Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Bà Điểm

doc 2 trang hoaithuong97 3250
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Bà Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_ba_diem.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Bà Điểm

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NH: 2019-2020 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN VẬT LÝ – LỚP 10 (16.12.2019) TRƯỜNG THPT BÀ ĐIỂM Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ tên học sinh: , Lớp: , Số báo danh: Câu 1 (2,0đ): a. Nêu những đặc điểm của độ lớn lực ma sát trượt? b. Momen lực đối với một trục quay là gì? Viết công thức tính momen lực? Câu 2 (2,0đ): a. Phát biểu định luật III Niu tơn? b. Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy ngược chiều. Hỏi ô tô nào chịu lực lớn hơn? Ô tô nào nhận được gia tốc lớn hơn? Vì sao? Câu 3 (2đ): Một ôtô có khối lượng 1,2 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với lực kéo F = 1320N đi được quãng đường 40m trong 10s. a. Tính lực ma sát. b. Tính hệ số ma sát giữa xe và mặt đường. Cho g = 10m/s2 Câu 4 (2,0đ): Tỉ số bán kính và khối lượng của Hoả Tinh và Trái Đất lần lượt là 0,53 và 0,11. Tính gia tốc rơi tự do trên bề 2 mặt Hoả Tinh. Cho gia tốc rơi tự do trên bề mặt Trái Đất go = 9,8 m/s . Câu 5 (2,0đ): Một vật trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng cao 5 m so với mặt phẳng ngang. Tới chân dốc vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang với hệ số ma sát là µ trong 10 s thì dừng lại. Tính µ? Lấy g = 10 m/s2. HẾT
  2. ĐÁP ÁN LÝ 10 HKI – NH 2019-2020 Câu 1 a. độ lớn lực ma sát trượt: - không phụ thuộc diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật 0,25đx2 - tỉ lệ với độ lớn của áp lực 0,25đ -phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của 2 mặt tiếp xúc 0,25đ b. Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của 0,25d*2 lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó M=F.d 0,5đ Câu 2 a. Trong mọi trường hợp khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A mộ t lực. Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều 0,5đx2 b. Hai ô tô chịu lực bằng nhau theo định luật III Niu ton 0,5đ Ô tô con nhận gia tốc lớn hơn vì khối lượng nhỏ hơn 0,25đx2 Câu 3 N y F ms F x 0,25đ P P + N + F + F ms = ma (1) 0,25đ Chiếu (1) lên trục xoy: Oy: N = P = 1200. 10 = 12000N Ox: F - Fms = ma 0,25đ 1 2 0,25đ s = vot + at 2 40 = 0,5 . a. 102 a = 0,8m/s2 0,25đ Fms = F – ma = 1320 – 1200.0,8 = 360N F 360 0,25đ  = ms = = 0,03 N 12000 0,25đx2 Câu 4 GMH 0,5đ gH 2 R H GMD 0,5đ gD 2 R D g M R 2 H H D 2 0,5đ*2 . => gH = 3,84 m/s . gD MD R H Câu 5 a) Vẽ hình đầy đủ. 0,25đ Trên mặt nghiêng:    0,25đ N P ma N Px Py m.a Chiếu lên trục Ox: a = gsinα = gh/ℓ.     0,25đ , Trên mặt phẳng ngang: N P Fms ma 0,25đ – Fms = ma’ µ = – a’/g 0,25đ Vận tốc tại chân mp nghiêng: 0,25đ v = 2a v = 2gh = 10 m/s. 0,25đ 2 a’ = – 1 m/s 0,25đ µ = 0,1. * Chú ý: -Học sinh làm theo cách khác nhưng nếu xét thấy ĐÚNG thì vẫn cho điểm tối đa. Nếu xét thấy SAI phần nào thì cứ trừ theo tỉ lệ . -Thiếu hoặc sai mỗi đơn vị trừ 0,25( trừ không quá 0,5 toàn bài thi ). TTCM: Nguyễn Thị Thơ