Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Bình Phú
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Bình Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_binh_phu.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Bình Phú
- TRƯỜNG THPT BÌNH PHÚ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NH 2019-2020 Môn: VẬT LÝ - Khối lớp: 10 Thời gian làm bài: 45 phút. (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2 điểm) Phát biểu và viết biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn. Viết công thức của gia tốc rơi tự do gh ở độ cao h và g0 ở gần mặt đất ? Câu 2. (2 điểm) Momen lực là gì? viết biểu thức momen lực. Phát biểu qui tắc momen lực ? Câu 3. (1,5 điểm) Một lò xo có khối lượng không đáng kể được treo thẳng đứng đầu trên cố định, đầu dưới treo vật. Nếu treo vật nặng khối lượng 300 g thì lò xo có chiều dài 20 cm. Nếu treo vật nặng khối lượng 500 g thì lò xo có chiều dài 22 cm. a) Tìm chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo ? b) Hỏi khi treo đồng thời 2 vật nặng trên vào lò xo thì lò xo có chiều dài bằng bao nhiêu ? Biết khi treo các vật nặng thì lò xo vẫn ở trong giới hạn đàn hồi. Lấy g = 10 m/s2. Câu 4 (1,5 điểm) Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất. Vệ tinh bay trên mặt đất ở độ cao h=6400 km. Cho biết bán kính Trái Đất là 6400km và gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất là 9,8 m/s2. a) Tìm gia tốc rơi tự do ở độ cao h? b) Tìm thời gian mà vệ tinh quay được một vòng quanh Trái Đất? Câu 5: (3 điểm) Một vật được đặt tại đỉnh A trên mặt phẳng nghiêng AB =1(m), nghiêng góc như hình 3 vẽ. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng không đổi là . Cho g = 10 m/s 2 và góc α có thể 2 thay đổi được. A H α B C a) Khi = 450. Vật tự trượt xuống mặt phẳng nghiêng không vận tốc ban đầu. Tính gia tốc của vật trên mặt phẳng nghiêng và vận tốc của vật ở chân dốc B? b) Đến B vật tiếp tục chuyển động mặt phẳng ngang có hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang không đổi là 0,2. Tìm quãng đường vật chuyển động trên mặt phẳng ngang cho đến khi dừng lại tại C? c) Cho góc α thay đổi thì với giá trị nào của góc α vật nằm yên không trượt xuống được mặt phẳng nghiêng? HẾT