Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

docx 5 trang binhdn2 24/12/2022 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_cong_nghe_lop_10_nam_hoc_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Công nghệ - Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: Mã số học sinh: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Có bao nhiêu cách phân loại cây trồng thường gặp: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 2: Luân canh là gì? A. Cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích. B. Tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất. C. Trồng hai loại hoa màu cùng một lúc trên cùng một diện tích. D. Tăng từ một vụ lên hai, ba vụ. Câu 3: Có mấy yếu tố chính trong trồng trọt: A. 4 B. 5 C.6 D. 7 Câu 4: Đất trồng vùng Tây Bắc chủ yếu là loại đất nào A. Đất Feralit B.Đất phù sa C. Đất cát pha D.Đất ngập nước Câu 5: Biện pháp nào sau đây không thuộc kỹ thuật canh tác: A. Kỹ thuật làm đất. B.Luân canh cây trồng. C. Thời vụ gieo trồng D.Giống cây trồng. E. Mật độ gieo trồng Câu 6: Đất trồng có mấy thành phần chính: A. 3 B. 4 C.5 D.6 Câu 7: Đất trồng được hình thành dưới tác động của yếu tố: A. Khí hậu B. Thời gian. C. Con người D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 8: Thành phần chủ yếu của đất trồng là: A. Phần lỏng B. Phần rắn. C. Phần khí D. Sinh vật đất. Câu 9: Keo đất là những hạt đất có kích thước dao động trong khoảng: 1
  2. A. 1 µm B. 2 µm C. 3 µm D. 4 µm Câu 10: Đâu không phải là thành phần cấu tạo nên thành phần cơ giới của đất? A. Hạt cát B. Limon C. Đá mẹ D. Sét trong đất. Câu 11: Đất kiềm có pH: A. Dưới 6,6 B. Trên 7,5 C. Từ 6,6 đến 7,5 D. Cả A, B, C đều sai Câu 12: Đất trung tính là đất có pH: A. Dưới 6,6 B. Trên 7,5 C. Từ 6,6 đến 7,5 D. Cả A, B, C đều sai Câu13: Những phần tử có kích thước nhỏ dưới 0,002mm trong đất là: A. Limon. B. Sét. C. Keo đất. D. Sỏi. Câu 14: Keo đất dương có đặc điểm nào dưới đây? A. Là keo đất có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương. B. Là keo đất có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương. C. Là keo đất có lớp ion bất động mang điện tích dương. D. Là keo đất có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm. Câu 15: Dung dịch đất có những phản ứng nào? A. Phản ứng chua. B. Phản ứng kiềm. C. Phản ứng trung tính. D. Phản ứng chua, phản ứng kiềm hoặc phản ứng trung tính. Câu 16: Khả năng hấp phụ của đất có tác dụng gì? A. Giữ lại các chất dinh dưỡng. B. Tăng số lượng keo đất. C. Tăng số lượng hạt sét. D. Giảm đi các chất dinh dưỡng. Câu 17: Phản ứng của dung dịch đất có ý nghĩa trong lĩnh vực: A. Sản xuất nông nghiệp B. Sản xuất lâm nghiệp C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác Câu 18: Trong sản xuất nông, lâm nghiệp, để thu được năng suất cao, ngoài độ phì nhiêu của đất cần điều kiện: A. Giống tốt B. Thời tiết thuận lợi C. Đảm bảo chế độ chăm sóc hợp lí D. Cả 3 đáp án trên Câu 19: Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là do đâu? A. Chặt phá rừng bừa bãi. B. Đất dốc thoải. 2
  3. C. Địa hình dốc thoải, tập quán canh tác lạc hậu. D. Rửa trôi chất dinh dưỡng. Câu 20: Ở nước ta, đất xám bạc màu được phân bố ở: A. Trung du Bắc Bộ B. Đông Nam Bộ C. Tây Nguyên D. Cả 3 đáp án trên Câu 21: Lớp đất mặt của đất xám bạc màu có lượng sét: A. Lớn B. Nhỏ C. Vừa D. Đáp án khác Câu 22: Đất xám bạc màu có lượng mùn: A. Giàu B. Nghèo C. Trung bình D. Đáp án khác Câu 23: Cải tạo đất xám bạc màu để: A. Cải thiện tính chất vật lí của đất B. Cải thiện tính chất hóa học của đất C. Cải thiện tính chất sinh học của đất D. Cả 3 đáp án trên Câu 24: Đâu là biện pháp cải tạo đất xám bạc màu? A. Xây dựng bờ thửa B. Xây dựng hệ thống mương máng C. Đảm bảo việc tưới, tiêu hợp lí D. Cả 3 đáp án trên Câu 25: Đi làm ruộng về móng chân bị vàng. Theo em đất này thuộc loại đất nào? A. Đất mặn. B. Đất phèn. C. Đất xám bạc màu. D. Đất mặn và đất phèn. Câu 26: Biện pháp nông học chống sói mòn là: A. Canh tác theo đường đồng mức B. Bón phân hữu cơ kết hợp phân khoáng 3
  4. C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác Câu 27: Cây ngô thường được trồng xen canh với loại cây nào? A. Cây hoa hồng. B. Cây đậu tương. C. Cây bàng. D. Cây hoa đồng tiền. Câu 28: Khả năng trao đổi ion của keo đất có tác dụng gì đối với cây trồng? A. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi. B. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định. C. Nhiệt độ đất luôn điều hòa. D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (2 điểm) Nêu biện pháp cải tạo đất xám bạc màu? Câu 2: (1 điểm) Ruộng trồng ngô của hợp tác xã A vụ trước bị sụt giảm năng suất nghiêm trọng, khi kiểm tra độ pH người ta thu được kết quả pH= 4 ( cây ngô thích hợp với độ pH từ 6,5 đến 7). Theo em hợp tác xã A cần phải phổ biến cho nông dân áp dụng biện pháp nào để năng suất ngô đạt được cao ở các vụ tiếp theo? HẾT 4
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Công nghệ - Lớp 10 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp B A D A D B D B A C B C B B án Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp D A C D C D B B D D B C B A án * Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm Câu 1 (2điểm) - Nêu biện pháp bón phân 1,0đ đ - Nêu biện pháp thủy lợi 0,5 0,5đ - Nêu biện pháp canh tác Bón vôi: có tác dụng khử chua, giảm độc chất ảnh hưởng đến Câu 2 (1điểm) cây ngô 0,25 Bón phân hữu cơ đã hoai mục: có tác dụng cải tạo đất tơi xốp, tăng hoạt động của VSV, hạ độ chua, giảm độc với cây trồng 0,25 Dùng phân hóa học loại trung tính hoặc kiềm như: phân lân, ure 0,25 Sử dụng các biện pháp canh tác thích hợp: quản lý nước thích hợp, hạn chế dòng chảy, hạn chế tối đa sử dụng thuốc trừ cỏ 0,25 gây giảm chất hữu cơ trong đất HẾT 5