đ Tính F = 135 N K 0,25 đ Tính được a’ = - 2 m/s2 0,25 đ S = 25 m 4 F1 2 0,25 đ x 2 F1 + F2 = 1000 F 3 2 0,25 đ x 2 F1 = 400 N ; F2 = 600 N