Đề kiểm tra giữa kì I môn Hóa học Lớp 10 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường TH, THCS & THPT liên kết Quốc tế (Có đáp án)

docx 5 trang Đào Yến 11/05/2024 2450
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Hóa học Lớp 10 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường TH, THCS & THPT liên kết Quốc tế (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_10_canh_dieu_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Hóa học Lớp 10 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường TH, THCS & THPT liên kết Quốc tế (Có đáp án)

  1. SỞ GD-ĐT ĐỒNG NAI KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 HÓA 10 TRƯỜNG TH, THCS & THPT LIÊN KẾT QUỐC TẾ LỚP KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2023 - 2024 (Đề thi có 4 trang gồm 28 câu trắc nghiệm – 3 câu tự luận) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ tên thí sinh: Mã đề 10 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(7,0 điểm – 28 câu) Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của hóa học là A. sự hình thành hệ Mặt Trời.B. chất và sự biến đổi của chất. C. lịch sử phát triển của loài người.D. tốc độ của ánh sáng trong chân không. Câu 2. Vai trò nào dưới đây không phải là vai trò của hóa học trong đời sống? A. Hóa học về lương thực – thực phẩm.B. Hóa học về thuốc. C. Hóa học về vật liệu.D. Hóa học về mĩ phẩm. Câu 3. Nguyên tử gồm A. hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron B. hạt nhân chứa proton, neutron C. hạt nhân chứa proton, electron và vỏ nguyên tử chứa neutron D. hạt nhân và vỏ nguyên tử chưa proton Câu 4. Loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm tồn tại trong nguyên tử là A. protonB. hạt nhânC. electronD. neutron Câu 5. Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện là A. protonB. hạt bụiC. electronD. neutron Câu 6. Hạt nhân nguyên tử gồm các loại hạt là A. electron (e) và proton (p)B. proton (p) và neutron (n) C. electron (e) và neutron (n)D. electron (e), proton (p) và neutron (n) Câu 7. Nguyên tử luôn trung hòa về điện nên A. số đơn vị điện tích dương của hạt nhân lớn hơn số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử. B. số đơn vị điện tích âm của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích dương của các electron trong nguyên tử. C. số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử. D. số đơn vị điện tích dương của hạt nhân nhỏ hơn số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử. Câu 8. Nguyên tử clo (chlorine) có điện tích hạt nhân là +17. Số proton và số electron trong nguyên tử này là A. 17 proton, 35 electron.B. 10 proton, 7 electron. C. 17 proton, 17 electron.D. 7 proton, 10 electron. 1
  2. Câu 9. Đường kính của nguyên tử carbon là 10-10 m, đường kính của hạt nhân nguyên tử carbon là 10 -14m. Vậy đường kính nguyên tử gấp bao nhiêu lần đường kính của hạt nhân? A. 100 lần.B.10 lần. C.1000 lần D. 10 000 lần. Câu 10. Có thể biểu thị khối lượng nguyên tử theo đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu amu. Một amu được 1 tính bằng khối lượng nguyên tử carbon. Giá trị của 1 amu bằng 12 A. 1,661.10-27 kg. B. 1,661.10-27 g. C. 1,661.10-24 kg. D. 1,661.10-24 mg. Câu 11. Một nguyên tử X của một nguyên tố có điện tích của hạt nhân là 27,2.10 -19 Coulomb, biết rằng một proton có điện tích là +1,6.10-19C. Cho các nhận định sau vềX: (a) Nguyên tử X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5. (b) X có tổng số orbital chứa electron là 10. (c) X có 1 electron độc thân. (d) X là một kim loại. Có bao nhiêu nhận định không đúng trong các nhận định cho ở trên ? A. 1. B. 2. C. 3.D. 4. Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kích thước của nguyên tử là khoảng không gian tạo bởi sự chuyển động của các electron. B. Các nguyên tử khác nhau có số electron khác nhau nên có kích thước khác nhau. C. Kích thước nguyên tử rất nhỏ nên thường được biểu diễn bằng đơn vị picomet (pm) hay Ăngstrom (A). D. Hạt nhân nguyên tử có kích thước gần bằng kích thước nguyên tử. Câu 13. Nếu hình dung hạt nhân nguyên tử là khối cầu có đường kính 10 cm thì nguyên tử sẽ là khối cầu có đường kính khoảng A. 100 m. B. 10 000 m. C. 10 km. D. 1 km. Câu 14. Vì sao có thể coi khối lượng nguyên tử xấp xỉ số khối? A. Vì khối lượng proton nhỏ hơn rất nhiều khối lượng của electron và neutron. B. Vì khối lượng electron nhỏ hơn rất nhiều khối lượng của proton và neutron. C. Vì hạt nhân nguyên tử có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với nguyên tử. D. Vì nguyên tử có cấu tạo rỗng. Câu 15. Có những phát biểu sau đây về đồng vị của một nguyên tố hóa học: (1) Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau. (2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau. (3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử. (4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 2.C. 3.D. 4. Câu 16. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là 2
