Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 7 trang Hùng Thuận 4320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_cong_nghe_lop_10_nam_hoc_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Đề kiểm tra giữa kì I- môn Công nghệ 10 Câu 1: Đóng góp của Nông, lâm, ngư nghiệp vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước: A. Đóng góp to lớn B . Tăng dần C. Nhỏ D . Đóng góp không nhỏ Câu 2: Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay: A. Sản xuất lương thực tăng liên tục B. Sản xuất hàng hóa đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu C. Hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa D. Một số sản phẩm đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế Câu 3: Nhiệm vụ chính của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong thời gian tới có: A. 4 nhiệm vụ B. 3 nhiệm vụ C . 5 nhiệm vụ D. 6 nhiệm vụ Câu 4: Nhiệm vụ quan trọng nhất trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp thời gian tới: A . Tăng cường sản xuất lương thực B. Xây dựng nền nông nghiệp bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái C. Phát triển chăn nuôi D. Áp dụng khoa học công nghệ vào nông, lâm, ngư nghiệp Câu 5: Hạn chế của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam: A . Năng suất , chất lượng còn thấp, hệ thống giống cây trồng vật nuôi còn hạn chế, bảo quản chế biến còn lạc hậu B. Năng suất chất lượng còn thấp
  2. C. Cây, con giống còn kém, bảo quản chế biến kém D. Con người chưa chăm chỉ học hỏi Câu 6: Nếu đưa giống mới vào sản xuất không qua khảo nghiệm, kết quả sẽ: A . Giống có thể không thích nghi với điều kiện sinh thái mới B . Gây lãng phí, thiệt hại về kinh tế C. Đỡ tốn thời gian trồng thử nghiệm D. Không biết được đặc tính và yêu cầu kĩ thuật của giống Câu 7: Mục đích của thí nghiệm sản xuất quảng cáo trong khảo nghiệm giống cây trồng: A. Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất B. Xác định tính vượt trội của giống C. Đưa giống mới vào sản xuất D. Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển của giống Câu 8: Những giống cây trồng nào bắt buộc phaỉ thực hiện công tác khảo nghiệm trước khi đưa vào sản xuất đại trà: A. Giống mới nhập nội, giống mới chọn tạo B. Giống đưa từ nơi khác đến C. Giống lai tạo D. Giống biến đổi gen Câu 9: Sau khi làm xong thí nghiệm nào thì giống sẽ được công nhận là giống Quốc gia: A. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật B. Thí nghiệm so sánh giống C. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo D. Sau khi làm xong cả ba thí nghiệm trong khảo nghiệm giống cây trồng Câu 10: Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật trong khảo nghiệm giống cây trồng là: A. Kiểm tra tính vượt trội của giống mới B. Tuyên truyền cho người dân biết
  3. C. Kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật gieo trồng D. Kiểm tra khả năng thích nghi của giống mới Câu 11: Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm mấy giai đoạn? A. 2 giai đoạn B . 3 giai đoạn C. 4 giai đoạn D. 5 giai đoạn Câu 12: Hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết rất cao, có số lượng hạt giống ít là : A. Hạt giống siêu nguyên chủng B. Hạt giống nguyên chủng C. Hạt xác nhận D. Hạt thương phẩm Câu 13: Hạt giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng cần được sản xuất ở các cơ sở sản xuất giống chuyên nghiệp vì: A. Hạt giống có năng suất và chất lượng cao B. Hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết cao C. Hạt giống cần sản xuất nhanh D. Để ngừa sâu bệnh cho cây trồng Câu 14: Khi sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần lưu ý: A. Cần sản xuất ở khu ruộng cách ly, loại bỏ cây xấu trước khi cây tung phấn B. Cần sản xuất ở trung tâm giống cây trồng, loại bỏ cây xấu trước khi thu hoạch C. Sản xuất ở khu ruộng của huyện, tỉnh D. Chọn các dòng đúng giống, thu hoạch hỗn hợp hạt Câu 15: Hạt giống dùng để đưa vào sản xuất đại trà là: A. Hạt siêu nguyên chủng
  4. B. Hạt nguyên chủng C. Hạt xác nhận D. Hạt thương phẩm Câu 16: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào là: A. Là phương pháp nuôi cấy mô, tế bào thành một cây hoàn chỉnh nếu được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng phù hợp B. Là phương pháp sinh sản vô tính C. là phương pháp sử dụng hạt giống để nhân lên D. là phương pháp nuôi cấy mô, tế bào trong môi trường dinh dưỡng thích hợp gần giống như trong cơ thể sống thì chúng có thể phân bào, biệt hóa thành mô, cơ quan và tạo thành cây hoàn chỉnh Câu 17: Quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào được thực hiện tuần tự qua các bước sau: A. Chọn vật liệu nuôi cấy – Khử trùng – Tạo chồi – Tạo rễ - Cấy cây vào môi trường thích ứng – Trồng cây trong vườn ươm B. Chọn vật liệu nuôi cấy – Tạo chồi – Tạo rễ - Cấy cây vào môi trường thích ứng – Trồng cây trong vườn ươm C. Chọn vật liệu nuôi cấy – Khử trùng – Tạo chồi – Cấy cây vào môi trường thích ứng – Tạo rễ - Trồng cây trong vườn ươm D. Chọn vật liệu nuôi cấy – Tạo chồi – Tạo rễ - Trồng cây ra vườn ươm Câu 18: Chọn vật liệu nuôi cấy: A. Tế bào của thân, lá B. thường là tế bào của rể, thân, lá, hạt phấn C. là tế bào của mô phân sinh D. Tế bào của cơ quan sinh dưỡng Câu 19: Môi trường dinh dưỡng nhân tạo thường được dùng trong nuôi cấy mô tế bào là A. Môi trường MA B. Môi trường MS C. Môi trường IS
  5. D. Môi trường IBA Câu 20: Ứng dụng của phương pháp nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông nghiệp A. Nhân nhanh giống, tạo ra nhiều cây giống chất lượng cao B. Nhân nhanh giống, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt C. Tạo ra nhiều giống năng suất cao D. Tạo ra nhiều giống cây có năng suất, chát lượng cao Câu 21: Keo đất là: A. Những phần tử có kích thước khoảng dưới 1μm, không hoà tan trong nước mà tồn tại ở trạng thái huyền phù B. những phần tử có kích thước lớn hơn 1μm, không tan trong nước C. những phần tử có kích thước lớn hơn1 μm, tan trong nước D. là những hạt nhỏ, không tan Câu 22: Lớp ion quyết định điện có vai trò: A. Quyết định chất lượng keo đất B. Quyết định tính chất của keo đất C. Trao đổi chất D. Giữ chất dinh dưỡng Câu 23: Trên bề mặt keo đất có: A. 3 lớp ion B. 1 lớp ion C. 4 lớp ion D. 2 lớp ion Câu 24: Keo đất có vai trò gì để làm cơ sở cho sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng? A. Khả năng trao đổi ion B. Khả năng trao đổi protein C. Chứa nhiều nước
  6. D. Chứa nhiều đạm Câu 25: Phản ứng của dung dịch đất có: A. Phản ứng chua, phản ứng kiềm B. Phản ứng chua C. Phản ứng kiềm, phản ứng trung tính D. Phản ứng chua, phản ứng kiềm, phản ứng trung tính Câu 26: Độ chua hoạt tính là: A. Độ chua do ion H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên B. Do bón nhiều phân bón hoá học C. Độ chua do ion H+ trong dung dịch đất gây nên D. Độ chua do OH- gây nên Câu 27: Ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất: A. Bố trí cây trồng phù hợp, bón phân, bón vôi hợp lý B. Trồng cây C. Tăng cường bón phân D. Bón vôi Câu 28: Để giảm độ chua của đất cần: A. Bón vôi, bón phân hợp lý B. Bón vôi C. Bón tro bếp D. Tăng cường bón vôi, bón phân hoá học Câu 29: Đo độ pH của đất nhằm: A. Xác định độ chua, độ kiềm của đất B. Xác định độ chua của đất C. Xác định đất tốt hay xấu D. Xác định chất dinh dưỡng trong đất Câu 30: Cấu tạo keo đất
  7. A. có 2 nhân và 3 lớp ion B. gồm nhân keo và 3 lớp ion mang điện tích trái dấu C. gồm 3 lớp ion mang điện tích trái dấu nhau D. gồm nhân keo và 2 lớp ion mang điện tích trái dấu nhau HẾT ĐÁP ÁN CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 HỎI ĐÁP D A C A A B A A A C B A B A A ÁN CÂU 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 HỎI ĐÁP D A C B A A B D A D C A A A D ÁN