Đề kiểm tra định kì Cuối năm môn Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Supe

doc 5 trang Hùng Thuận 25/05/2022 5900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì Cuối năm môn Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Supe", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_nam_mon_toan_va_tieng_viet_lop_3_na.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì Cuối năm môn Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Supe

  1. TRƯỜNG TH SUPE BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM MÔN TOÁN LỚP 3( Huệ) Năm học: 2017-2018 Họ và tên: Lớp Số báo danh Mã phách GV coi 1, . 2, Điểm Mã phách GV chấm1, . 2, I.Phần trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ trước kết quả đúng ở mỗi bài tập dưới đây: Câu 1. ( 0.5 điểm) Số 54 175 đọc là: A. Năm tư nghìn một trăm bảy lăm. B. Năm mươi tư nghìn bảy trăm mười lăm. C. Năm mươi tư nghìn một trăm bảy mươi lăm. D. Năm mươi tư nghìn một trăm bảy lăm. Câu 2.( 0.5 điểm) Số liền sau của số 68457 là: A. 68467; B. 68447 C. 68456 D. 68458 Câu 3. ( 0.5 điểm) Tìm số tròn nghìn ở giữa số 9068 và 11982 là: A.10000 và 12000 B. 10000 và 11000 C.11000 và 9000 D.12000 và 11000 Câu 4. ( 0.5 điểm) Giá trị của biểu thức (98725 – 87561) x 3 là: A. 32493 B.39432 C. 33492 D. 34293 Câu 5. ( 0.5 điểm) Thứ hai tuần này là ngày 26, thứ hai tuần trước là ngày: A. 19 B. 18 C. 16 D. 17 Câu 6. ( 0.5 điểm) 4 giờ 9 phút = .phút A. 49 phút B. 36 phút C. 249 phút D. 13 phút Câu 7. ( 0.5 điểm) 8 hộp bút chì như nhau có 96 cái bút chì. Hỏi 6 hộp như thế có bao nhiêu cái bút chì? A. 18 cái. B.12 cái. C.72 cái. D. 62 cái. Câu 8. ( 0.5 điểm) Chu vi một hình vuông là 20 cm. Hỏi diện tích hình vuông đó là bao nhiêu? A. 25 cm B. 16 cm C. 25 cm2 D. 5 cm2
  2. PHẦN II : Tự luận:( 6 điểm ) Câu 9.( 2 điểm)Đặt tính rồi tính: 45603 + 12908 67013- 23114 21628 x 3 15250 : 5 Câu 10:( 1 điểm) Tìm x X : 3 = 1227 X x 4 = 1235 . Câu 10.( 1 điểm) Một người đi bộ trong 6 phút đi được 480 m. Hỏi trong 9 phút người đó đi được bao nhiêu mét đường? (Quãng đường trong mỗi phút đi đều như nhau). Câu 11.( 2 điểm) Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều rộng bằng 8 cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. tính: a. Diện tích miếng bìa đó b. Nếu cắt bớt chiều dài 5 cm và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích phần cắt đi bằng bao nhiêu cm2
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM THAO BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG TH SUPE NĂM HỌC 2016 – 2017 Huệ MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (Đọc - hiểu) Họ và tên học sinh: Lớp Giám thị: Điểm Giám khảo: Bằng số Bằng chữ Đọc hiểu ( 6 điểm) *Đọc thầm bài văn: Hũ bạc của người cha 1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con: - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây ! 2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng : - Đây không phải tiền con làm ra. 3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền. 4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt : - Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. 5. Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo : - Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con. ( TRUYỆN CỔ TÍCH CHĂM) B. Dựa vào nội dung bài đọc: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1:(0,5 điểm) Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì ? A. Ông lão buồn vì gia đình nghèo túng thiếu. B. Ông lão buồn vì anh con trai lười biếng.
  4. C. Ông lão buồn vì bà mẹ sợ con vất vả. Câu 2:(0,5 điểm) Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào ? A. Ông lão muốn con trai mình trở thành người giàu có. B. Ông lão muốn con trai mình phải cực khổ, vất vả. C. Ông lão muốn con trai mình trở thành người siêng năng, chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm. Câu 3:(0,5 điểm) Người cha trong bài là người dân tộc nào ? A. Chăm B. Tày C. Kinh Câu 4: (0,5 điểm)Tìm và ghi lại từ chỉ hoạt động trong câu sau: “Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê” Câu 5: (0,5 điểm)Trong các câu dưới đây, câu nào được viết theo mẫu Ai- làm gì ? A. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. B. Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. C. Ông rất buồn vì cậu con trai lười. Câu 6: (0,5 điểm)Từ buồn trong câu: “Ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.” là từ: A. Chỉ đặc điểm B. So sánh C. Chỉ trạng thái Câu 7: (1 điểm)Câu : "Ông đào hũ bạc lên." Là câu được viết theo mẫu câu nào ? A. Ai làm gì ? B. Ai là gì ? C. Ai thế nào ? Câu 8: (1 điểm)Đặt một câu theo mẫu “ Ai- thế nào?” có sử dụng biện pháp so sánh Câu 9: (1 điểm)Câu văn nào nói lên ý nghĩa câu chuyện:
  5. Phần II: Bài kiểm tra viết (10 điểm) 1.Chính tả: (4 điểm) GV đọc cho học sinh viết (Chính tả N-V) trong khoảng 15 phút. Bài viết: Đôi bạn Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà ở quê. Mỗi sáng, mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm đèn điện lấp lánh như sao sa. 2. Tập làm văn (6 điểm): Thời gian làm bài khoảng 25 phút Đề bài: Hãy viết đoạn văn ngắn kể về một lễ hội mà em biết.