  3. A. điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó B. số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó C. tổng số proton và neutron trong nguyên tử của nguyên tố đó D. tổng số proton và electron trong nguyên tử của nguyên tố đó Câu 17. Một nguyên tử sodium (Na) có 11 electron; 11 proton và 12 neutron. Kí hiệu của nguyên tử này là 12 11 23 11 A. 11 Na.B. 12 Na. C. 11 Na. D. 23 Na. 56 Câu 18. Cho nguyên tử iron (Fe) có kí hiệu nguyên tử là 26 Fe. Số hạt electron, proton, neutron trong một nguyên tử này lần lượt là A. 26; 26; 56.B. 26; 26; 30.C. 30; 30; 26.D. 30; 26; 26. 17 Câu 19. Cho kí hiệu nguyên tử 8O. Khẳng định nào sau đây sai? A. Kí hiệu hóa học của nguyên tố là O.B. Số hiệu nguyên tử là 8. C. Số proton trong một hạt nhân nguyên tử là 8.D. Số neutron trong một hạt nhân nguyên tử là 8. 16 17 18 Câu 20. Nguyên tử X, Y, Z có kí hiệu nguyên tử lần lượt là: 8 X; 8 X; 8 Z. Vậy X, Y, Z là A. ba nguyên tử có cùng số neutron.B. ba đồng vị của cùng một nguyên tố. C. ba đồng vị của ba nguyên tố khác nhau.D. ba nguyên tố có cùng số khối. Câu 21. Orbital nguyên tử (kí hiệu là AO) là A. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%). B. khu vực không gian trong hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%). C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là nhỏ nhất (khoảng 10%). D. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy proton trong khu vực đó là nhỏ nhất (khoảng 10%). Câu 22. Theo nguyên lí loại trừ Pauli (Pau-li), trong 1 orbital chỉ chứa tối đa A. 3 electron có chiều tự quay giống nhau. B. 3 electron, trong đó có 2 electronc có chiều tự quay giống nhau. C. 2 electron có chiều tự quay ngược nhau. D. 2 electron có chiều tự quay giống nhau. Câu 23. Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp từ gần đến xa hạt nhân. Kí hiệu của các lớp thứ 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 lần lượt là A. A, B, C, D.B. V, X, Y, Z.C. K, L, M, N.D. M, N, O, P. Câu 24. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng bằng nhau, trên cùng một phân lớp có năng lượng gần bằng nhau. 3
  4. B. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau, trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau. C. Các electron trên cùng một lớp, phân lớp đều có mức năng lượng bằng nhau. D. Các electron trên cùng một lớp, phân lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. Câu 25. Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mô hình Rutherford – Bohr? (a) Electron quay xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt trời. (b) Electron không chuyển động theo quỹ đạo cố định mà trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân. (c) Electron không bị hút vào hạt nhân do còn chịu tác dụng của lực quán tính li tâm. A. (a) và (b). B. (b) và (c). C. (a) và (c). D. (a), (b) và (c). Câu 26. Các phân lớp s, p, d và f lần lượt có các số AO tương ứng là A. 1; 4; 9; 16.B. 1; 2; 3; 4.C. 1; 3; 5; 7.D. 2; 6; 10; 14. Câu 27. Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p5. Khẳng định sai là A. Phân lớp 3p của nguyên tử X chưa bão hòa.B. Nguyên tử X có 17 electron. C. Nguyên tử X có 5 electron ở lớp ngoài cùng.D. Nguyên tử X có 3 lớp electron. Câu 28.Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng như một chất bảo quản. Nguyên tố Y là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống, đồng thời nó được sử dụng nhiều trong việc sản xuất phân bón. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng 4s. Nguyên tửX và Y có số electron hơn kém nhau là 3. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A.17.B.19.C.16.D. 18. II. PHẦN TỰ LUẬN(3,0 điểm) Câu 29.(1,0 điểm) Bằng phương pháp phổ khối lượng, người ta xác định được trong tự nhiên, nguyên tố 20 21 22 neon (Ne) có ba đồng vị bền là 10 Ne(chiếm 90,0%), 10 Ne (chiếm 1,0%) và 10 Ne (chiếm 9,0%). a) Tính nguyên tử khối trung bình của Ne. 21 20 22 b) Nếu có 15 nguyên tử 10 Ne thì có bao nhiêu nguyên tử 10 Ne và 10 Ne ? Câu 30. (1,0 điểm) Boron có trong một số loại trái cây, thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể hằng ngày. Chúng có tác dụng rất tốt cho việc cải thiện một số chức năng của não bộ và cấu trúc, mật độ của xương. Nguyên tử boron có khối lượng nguyên tử là 10,81 amu. Nguyên tử boron có 2 đồng vị bền là 10B và 11B. Tính thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị boron? Câu 31. (1,0 điểm) Nguyên tố A có phân lớp cuối là 3p 5. Nguyên tố B có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Viết các cấu hình electron đầy đủ của A và B, xác định tên nguyên tố A, B. (Biết số hiệu nguyên tử của S=16, Cl=17, Ar=18, K = 19, Cr=24, Fe=26, Cu=29, Zn=30). HẾT Lưu ý: 4
  5. - Học sinh không trao đổi bài và không sử dụng tài liệu dưới mọi hình thức. - Giám thị không giải thích gì thêm. - Học sinh sử dụng bút chì 2B tô đậm đáp án đúng vào phiếu điền đáp án trắc nghiệm. 5