Đề kiểm tra định kì môn Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Mong Thọ (Có đáp án)

docx 11 trang Hùng Thuận 20/05/2022 2980
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Mong Thọ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_mon_cong_nghe_lop_10_nam_hoc_2021_2022_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Mong Thọ (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS&THPT MONG THỌ MÔN CÔNG NGHỆ 10 Thời gian làm bài : 45 Phút ĐỀ KIỂM TRA CHUNG KHỐI 10 Câu 1:Công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng là: A. Khảo nghiệm giống cây trồng B. Sản xuất giống cây trồng C. Nhân giống cây trồng D. Xác định sức sống của hạt Câu 2:Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào: A. Sản xuất. B. Trồng, cấy. C. Phổ biến trong thực tế. D. Sản xuất đại trà. Câu 3: Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ như thế nào? A. Không sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới. B. Không được công nhận kịp thời giống. C. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác. D. Không biết sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống. Câu 4:Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng: A. TN kiểm tra kĩ thuật → TN so sánh giống → TN sản xuất quảng cáo.
  2. B. TN so sánh giống →TN kiểm tra kĩ thuật →TN sản xuất quảng cáo. C. TN sản xuất quảng cáo →TN kiểm tra kĩ thuật →TN so sánh giống D. TN so sánh giống →TN sản xuất quảng cáo → TN kiểm tra kĩ thuật. Câu 5: Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì? A. Để mọi người biết về giống mới. B. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà. C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật. D. Duy trì những đặc tính tốt của giống. Câu 6: : Một xã X mới nhập về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến nơi đưa giống đi, để mọi người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì? A. Làm thí nghiệm so sánh giống. B. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật. C. Làm thí nghiệm quảng cáo. D. Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay. Câu 7:Nội dung của thí nghiệm so sánh là: A. Bố trí thí nghiệm trên diện rộng B. Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau. C. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà. D. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau. Câu 8:Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì? A. Để mọi người biết về giống mới. B. So sánh giống mới nhập nội với giống đại trà.
  3. C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật. D. Duy trì những đặc tính tốt của giống. Câu 9:Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của: A. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo. B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật. C. Thí nghiệm so sánh giống. D. Không cần thí nghiệm. Câu 10:Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống sau: A. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận B. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận C. Giống nhập nội → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng →hạt xác nhận Câu 11:Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là: A. Do hạt nguyên chủng tạo ra B. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra C. Để nhân ra một số lượng hạt giống D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà Câu 12:Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được dựa vào các . . . . . của cây trồng. A. Đặc điểm hình thái.
  4. B. Đặc điểm sinh lí. C. Phương thức sinh sản. D. Phương thức dinh dưỡng. Câu 13:Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác với tự thụ phấn là: A. Sản xuất ra hạt giống xác nhận B. Lựa chọn ruộng sản xuất giống ở khu cách li. C. Chọn lọc ra các cây ưu tú D. Bắt đầu sản xuất từ giống SNC Câu 14:Sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo vì sao phải chọn ruộng cách li? A. Khi thụ phấn sẽ bị tạp giao. B. Để đạt chất lượng tốt C. Hạt giống là SNC D. Hạt giống là hạt bị thoái hóa Câu 15: Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn được tiến hành như sau A. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận B. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận C. Giống nhập nội → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng →hạt xác nhận Câu 16:Khâu khác biệt cơ bản trong sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng ở cây tự thụ phấn là: A. Nhân hạt giống nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng B. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng
  5. C. Sản xuất hạt giống xác nhận D. Không tuân theo hệ thống sản xuất giống cây trồng Câu 17:Hệ thống sản xuất giống cây trồng tuân theo trình tự: A. XN - NC - SNC B. XN - SNC - NC C. SNC - XN - NC D. SNC - NC – XN Câu 18:Hạt giống xác nhận là hạt giống: A. Được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng, để tiếp tục nghiên cứu B. Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà C. Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng, để tiếp tục nghiên cứu D. Được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà Câu 19:Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi: A. Cây chưa ra hoa B. Hoa đực chưa tung phấn. C. Hoa đực đã tung phấn D. Cây đã kết quả Câu 20: Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ? A. Phục tráng B. Tự thụ phấn
  6. C. Thụ phấn chéo D. Duy trì Câu 21: Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa (không còn giống siêu nguyên chủng) thì quy trình sản xuất hạt giống được tiến hành theo quy trình nào? A. Sơ đồ phục tráng. B. Hệ thống sản xuất giống. C. Sản xuất giống cây thụ phấn chéo. D. Sơ đồ duy trì Câu 22: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ theo phương thức duy trì và phục tráng khác nhau ở : A. Chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh B. Thời gian chọn lọc dài C. Vật liệu khởi đầu D. Quy trình chọn lọc và vật liệu khởi đầu. Câu 23:Trong quá trình sản xuất giống cây ngô cần? A. Loại bỏ ngay cây xấu trước khi tung phấn. B. Loại bỏ cây xấu sau khi tung phấn. C. Các hạt của các cây giống cần để riêng. D. Bỏ qua khâu đánh giá dòng. Câu 24: Khi có 1 giống lạc (đậu phộng) mới siêu nguyên chủng với số lượng ít thì? A. Sản xuất hạt giống trên theo sơ đồ duy trì. B. Sản xuất hạt giống theo sơ đồ phục tráng.
