Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_cong_nghe_lop_10_nam_hoc_2021.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi (Có đáp án)
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2021 -2022 MÔN: CÔNG NGHỆ 10 Thời gian làm bài: 45 phút (13h50’ – 14h35’) (40 câu trắc nghiệm) Những từ viết tắt: Siêu nguyên chủng (SNC), nguyên chủng (NC), xác nhận ( XN) Câu 1: Tác dụng của biện pháp công trình để cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là: A. Giảm độ dốc của địa hình và vận tốc dòng chảy của nước mưa lớn. B. Tăng độ che phủ lớp đất mặt, chống rửa trôi. C. Tạo được hệ thống tưới tiêu hợp lí. D. Tận dụng được lớp đất mặt giầu dinh dưỡng rửa trôi từ đỉnh dốc xuống. Câu 2: Tại sao quy trình sản xuất giống ở cây thụ phấn chéo phải thực hiện ở khu cách ly? A. Để đảm bảo phòng trừ sâu bệnh B. Để đảm bảo điều kiện dinh dưỡng C. Để duy trì phẩm chất của giống không bị lẫn tạp D. Để tăng sức sống của giống Câu 3: Quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào gồm các bước: 1. khử trùng 2. chọn vật liệu nuôi cấy 3. tạo rễ 4. tạo chồi 5. trồng cây trong vườn ươm 6. cấy cây vào môi trường thích ứng Thứ tự đúng là: A. 1 2 4 3 5 6. B. 2 1 3 4 6 5. C. 1 2 3 4 5 6. D. 2 1 4 3 6 5. Câu 4: Độ chua tiềm tàng của đất tạo nên bởi: A. H+ trong dung dịch đất B. Al3+ trong dung dịch đất + 3+ + 3+ C. H và Al trên bề mặt keo đất D. H và Al trong keo đất Câu 5: Trung bình mỗi năm nước ta xuất khẩu 5 triệu tấn gạo, vùng đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 90%. Số lượng gạo mà các vùng khác còn lại đóng góp để xuất khẩu là? A. 0,5 triệu tấn gạo. B. 1,5 triệu tấn gạo. C. 4,5 triệu tấn gạo. D. 2,5 triệu tấn gạo. Câu 6: Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật nhằm xác định: A. sinh trưởng, phát triển, phân bón cho cây trồng. B. thời vụ, mật độ, phân bón cho cây trồng. C. sinh trưởng, mật độ, phân bón cho cây trồng. D. thời vụ, khảo nghiệm, phân bón cho cây trồng. Câu 7: Khi lựa chọn ruộng cách ly chia ô để sản giống ở cây thụ phấn chéo. Nếu gieo 3000 hạt trên ruộng và chia thành 500 ô thì số hạt phải gieo trên mỗi ô? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 8: Thời gian từ gieo trồng đến khi thi hoạch của cây rừng so với cây trồng nông nghiệp: A. thời gian dài hơn. B. thời gian ngắn hơn. C. 1 năm. D. 2 năm. 1
- Câu 9: Xác định tỷ lệ đúng về số lượng giữa 3 cấp giống: SNC, NC, XN A. XN > SNC > NC B. XN > NC > SNC C. SNC > NC >XN D. SNC > XN > NC Câu 10: Giống mới sau khi được khảo nghiệm bằng loại thí nghiệm nào sẽ được tuyên truyền phổ biến vào sản xuất? A. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo B. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật C. Thí nghiệm so sánh giống. D. Thí nghiệm tuyên truyền Câu 11: Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp: A. Tách tế bào thực vật, rồi nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào thực vật có thể sống và phát triển thành cây trưởng thành. B. Tách tế bào thực vật, nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan và phát triển thành cây hoàn chỉnh. C. Tách mô tế bào, giâm trong môi trường có các chất kích thích để mô phát triển thành cơ quan và cây trưởng thành. D. Tách mô tế bào, nuôi dưỡng trong môi trường có các chất kích thích để tạo chồi, tạo rễ và phát triển thành cây trưởng thành. Câu 12: Ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất: A. Bố trí cây trồng phù hợp, bón phân, bón vôi hợp lý B. Trồng cây C. Tăng cường bón phân D. Bón vôi Câu 13: Đất có phản ứng kiềm khi trong dung dịch đất có nồng độ: A. H+ = OH- B. H+ > OH- C. H+ NC > SNC B. SNC > NC >XN C. SNC > XN > NC D. XN > SNC > NC Câu 16: Công tác sản xuất giống cây trồng không nhằm mục đích? A. Nhân nhanh số lượng B. Tạo ra giống mới C. Duy trì độ thuần chủng D. Đưa giống nhanh vào sản xuất Câu 17: Sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi A. cây chưa ra hoa B. hoa đực đã tung phấn C. cây đã cho quả D. hoa đực chưa tung phấn Câu 18: Tác dụng của biện pháp luân canh cây trồng để cải tạo đất xám bạc màu là: A. Tăng độ phì nhiêu cho đất nhờ hoạt động của vi sinh vật cố định đạm. B. Cung cấp dinh dưỡng cho cây lương thực mà không cần phải bón phân. C. Tạo phân hữu cơ có chứa vi sinh vật cố định đạm. D. Thu hoạch cây trồng đúng mùa vụ, cho năng suất cao. 2
- Câu 19: Trong các giai đoạn sản xuất giống cây trồng, hạt giống nào được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống chuyên nghiệp? A. SNC và NC B. NC và XN C. SNC và XN D. NC và giống đại trà Câu 20: Những giống cây sau được sản xuất bằng phương pháp nhân giống vô tính A. lúa, bắp, cà chua B. mía, lúa, dưa leo C. chuối, bí ngô, ớt D. mía, chuối, khoai mì Câu 21: Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm mấy giai đoạn: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 22: Điểm giống nhau trong quy trình sản xuất giống ở ba nhóm cây trồng có phương thức sinh sản khác nhau (tự thự phấn, giao phấn, vô tính) là A. đều có vật liệu khởi đầu là SNC B. đều có các giai đoạn sản xuất giống theo hệ thống sản xuất giống cây trồng C. đều có vật liệu khởi đầu là hạt tác giả D. đều trải qua thời gian sản xuất giống như nhau Câu 23: Nội dung của thí nghiệm so sánh là: A. bố trí thí nghiệm sản xuất trên diện rộng. B. bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau. C. bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà. D. bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau. Câu 24: Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống từ A. hạt tác giả hạt siêu nguyên chủng hạt nguyên chủng. B. giống thoái hóa hạt siêu nguyên chủng hạt nguyên chủng. C. giống nhập nội hạt siêu nguyên chủng hạt nguyên chủng. D. hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng hạt xác nhận. Câu 25: Bố trí trên diện rộng, tổ chức hội nghị đầu bờ và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng là hoạt động của thí nghiệm A. so sánh giống. B. kiểm tra kỹ thuật. C. sản xuất quảng cáo. D. nuôi cấy mô. Câu 26: Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác với tự thụ phấn là A. sx ra hạt giống xác nhận. B. lựa chọn ruộng sản xuất giống ở khu cách li. C. chọn lọc ra các cây ưu tú. D. bắt đầu sx từ giống SNC. Câu 27: Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo A. nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán. B. nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động. C. nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động. D. nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch tán. Câu 28: Cho biết lớp ion có vai trò quan trọng đặc biệt đối với tên gọi của keo đất là A. lớp ion quyết định điện. B. lớp ion khuếch tán. C. lớp ion bất động. D. lớp ion bù. Câu 29: Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố quyết định. A. nồng độ H+ và OH-. B. nồng độ bazơ. C. nồng độ Na+ . D. nồng độ axít. Câu 30: Cho các phương pháp nhân giống sau đây: Giâm cành, chiết cành, nuôi cấy mô tế bào, gieo hạt. Đâu không phải là phương pháp nhân giống vô tính? A. Giâm cành. B. chiết cành. C. nuôi cấy mô tế bào. 3
- D. gieo hạt. Câu 31: Vật liệu nuôi cấy mô tế bào thực vật là A. tế bào thân. B. tế bào rễ. C. Tế bào của mô phân sinh đỉnh . D. Tế bào cành. Câu 32: Ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật là A. cây con đồng đều về mặt di truyền, tiết kiệm vật liệu giống. B. cây con không đồng đều về mặt di truyền, tiết kiệm vật liệu giống. C. cây con đồng đều về mặt di truyền, không tiết kiệm vật liệu giống. D. cây con không đồng đều về mặt di truyền, không tiết kiệm vật liệu giống. Câu 33: Bước nào sau đây trong quy trình nuôi cấy mô tế bào thực vật chất kích thích ra rễ AIA, IBA được đưa vào môi trường nuôi cấy? A. Tái tạo chồi. B. Tái tạo rễ. C. Trồng cây vào môi trường thích ứng. D. Khử trùng. Câu 34: Cho các phương pháp nhân giống sau đây: Giâm cành, chiết cành, nuôi cấy mô tế bào, gieo hạt. Đâu là phương pháp nhân giống cây trồng tiên tiến nhất hiện nay? A. Giâm cành. B. chiết cành. C. nuôi cấy mô tế bào. D. gieo hạt. Câu 35: Đất chua khi độ pH của đất bằng A. pH = 5 B. pH = 7 C. pH = 8,5 D. pH = 7,5 Câu 36: Biện pháp chủ yếu để tăng cường hàm lượng keo đất trong đất là: A. Bón phân hữu cơ B. Bón phân vô cơ C. Bón phân xanh D. Cày bừa Câu 37: Tính chất nào sau đây là của đất xám bạc màu? A. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao, nhiều muối tan B. Tầng đất mặt mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, thường bị khô hạn. C. Hình thái phẫu diện đất không hoàn chỉnh D. Tầng đất mặt khô, cứng, nứt nẻ, nhiều chất độc hại Câu 38: Lớp ion nào trên hạt keo tham gia trao đổi ion? A. Lớp ion quyết định điện. B. Nhân hạt keo. C. Lớp ion quyết bù. D. Lớp ion khuếch tán. Câu 39: Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp theo sơ đồ duy trì được tiến hành trong: A. Năm năm B. Bốn vụ C. Bốn giai đoạn D. Bốn năm Câu 40: Một trong những nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là: A. Do lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ. B. Do đất nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn. C. Do trồng lúa lâu đời và tập quán canh tác lạc hậu. D. Do nước mưa rơi vào đất phá vỡ kết cấu đất. HẾT ĐÁP ÁN 1.A 2.C 3.D 4.C 5.A 6.B 7.D 8.A 9.B 10.A 11.B 12.A 13.C 14.B 15.B 16.B 17.D 18.A 19.A 20.D 21.A 22.B 23.C 24.D 25.C 26.B 27.A 28.A 29.A 30.D 31.C 32.A 33.B 34.C 35.A 36.A 37.B 38.D 39.D 40.C 4