Đề kiểm tra giữa học kì I - Môn: Vật lí khối 8

docx 7 trang hoaithuong97 8000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I - Môn: Vật lí khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_8.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I - Môn: Vật lí khối 8

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I VẬT LÍ 8 NỘI DUNG CẤP ĐỘ NHẬN THỨC TỔNG ĐIỂM KIẾN THỨC Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụngcao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chuyển động cơ 1 câu 1 câu 1 câu Số câu:3 học 0,5 0,5 điểm 0,5 Điểm:1,5 điểm điểm Vận tốc 1 câu 1 câu 1 câu Số câu:3 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm Điểm:2 Chuyển động 1 câu 1 câu Số câu: 2 đều, chuyển động không đều 0,5 điểm 1 điểm Điểm:1,5 Biểu diễn lực 1 câu 1 câu Số câu:2 0,5 điểm 0,5 điểm Điểm:1 Sự cân bằng lực- 1 câu Số câu:1 Quán tính 0,5 điểm Điểm:0.5 Lực ma sát 1 câu 1 câu Số câu:2 0,5 điểm 1 điểm Điểm:1,5 Áp suất 1 câu Số câu:1 2 điểm Điểm:2 Tổng số câu: 14 Số câu: 6 Số câu: 5 Số câu: 5 Số câu: 1 Số câu: 14 Tổng số điểm10 Điểm: 3.5 Điểm: 3.5 Điểm: 2.5 Điểm: 0.5 Điểm: 10
  2. PHÒNG GDĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH NĂM HỌC 2021- 2022 Môn: VẬT LÝ 8 (45 phút) ĐỀ BÀI ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu sau: Câu 1: Một vật đứng yên khi: A. Vị trí của vật với vật mốc càng xa. B. Vị trí của vật với vật mốc càng gần. C. Vị trí của vật với vật mốc thay đổi. D. Vị trí của vật với vật mốc không đổi. Câu 2: Kết luận nào sau đây không đúng: A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động. C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc. D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó. Câu 3: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào ? A. đơn vị chiều dài B. đơn vị thời gian C. đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. D. các yếu tố khác. Câu 4. Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường dầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h. Hãy chọn câu trả lời đúng? A.3 km. B.5,4 km. C.10,8 km. D.21,6 km. Câu 5: Chuyển động của một vật càng nhanh khi: A. Thời gian chuyển động càng dài. B. Thời gian chuyển động càng ngắn. C. Vận tốc chuyển động càng lớn. D. Vận tốc chuyển động càng nhỏ. Câu 6: Lực là nguyên nhân làm: A. Tăng vận tốc của chuyển động. B. Giảm vận tốc của chuyển động. C. Không đổi vận tốc của chuyển động. D. Thay đổi vận tốc của chuyển động. Câu 7: Dưới tác dụng của các lực cân bằng: A. Một vật sẽ không thay đổi trạng thái chuyển động của mình. B. Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên. C. Một vật đang chuyển động thẳng sẽ chuyển động thẳng D. Chỉ A, B sai. Câu 8. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát? A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. C. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc Câu 9: Nếu vật chịu tác dụng của các lực không cân bằng, thì các lực này không thể làm vật: A.Đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên. B.Đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại. C.Đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. D.Bị biến dạng. Câu 10: Một xe ô tô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường 54km, với vận tốc 36km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là:
  3. A. 2/3 h B. 1,5 h C. 75 phút D. 120 phút II. TỰ LUẬN ( 5đ) Câu 11( 1đ): Nêu khái niệm chuyển động đều? Cho ví dụ Câu 12 ( 1đ): Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8h, đến Hải Phòng lúc 10h. Cho biết đường Hà Nội – Hải Phòng dài 100km thì vận tốc của ôtô là bao nhiêu km/h, bao nhiêu m/s? Câu 13 ( 1đ): Tại sao phải dùng những con lăn bằng gỗ hay các đoạn ống thép kê dưới những cỗ máy nặng để di chuyển dễ dàng. Câu 14( 2 đ): Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2 . Tính áp suất của các chân ghế tiếp xúc lên mặt đất.