  7. C. Sản xuất hạt giống theo sơ đồ ở cây trồng thụ phấn chéo. D. Đem giống siêu nguyên chủng vào sản xuất đại trà. Câu 25:Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào? A. Khảo nghiệm – chọn cây trội - chọn cây đạt tiêu chuẩn - nhân giống cho sản xuất. B. Chọn cây trội – khảo nghiện – nhân giống cho sản xuất. C. Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất. D. Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất. Câu 26:Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp A. Tách rời tế bào, mô giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành. B. Tách rời tế bào TV nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh. C. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây mới. D. Tách tế bào TV nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào TV sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh. Câu 27:Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là của tế bào thực vật. A. Tính đa dạng. B. Tính ưu việt. C. Tính năng động. D. Tính toàn năng.
  8. Câu 28:Tế bào phôi sinh là: A. Những tế bào đã được biệt hóa. B. Những tế bào hình thành ở giai đọan đầu tiên của hợp tử . C. Những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt. D. Những tế bào có tính toàn năng. Câu 29:Đặc điểm của TB chuyên hóa là: A. Mang hệ gen giống nhau, có màng xenlulô, có khả năng phân chia. B. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính. C. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa. D. Có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong môi trường thích hợp để phân hóa thành cơ quan. Câu 30:Sự chuyển hóa TB phôi sinh → TB chuyên hóa đảm nhận chức năng khác nhau gọi là: A. Sự phân chia TB B. Sự phân hóa TB C. Sự phản phân hóa TB D. Sự nảy mầm Câu 31: Sự chuyển hóa TB chuyên hóa → TB phôi sinh, có khả năng phân chia mạnh mẽ là: A. Sự phân chia TB. B. Sự phân hóa TB C. Sự phản phân hóa TB
  9. D. Sự nảy mầm Câu 32:Ý nghĩa của nuôi cấy mô, TB là: A. Các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truyền. B. Có trị số nhân giống thấp. C. Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền. D. Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Câu 33: So sánh toàn diện giống mới với giống sản xuất đại trà về các chỉ tiêu nào? Câu 34: Tại sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản xuất? Cho ví dụ để chứng minh. HẾT ĐÁP ÁN 1.A 2.D 3.C 4.B 5.B 6.A 7.C 8.C 9.B 10.D 11.D 12.C 13.B 14.A 15.A 16.D 17.D 18.B 19.B 20.D 21.A 22.D 23.A 24.A 25.C 26.B 27.D 28.C 29.C 30.B 31.C 32.C HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 33: Phương pháp: SGK Công nghệ 10, trang 10-11 Cách giải: So sánh toàn diện về các chỉ tiêu: Sinh trưởng, năng suất, chất lượng nông sản, tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi.
  10. Câu 34: Phương pháp: SGK Công nghệ 10, trang 9-10-11 Cách giải: Xác định được điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với từng giống cây trồng. Xây dựng hoàn thiện hệ thống luân canh, kỹ thuật canh tác phù hợp với từng giống. Kịp thời đưa giống mới vào sản xuất đại trà. HẾT