Đề kiểm tra định kì Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2016-2017- Trường Tiểu học số 2 Phổ Thạnh (Có đáp án)

doc 5 trang Hùng Thuận 24/05/2022 2080
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2016-2017- Trường Tiểu học số 2 Phổ Thạnh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_3_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2016-2017- Trường Tiểu học số 2 Phổ Thạnh (Có đáp án)

  1. Ma trận nội dung kiểm tra môn Tiếng Việt cuối học kì 2 lớp 3: Mạch kiến thức ,kĩ năng Số câu, Mức1 Mức2 Mức3 Mức4 Tổng Số điểm Kiến thức Tiếng Việt: Số câu 01 02 01 04 -Nhận biết được các từ chỉ sự vật,hoạt động,đặc điểm,tính chất. -Biết cách dùng dấu chấm,dấu phẩy. -Bước đầu nhận biết biện pháp so sánh nhân hóa trong bài học và trong lời nói.Nắm được mẫu câu Ai là gì?Ai làm Số 0,5 2 1 3,5 gì?Ai thế nào? điểm Đọc hiểu văn bản: Số câu 03 02 05 -Xác định được hình ảnh, nhân vật,chi tiết có ý nghĩa trong bài. -Hiểu nội dung của đoạn,bài đã đọc ,hiểu ý nghĩa của bài -Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài Số 1,5 1 2,5 bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin điểm từ bài đọc. - Nhận xét đơn giản một số hình ảnh,nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đã học với bản thân và thực tế. Tổng Số câu 03 03 02 01 09 Số 1,5 1,5 2 1 6 điểm *Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối học kì 2 lớp 3: TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức3 Mức4 Tổng TN TL TN T TN TL TN TL L 1 Đọc hiểu văn Số câu 03 01 04 bản Câu số 1,3,4 2 2 Kiến thức Số câu 02 01 01 01 05 Tiếng Việt Câu số 5,9 7 8 6 Tổng số câu 03 03 01 01 01 9
  2. TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 PHỔTHẠNH ĐỀ KIỀM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ Họ và tên: . II Lớp: . LỚP 3- NĂM HỌC : 2016-2017 MÔN THI: TIẾNG VIỆT( Đọc hiểu+Viết) Thời gian :55 phút Điểm bằng số Điểm bằng chữ Nhận xét của giám Chữ kí khảo Giám khảo 1: Giám khảo 2: I.ĐỌC THẦM: (6điểm) A.Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm); (thời gian:15 phút) Chúc một ngày tốt đẹp Sáng hôm ấy, các chú ve dậy thật sớm.Một chú ve nhanh nhảu nói với bạn bè của mình: -Hè đến rồi các bạn ơi! Các chú khác thích lắm, cả đàn nhao nhao lên.Rồi cả đàn ve rủ nhau bay đến chỗ một cây phượng,cao to.Hoa nở đầy,trông xa cứ như một cái nón khổng lồ màu đỏ. Đàn ve đồng thanh nói: -Chúc một ngày tốt đẹp! Những hoa phượng đỏ tươi,mịn màng khẽ rung rung và nói: -Chúc một ngày tốt đẹp! Thế là các chú ve ôm đàn ca hát cùng hoa phượng. *Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng. Câu1 :(0,5 điểm) (M1) Các chú ve dậy sớm nói với nhau điều gì? A.Mùa hè sắp đến B.Mùa hè đã đến C.Một ngày mới bắt đầu D.Một ngày mới đang đến. Câu 2: (0,5đ)(M2)Khi nghe đàn ve đồng thanh nói,những hoa phượng nói gì? A.Chào các bạn mới đến! B.Chào một ngày mới. C.Chào các bạn. D.Chúc một ngày tốt đẹp! Câu 3: (0,5đ)(M1)Cả đàn ve làm gì cùng hoa phượng? A.Ôm đàn ca hát B.Nhảy múa C.Kể chuyện D.Hát Câu 4: (0,5đ)(M1)Cả đàn ve rủ nhau đi đâu? A.Tìm thức ăn B.Tìm tổ C.Đến chỗ cây phượng C.Tìm nước uống Câu 5: (0,5đ)(M2)Trong các câu sau câu nào có hình ảnh so sánh? A.Sáng hôm ấy,các chú ve dậy thật sớm. B.Hoa nở đầy,trông xa cứ như một cái nón khổng lồ màu đỏ. C.Thế là các chú ve ôm đàn ca hát cùng hoa phượng. D.Những hoa phượng đỏ tươi,mịn màng khẽ rung rung. Câu 6: (1đ)(M4)Đặt một câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa:
  3. Câu 7: (1đ)(M3)“Những hoa phượng đỏ tươi,mịn màng khẽ rung rung và nói: -Chúc một ngày tốt đẹp! Tác giả nhân hóa hoa phượng bằng cách nào? A.Gọi những hoa phượng bằng từ vốn dùng để gọi người. B.Xưng hô với hoa phượng như xưng hô với người. C.Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về hoa phượng. D.Gọi hoa phượng thân mật như bạn. Câu 8: (1đ)(M3) Đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây. Vì thương dân Chữ Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải. Viết lại: . Câu 9:(0,5đ)(M2).Chúng em đang học bài. Được cấu tạo theo mẫu câu: A. Ai thế nào? B. Ai là gì? C. Ai làm gì ? D.Không thuộc mẫu câu nào. B.Kiểm tra viết:(10 điểm) 1.Chính tả: Nghe-Viết (4điểm)(15 phút) . 2.Tập làm văn(6 điểm) (25 phút) Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) kể về một việc em đã làm để bảo vệ môi trường Gợi ý: Kể được một việc em đã làm để bảo vệ môi trường? -Em đã làm được việc tốt đó ở đâu? -Em có cảm tượng thế nào sau khi làm việc tốt đó.?
  4. Đáp án Môn:Tiếng việt Đọc hiểu: 6điểm Câu 1: B (0,5 điểm) Câu 2: D (0,5điểm) Câu 3: A (0,5 điểm) Câu 4: C (0,5 điểm) Câu 5: B (0,5 điểm) Câu 6: (1 điểm) Ví dụ:Các chú ve ôm đàn ca hát như những chàng nghệ sĩ. Câu 7:C (1điểm) Câu 8: (1điểm)Vì thương dân,Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa,nuôi tằm,dệt vải. Câu 9: C (0,5) Kiểm tra viết: Chính tả: (4 điểm) Cây sim Cây sim có họ với cây mua,chúng đều mọc ở vùng trung du,trên những mảnh đất cằn cỗi.Cây sim được mọi người yêu thích vì vẻ đẹp của màu hoa.Hoa mua tím hồng,hoa sim tím nhạt có màu phơn phớt như má con gái. Tập làm văn : (6 điểm) -Nội dung (ý): 3 điểm. Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. -Kĩ năng:3điểm Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ,viết đúng chính tả:1 điểm Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ,đặt câu: 1 điểm Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm.