Câu hỏi ôn tập môn Hóa học Lớp 10 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1+2

docx 3 trang binhdn2 24/12/2022 2660
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Hóa học Lớp 10 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1+2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_10_sach_chan_troi_sang_tao_ba.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Hóa học Lớp 10 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1+2

  1. HÓA 10 CTST CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1 Câu 1: Trong các chất sau: Cu, O2, N2, HCl, Al, H2SO4, có bao nhiêu chất là đơn chất? A. 4.B. 2.C. 3. D. 5. Câu 2: Có bao nhiêu hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau ? Thanh sắt nung nóng, dát mỏng và uốn cong được. Dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục. Nhựa đường nấu ở nhiệt độ cao bị nóng chảy. A. 0.B. 3.C. 2. D. 1. Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hóa học ? A. Thành phần, cấu trúc của chất.B. Tính chất và sự biến đổi của chất. C. Ứng dụng của chất. D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào. Câu 4: Phương pháp nghiên cứu hóa học thường bao gồm mấy bước? A. 4.B. 2. C. 1.D. 3. CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 2 1. Hãy giải thích vì sao tia âm cực bị hút về cực dương của trường điện? 2. Hạt tạo thành tia âm cực là các hạt A. electron.B. neutron.C. electron và proton.D. proton. 3. Điện tích của electron được quy ước bằng A. +1. B. -1. C. 0. D. -10. 4. Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 5. Trong các hạt sau đây, hạt nào mang không điện tích? A. electron. B. neutron. C. electron và proton. D. proton. 6. Trong nguyên tử, hạt mang điện tích dương là A. electron. B. neutron. C. electron và proton. D. proton. 7. Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. electron. B. neutron. C. electron và proton. D. proton. 8. Nguyên tử sodium có 11 electron, hạt nhân nguyên tử sodium có điện tích là A. 0. B. -11. C. +11. D. +22. 9.Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ? 1 GV: NGUYỄN ĐĂNG KHOA
  2. HÓA 10 CTST A. Proton. B. Neutron. C. Electron. D. Neutron và electron. 10. Cho biết dữ kiện nào trong thí nghiệm của Rutherford chứng minh nguyên tử có cấu tạo rỗng. 11. Hãy cho biết, mỗi phát biểu dưới đây mô tả hạt nào trong nguyên tử? a. Hạt mang điện tích dương . b. Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện c. Hạt mang điện tích âm . 12. Cho biết 1 gam electron có bao nhiêu hạt? 13. Tính khối lượng của 1 mol electron, biết số Avogadro có giá trị là 6,022.1023. 14. Nguyên tử trung hòa về điện do A. trong nguyên tử số electron bằng số proton. B. proton mang điện tích dương. C. proton và neutron mang điện trái dấu nhau. D. neutron không mang điện. 15. Khối lượng nguyên tử gần bằng khối lượng hạt nhân vì A. tổng khối lượng electron không đáng kể. B. số lượng electron quá ít. C. khối lượng electron gần bằng khối lượng hạt nhân. D. khối lượng nhân quá lớn. 16. Cho các phát biểu sau: (1) Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử chứa hai loại hạt proton và neutron. (2) Trong nguyên tử, số proton bằng số electron. (3) Electron mang điện tích âm còn neutron không mang điện. (4) Nguyên tử trung hòa về điện do neutron không mang điện. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 17.Cho các phát biểu sau: (1) Nguyên tử Na có điện tích hạt nhân là +1,7622.10-18C. (2) Khối lượng hạt nhân được xem như là khối lượng nguyên tử. (3) 1amu bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon - 12. 2 GV: NGUYỄN ĐĂNG KHOA
  3. HÓA 10 CTST (4) Đường kính hạt nhân gần bằng đường kính nguyên tử. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 18. Nguyên tử nitrogen có 7 proton, 7 neutron và 7 electron. Khối lượng của nguyên tử nitrogen theo amu là A. 14,00385. B. 13,428. C. 15,428. D. 14,428. 19.Nguyên tử flourine có 9 electron, 9 proton, 10 neutron. Tính khối lượng nguyên tử flourine theo gam. 20. Nguyên tố R được sử dụng để làm cho hợp kim nhẹ bền, đặc biệt là cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, và cũng được sử dụng trong pháo hoa bởi vì nó đốt cháy với một ngọn lửa trắng rực rỡ. Nguyên tử R có tổng số hạt proton, electron, neutron bằng 36 và số hạt không mang điện bằng trung bình cộng của tổng số hạt mang điện. Tên của R là A. fluorine. B. carbon. C. sodium. D. magnesium. 21. Nguyên tố R là kim loại nhẹ thứ 2 sau lithium. Nó là chất rắn mềm có điểm nóng chảy thấp và có thể dùng dao để cắt dễ dàng. Trong thí nghiệm với ngọn lửa, R và các hợp chất của nó phát ra màu tím. Nguyên tố R có tổng số hạt (e, p, n) trong nguyên tử là 58. Trong đó tổng số hạt mang điện tích dương ít hơn hạt không mang điện là 1. Xác định tổng số hạt trong hạt nhân của nguyên tử R. 22. Sự đốt cháy than và dầu mỏ trong công nghiệp và các nhà máy điện giải phóng ra một lượng lớn oxide XO2, nó sẽ phản ứng với hơi nước và oxy có trong khí quyển để tạo ra acid. Đây là nguyên nhân của các trận mưa acid và làm giảm pH của đất cũng như các khu vực chứa nước ngọt, tạo ra những tổn thất đáng kể cho môi trường tự nhiên và gây ra phong hóa hóa học đối với các công trình xây dựng và kiến trúc. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Tìm tên và kí hiệu hóa học của X. 3 GV: NGUYỄN ĐĂNG KHOA