Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Đông Lỗ

doc 5 trang dichphong 4670
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Đông Lỗ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2017.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Đông Lỗ

  1. PHÒNG GD & ĐT ỨNG HÒA ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG LỖ NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 2 Thời gian làm bài: 40 Phút Họ tên : .Lớp: ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN Đọc Viết Chung A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng(4 điểm ): Học sinh được bốc thăm đọc bài. - Đoạn 2 bài “Bông hoa Niềm Vui” (trang 104, SGK TV lớp 2 tập một). - Bài thơ “Mẹ” (trang 101, SGK TV lớp 2 tập một). - Đoạn 3 bài “Sáng kiến của bé Hà” (trang 78, SGK TV lớp 2 tập một). - Đoạn 1 bài “Bà cháu” (trang 86, SGK TV lớp 2 tập một). II. Đọc hiểu (6 điểm) 1. Đọc thầm đoạn văn sau: Hai anh em 1. Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ gặt rồi bó lúa chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng. 2. Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng.” Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. 3. Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ: “ Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần của ta cũng bằng phần chú ấy thì thật không công bằng.” Thế rồi anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em. 4. Sáng hôm sau, hai anh em cùng ra đồng. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau. Cho đến một đêm, hai anh em đều ra đồng, rình xem vì sao có sự kì lạ đó.
  2. Họ bắt gặp nhau, mỗi người đang ôm trong tay những bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau. Phỏng theo LA-MÁC-TIN (Lê Quang Đán dịch) 2. Khoanh vào ý trả lời đúng và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1 (0.5điểm): Từ chỉ hoạt động trong câu: “Hai anh em cày chung một đám ruộng”. A. đám B. chung C. cày Câu 2 (0.5điểm): Hai anh em chia lúa như thế nào? A. Phần anh nhiều hơn. B. Phần em nhiều hơn. C. Chia thành hai phần bằng nhau Câu 3 (0.5điểm): Đêm đến hai anh em ra đồng làm gì? A. Gộp chung lúa cả hai phần lại. B. Cho thêm lúa sang phần của nhau. C. Lấy lúa của phần người kia. Câu 4 (0.5điểm): Mỗi người cho thế nào là công bằng? A. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con. B. Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vất vả. C. Cả hai đáp án trên đều đúng. Câu 5 (1điểm): Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với anh/chị/em của mình? Câu 6 (1điểm): Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn (họa mi ,đậu, cú mèo, hót) điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
  3. Tớ tên là Tớ thường hay . trên cây để ngủ vào ban ngày. Tớ tên là . Tớ rất hay và được mọi người khen là có giọng hót hay. Câu 7 (2 điểm): Nối từng ô ở cột A với ô thích hợp ở cột B để có so sánh đúng: Bộ lông chú mèo đỏ như bông hoa mười giờ. Hai mắt của chú mèo vểnh như hai dấu hỏi ngộ nghĩnh. Đôi tai thỏ tròn xoe như hai hòn bi ve. Cái mào của chú gà trống mềm và mượt như nhung. B. Kiểm tra viết (10 điểm): I. Chính tả (Nghe - viết) (4điểm): Sự tích cây vú sữa (Từ các cành lá . Đến như sữa mẹ. Trang 96). II. Tập làm văn: (6 điểm)
  4. Viết đoạn văn kể về người thân trong gia đình em (ông hoặc bà, bố hoặc mẹ). Gợi ý: - Gia đình em gồm có những ai? - Công việc của mọi người trong gia đình? - Tình cảm của em đối với mọi người trong gia đình như thế nào? - Tình cảm của mọi người đối với em như thế nào?