Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THCS,THPT Quang Trung Nguyễn Huệ
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THCS,THPT Quang Trung Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thcsthpt_quan.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THCS,THPT Quang Trung Nguyễn Huệ
- SỞ GD & ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS, THPT Môn: Vật lí 10 QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ Năm học: 2019 -2020 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ 1 Câu 1: ( 2,0 điểm) Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn. Viết hệ thức, chú thích. Vận dụng: Một trong những vai trò quan trọng nhất của lực hấp dẫn là giữ cho Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Đây là một phát hiện vĩ đại của Newton và vẫn còn đúng đắn cho đến ngày nay. Hãy tính lực hấp dẫn giữa giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Biết khối lượng của Trái Đất là 6.10 24 kg, khối lượng của Mặt Trăng là 7,4.1022 kg, khoảng cách giữa tâm Mặt Trăng và 2 -11 N.m Trái Đất là 384000 km, hằng số hấp dẫn G = 6,67.10 kg2 . Câu 2: ( 2,0 điểm) Phát biểu định luật Húc. Viết công thức, chú thích. Vận dụng: Khi treo một vật vào lò xo có độ cứng K= 40 N/m thì lò xo dãn 5 cm. Tính lực đàn hồi của lò xo. Câu 3: ( 1,0 điểm) Phát biểu định luật III Niutơn. Câu 4: ( 3,0 điểm) Một ô tô khối lượng 2,5 tấn bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang, sau 5 s ô tô đi được 30 m. Hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt đường là 0,2. Cho g = 10 m/s2. Tính: a) gia tốc của ô tô. b) lực ma sát. c) lực kéo động cơ ô tô. Câu 5: ( 2,0 điểm) Từ độ cao 45 m so với mặt đất, một vật được ném theo phương ngang với vận tốc v0 = 10 m/s. Bỏ qua mọi lực cản, lấy g = 10 m/s2. a) Tính thời gian vật chuyển động kể từ lúc ném đến lúc chạm đất. b) Tính tầm xa của vật. c) Tính vận tốc của vật khi chạm đất. HẾT Họ và tên thí sinh: SBD: ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
- Đáp án và thang điểm đề 1 lý 10 Hk1 Câu Đáp án Thang điểm 1 Nội dung định luật :Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng ( 0,5đ) và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.( 0,5đ). m m - Hệ thức F G 1 2 ( 0,25đ) hd r2 trong đó:F hd (N) là lực hấp dẫn 2 2,0 điểm -11 N.m G = 6,67.10 2 là hằng số hấp dẫn kg m1, m2 (kg) là khối lượng 2 chất điểm r (m) là khoảng cách 2 chất điểm Chú thích đúng 2/4 ý được ( 0,25đ) 20 Vận dụng: Tính đúng Fhd = 2,01.10 N ( 0,5đ) 2 Nội dung định luật: “Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.” ( 0,75đ) Công thức: Fđh = k.Δl k. l l0 ( 0,5đ) trong đó:F đh (N) là lực đàn hồi k (N/m) là độ cứng của lò xo 2,0 điểm l (m) là độ biến dạng của lò xo l (m) là chiều dài của lò xo sau biến dạng l0 (m) là chiều dài tự nhiên của lò xo. Chú thích đúng 2/5 ý được ( 0,25đ) Vận dụng: Tính đúng Fđh = 2 N ( 0,5 đ) 3 Nội dung định luật: “Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B 1,0 điểm một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực ( 0,5đ). Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.” ( 0,5đ). 4 Vẽ hình đúng. (0,5đ) 1 2 a) 푠 = 푣0푡 + 2 푡 ( 0,25đ) 2푆 2.30 2 ⇒ = 푡2 = 25 = 2,4 /푠 . ( 0,5đ) b) Theo định luật II Niutơn ta có : + 푃 + 퐹 푠 + 퐹 = ( 0,25đ) 3,0 điểm Oy : N – P = 0 => N = P = m.g = 2500.10 = 25000 N ( 0,25đ) Ox : FK – Fms = m.a (1) ( 0,25đ) Fms = 휇 = 0,2.25000 = 5000 ( 0,5đ) c) Từ (1) ta có : Fk = m.a + Fms = 2500.2,4 + 5000 = 11000 N . (0,5đ) 5 a) Công thức đúng. ( 0,5đ) Tính đúng t = 3 s. ( 0,25đ) b) Công thức đúng. ( 0,5đ) Tính đúng L = 30 m/s ( 0,25đ) 2,0 điểm
- c) Công thức đúng. ( 0,25 đ) Tính đúng v = 31,62 m/s. ( 0,25đ) Ghi chú : - Nếu không ghi đơn vị, hoặc ghi sai đơn vị - 0,25 đ (cả bài trừ tối đa 0,5đ). - Nếu làm cách khác, kết quả đúng vẫn cho đủ điểm.