  4. III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A C B C D D B C B II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 11:( 1đ) Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian. VD : Chuyển động của đầu cánh quạt khi quạt quay ổn định Câu 12 ( 1đ): Tóm tắt: s = 100km; t2 = 10h; t1 = 8h; v = ? Khoảng thời gian ôtô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là: t = t2 – t1 = 10 – 8 = 2h Vận tốc của ôtô là: Đổi ra m/s là: Câu 13 ( 1đ): Dùng con lăn bằng gỗ hay các ống thép kê dưới những cỗ máy nặng khi đó ma sát lăn có độ lớn nhỏ nên ta dễ dàng di chuyển cỗ máy. Câu 14 (2đ): 2 2 2 Tóm tắt: m1 =60kg, m2 =4kg, S = 4.8cm =32cm = 0,0032m p = ? N/m2 Bài giải - Trọng lượng của gạo và ghế tác dụng lên mặt sàn là: P= 10m= 10 (60+4) = 640N = F ( vì P vuông góc với mặt sàn nằm ngang nên đóng vai trò là áp lực) - Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: ADCT: p = F:S = 640 : 0,0032 = 200.000 (N/m2 ) Vậy Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: 200.000 (N/m2)
  5. PHÒNG GDĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH NĂM HỌC 2021- 2022 Môn: VẬT LÝ 8 (45 phút) ĐỀ BÀI ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu sau: Câu 1: Chuyển động cơ học là A. sự dịch chuyển của vật. B. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác. C. sự thay đổi tốc độ của vật. D. sự không thay đổi khoảng cách của vật. Câu 2: Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động không đều là A. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc. B. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời. C. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất. D. Chuyển động của kim phút đồng hồ. Câu 3: Đơn vị của vận tốc là: A. km.h B. s/m C. m.s D. m/s Câu 4: Tốc độ là đặc trưng của: A. Khối lượng của vật B. Độ cao của vật C. Sự nhanh hay chậm của chuyển động D. Cả A và B Câu 5: Kết luận nào sau đây không đúng: A. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động. B. Lực có thể vừa làm biến dạng vừa làm biến đổi chuyển động. C. Lực là nguyên nhân làm biến dạng vật. D. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động. Câu 6: Lực là đại lượng véctơ vì A. lực làm cho vật chuyển động B. lực làm cho vật bị biến dạng C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ D. lực có độ lớn, phương và chiều Câu 7: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe A. đột ngột giảm vận tốc. B. đột ngột tăng vận tốc. C. đột ngột rẽ sang phải . D. đột ngột rẽ sang trái. Câu 8: Một xe ô tô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường 90km, với vận tốc 45km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là: A. 2/3 h B. 2 h C. 75 phút D. 120 phút Câu 9: Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì A. vật giữ nguyên tốc độ B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần. C. hướng chuyển động của vật thay đổi. D. vật chuyển động với tốc độ tăng đần Câu 10: Trường hợp nào không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng: A.Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. B. Một vật nặng được treo bởi sợi dây. C.Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng. D. Hòn đá nằm yên trên dốc núi. II. TỰ LUẬN ( 5đ) Câu 11( 1đ): chuyển động không đều là gì? Cách xác định vận tốc trung bình của chuyển động không đều? Câu 12 ( 1đ): Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 7h, đến Thái Bình lúc 10h. Cho biết đường Hà Nội – Thái Bình dài 120km thì vận tốc của ôtô là bao nhiêu km/h, bao nhiêu m/s?
  6. Câu 13 ( 1đ): Tại sao phải dùng những con lăn bằng gỗ hay các đoạn ống thép kê dưới những cỗ máy nặng để di chuyển dễ dàng. Câu 14( 2 đ): Đặt một bao gạo 80kg lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 6 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2 . Tính áp suất của các chân ghế tiếp xúc lên mặt đất.
  7. III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 đ. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B A D C B D C B A D II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 11:( 1đ) Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc của vật thay đổi theo thời gian. Công thức tính vận tốc TB của chuyển động không đều : vtb = (S1+S2+ +Sn) : (t1+t2+ +tn) Câu 12 ( 1đ): Tóm tắt: s = 100km; t2 = 10h; t1 = 8h; v = ? Khoảng thời gian ôtô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là: t = t2 – t1 = 10 – 7 = 3h Vận tốc của ôtô là: v = S:t = 120 : 3 = 40 (km/h) Đổi ra m/s là: 40 (km/h) = 11.1 (m/s) Câu 13 ( 1đ): Dùng con lăn bằng gỗ hay các ống thép kê dưới những cỗ máy nặng khi đó ma sát lăn có độ lớn nhỏ nên ta dễ dàng di chuyển cỗ máy. Câu 14 (2đ): 2 2 2 Tóm tắt: m1 =80kg, m2 =6kg, S = 4.8cm =32cm = 0,0032m p = ? N/m2 Bài giải - Trọng lượng của gạo và ghế tác dụng lên mặt sàn là: P= 10m= 10 (80+6) = 860N = F ( vì P vuông góc với mặt sàn nằm ngang nên đóng vai trò là áp lực) - Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: ADCT: p = F:S = 860 : 0,0032 = 268750 (N/m2 ) Vậy Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: 268750 (N/m2)