Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Yên Dũng số 3 (Có đáp án)

docx 4 trang Hùng Thuận 21/05/2022 6291
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Yên Dũng số 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2021_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Yên Dũng số 3 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 3 Năm học: 2021-2022 Môn: Ngữ văn 10 (Đề gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể phát đề I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc văn bản sau: Bồng bồng con nín con ơi Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay. Ước gì mẹ có mười tay Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim. Một tay chuốt chỉ luồn kim Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau. Một tay ôm ấp con đau Một tay đi vay gạo, một tay cầu cúng ma. Một tay khung cửi, guồng xa Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa. Một tay đi củi, muối dưa Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn. Tay nào để giữ lấy con Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay. Bồng bồng con ngủ cho say Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời. (Mười tay, Ca dao Mường, Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.113-114) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ của bài ca dao. Câu 2. Bài ca dao là lời của ai? Câu 3. Bài ca dao nhắc tới những công việc nào của người mẹ? Câu 4. Theo anh/chị, tại sao người mẹ lại ước mình có mười tay? Câu 5. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ được sử dụng trong bài ca dao. Câu 6. Qua bài ca dao, anh/chị rút ra được thông điệp nào có ý nghĩa nhất với mình? Trình bày 5-7 dòng. II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám (Ngữ văn 10, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021). HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  2. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG HDC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 3 Năm học: 2021-2022 Môn: Ngữ văn 10 (HDC gồm có 03 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể phát đề Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4.0 1 - Bài ca dao là lời của người mẹ 0.5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm. 2 - Thể thơ: lục bát biến thể 0.5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng thể thơ: không cho điểm. 3 - Bài ca dao đã nhắc tới những công việc của người mẹ: bắt cá, bắn chim, chuốt chỉ luồn kim, làm ruộng, hái rau, ôm ấp con đau, vay gạo, cầu cúng ma, khung cửi, guồng xa, lo bếp nước, lo của nhà 0.5 nắng mưa, lấy củi, muối dưa, van lạy, bẩm thưa, đỡ đòn, giữ lấy con, lau nước mắt Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc 10 công việc trở lên: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời dưới 10 công việc: 0.25 điểm - Học sinh không trả lời được: không cho điểm 4 - Mẹ ước mình có mười tay để: 0.75 + Mình mẹ có thể lo toan, gánh vác những công việc vất vả, nhọc nhằn của cuộc sống + Mình mẹ có đủ sức mạnh để chống lại các thế lực áp bức trong xã hội + Mình mẹ có thể yêu thương, che chở cho con nhiều hơn Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời 2 trong 3 ý của Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời 1 trong 2 ý của Đáp án: 0,25 điểm. - Học sinh không trả lời được: không cho điểm 5 - Điệp ngữ: một tay 0.25 Hướng dẫn chấm: 0.5 + Học sinh nêu được biểu hiện: 0.25 điểm + Học sinh không nêu biểu hiện: không cho điểm
  3. - Hiệu quả nghệ thuật: + Làm nổi bật nỗi vất vả, cơ cực, sự cần cù, đảm đang và tình yêu thương con vô bờ của người mẹ + Tạo nhịp điệu tha thiết cho lời thơ Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời ý 1 về hiệu quả phép điệp ngữ trong Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh chỉ trả lời ý 2 trong Đáp án: 0,25 điểm. - Học sinh không trả lời được: không cho điểm 4 - Học sinh rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với mình 1.0 (Gợi ý: Sức mạnh của tình mẫu tử; trân quý sự hi sinh và tấm lòng của mẹ ) - Có những kiến giải hợp lí, thuyết phục Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu thông điệp: 0,25 điểm - Học sinh trình bày, lí giải: + Trình bày thuyết phục: 0,75 điểm; + Trình bày chung chung: 0,5 điểm; + Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN Cảm nhận hình tượng nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm 6.0 Cám. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân 0.5 bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hình tượng nhân vật trong 0.5 truyện cổ tích Tấm Cám. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các 4.0 thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về truyện cổ tích Tấm Cám, nhân vật Tấm. 0.5 Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu tác phẩm: 0.25 điểm - Giới thiệu nhân vật: 0.25 điểm * Cảm nhận nhân vật Tấm 2.5 - Số phận đáng thương, bất hạnh: mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống với mẹ con mụ dì ghẻ vô cùng độc ác, phải làm lụng vất vả cả ngày lẫn đêm mà không hết việc. - Tấm là cô gái chăm chỉ, thật thà, hiền lành, lương thiện, yếu đuối: thường xuyên bị mẹ con Cám tước đoạt trắng trơn cả vật chất lẫn
  4. tinh thần. Nhưng Tấm chỉ biết cam chịu, nhẫn nhục mỗi lần bị chà đạp, ức hiếp mà không có ý thức phản kháng - Tấm là cô gái mạnh mẽ, quyết liệt chống lại cái xấu, cái ác: Quá trình đấu tranh, phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt không khoan nhượng của Tấm: Tấm không còn nhu mì, yếu đuối, chỉ biết khóc khi bị bắt nạt, biết trông cậy vào sự giúp đỡ của Bụt mà đã kiên cường chống lại. * Nghệ thuật: Kể chuyện hấp dẫn; xây dựng những mâu thuẫn có sự 0.5 tăng tiến để thể hiện sự phát triển trong hành động nhân vật, xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập để khắc họa tính cách nhân vật, sử dụng các yếu thần kì * Ý nghĩa hình tượng nhân vật Tấm: 0.5 + Thể hiện triết lí sống: “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”; hạnh phúc chỉ bền chặt khi con người tự đứng lến đấu tranh, giành lấy và gìn giữ bằng chính sức mạn, lòng dũng cảm của mình. + Sự hóa thân của Tấm thể hiện sức sống mãnh liệt không thể bị hủy diệt của cái Thiện, của con người trước sự vùi dập của cái ác + Nhân dân còn gửi gắm những ước mơ, khát vọng về sự đổi đời , về lẽ công bằng xã hội. Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 3.5 - 4.0 điểm - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2.0 điểm - 3.25 điểm. - Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,75 điểm d. Sáng tạo: Vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh 0.5 giá; biết so sánh với nhân vật trong các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. Hướng dẫn chấm + Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0.5 điểm. + Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt 0.5 câu, Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp TỔNG ĐIỂM 10.0