Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thcs, Thpt Phan Châu Trinh

docx 3 trang hoaithuong97 5770
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thcs, Thpt Phan Châu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thcs_thpt_pha.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thcs, Thpt Phan Châu Trinh

  1. SỞ GD & ĐT TP.HỒ CHÍ MINH KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019– 2020 TRƯỜNG THCS, THPT PHAN CHÂU TRINH Môn: Vật Lý - Khối 10 Thời gian: 45 phút (hình thức : tự luận) (Số trang: 01) Câu 1: Rơi tự do là gì? Trình bày các đặc điểm của rơi tự do.(1đ) Câu 2:Phát biểu định luật Hooke?Viết biểu thức và chú thích các đại lượng.(1đ). Câu 3 :Nêu định nghĩa lực hướng tâm. Viết biểu thức (1đ). Câu 4: Phát biểu định luật II Newton. Viết biểu thức . (1đ) Câu 5:Phát biểu quy tắc Momen lực.(1đ) Câu 6 : Một ô –tô có khối lượng 2,5 tấn đang chuyển động nhanh dần đều trên đường nằm ngang với gia tốc 0,5 m/s2. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là  = 0,02. Lấy g = 10m/s2. a. Tính độ lớn của lực ma sát . (0,5đ). b. Tính lực kéo của động cơ.(1đ). Câu 7:Máy bay tiếp tế lương thực cho vùng đồng bào lũ lụt được ném ngang từ độ cao 320m với vận tốc ban đầu 20m/s. Lấy g = 10 m/s2. a) Hỏi thời gian bao lâu vật rơi xuống đất kể từ lúc thả lương thực. Tính vận tốc lúc chạm đất. (1đ). b) Viết phương trình quỹ đạo. Cho biết dạng của quỹ đạo. (0,5đ). Câu 8 :Một lò xo có chiều dai tự nhiên l0 được treo thẳng đứng.Khi treo vật m1 = 200g thì lò xo dài 25cm. Khi treo thêm vật 250g thì lò xo dài 30cm. Tìm l 0 . Lấy g = 10 m/s2.(Biết lò xo còn trong giới hạn đàn hồi) (0,5đ). 30O Câu 9 : Một hòn bi sắt có khối lượng 0,5 kg được treo vào tường nhờ một sợi dây không dãn ,có khối lượng không đáng kể. Tính lực căng dây và phản lực của tường khi = 300 (0,5đ). Câu10 : (1đ) “Mỗi ngày, Trái Đất tự quay quanh mình nó một vòng, đồng nghĩa với việc bất kì nơi nào trên Trái Đất cũng có một lần hướng về phía Mặt Trăng (không tính vùng cực có những tháng không có ban đêm), vì vậy, đại bộ phận nước biển trên Trái Đất mỗi ngày đều có hai lần nước thủy triều dâng cao, hai lần thủy triều hạ xuống. Không chỉ có Mặt Trăng mới có thể sinh ra lực dẫn triều đối với Trái Đất mà Mặt Trời cũng có sinh ra lực hấp dẫn thủy triều, tuy nhiên chỉ bằng 5/11 lực hấp dẫn từ Mặt Trăng. Hàng tháng vào ngày sóc (mùng 1 âm lịch) và ngày vọng (15 âm lịch hoặc đôi khi là 16 hoặc 17 âm lịch), thì Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng, khu đó lực hấp dẫn thủy triều của Mặt Trời và Mặt Trăng trùng nhau, xuất hiện thủy triều lớn. Còn vào ngày trăng thượng huyền (7, 8 âm lịch) và trăng hạ huyền (22, 23 âm lịch), lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng tạo thành một góc 90 o, lực hấp dẫn thủy triều của Mặt Trời làm mất đi một phần lực hấp dẫn thủy triều của Mặt Trăng, vì vậy xuất hiện thủy triều nhỏ’’ . Em hãy cho biết : a. Khi nào có hiên tượng thủy triều lớn và thủy triều nhỏ? b. Lịch sử Việt Nam đã lợi dụng thủy triều lên xuống đã giành chiến thắng trong trận đánh nào? c. Việt Nam đã có những ứng dụng nào của thủy triều để tạo ra nguồn năng lượng sạch vô tận? .Hết .
  2. SỞ GD & ĐT TP.HỒ CHÍ MINH KIỂM TRA HỌC KÌ I_NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THCS, THPT PHAN CHÂU TRINH Môn: Vật Lý (Khối 10) Thời gian: 45 phút (Số trang: 01) ĐÁP ÁN Câu 1: Rơi tự do là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực. (0,5đ) Đặc điểm Phương: thẳng đứng.Chiều: từ trên xuống dưới. (0,25đ) Rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều với v0=0. (0,25đ) Câu 2:Định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo. (0,5đ) Công thức : F k.  (0,25đ) Giải thích đúng (0,25đ) Câu 3 :Lực hướng tâm: là lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật một gia tốc hướng tâm. (0,5đ). 2 F = 푣 2 (0,5đ). ht = . .휔 . Câu 4: Phát biểu: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. (0,5đ) F Công thức : a (0,5đ). m Câu 5:Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ .(1đ) Câu 6:: a. Viết được biểu thức tổng hợp lực của định luật II NiuTơn (0,25đ ) chiếu lên phương Oy :N=P=m.g (0,25đ) =>Fms = 500N (0,25đ ) (nếu không chiếu lên phương Oy mà tìm lực ma sát đúng thì chỉ được 0,5đ ) b) chiếu lên phương Ox chuyển động. => Fk - Fms = m.a (0,25đ )=>Fk = 1750N (0,5đ ) 2h Câu 7: t (0,25đ ) (0,25đ ) g => t= 8s 푣 = 20 /푠 (0,25đ ) => 푣 = 20 17 ≈ 82,46 /푠 (0,25đ ) 푣 = 80 /푠 1 b. 2(0,25đ ) , quỹ đạo có dạng 1 nhánh( nửa) của parabol (0,25đ ) = 180 1 푙 ― 푙 Câu 8 : lập được tỉ số : = 1 0 (0,25đ) 2 푙2 ― 푙0 giải ra đúng l0= 0,21 m (0,25đ) Câu 9: phản lực: N=2,88N (0,25đ) lực căng dây T=5,77 N (0,25đ)
  3. Câu 10: a. khi lực hấp dẫn thủy triều của Mặt Trời và Mặt Trăng trùng nhau, xuất hiện thủy triều lớn. (0,25đ) khi lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng tạo thành một góc 90 o, lực hấp dẫn thủy triều của Mặt Trời làm mất đi một phần lực hấp dẫn thủy triều của Mặt Trăng, vì vậy xuất hiện thủy triều nhỏ. (0,25đ) b. chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán. (0,25đ) c. ứng dụng : sx Điện năng. (0,25đ) Bài toán có thể giải cách khác đúng vân cho trọn điểm Lưu ý : sai đơn vị trừ 0,25 đ/ câu ( không quá 2 câu) Hết