Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Mã đề: 2D - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

doc 3 trang Hùng Thuận 3820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Mã đề: 2D - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_2_ma_de_2d_nam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Mã đề: 2D - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM LỚP 2 NĂM HỌC: 2017 - 2018 Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch kiến thức, kĩ và số năng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL điểm Số câu 4 1 5 0 Đọc hiểu văn bản Số điểm 2 0,5 2,5 Số câu 1 1 1 1 1 3 Kiến thức Tiếng Việt Số điểm 1 0,5 1 1 0,5 3,0 Số câu 4 1 1 1 1 1 6 3 Tổng Số điểm 2 1 0,5 1 0,5 1 3 3 ĐỀ TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM LỚP 2 NĂM HỌC: 2017 - 2018 A. Đọc thành tiếng (4 đ) B. Đọc hiểu (6đ) Bài đọc: Trần Quốc Toản ra quân Sáng hôm ấy, Trần Quốc Toản dậy sớm từ biệt mẹ già: - Con đi phen này thề sống chết với giặc. Bao giờ đất nước bình yên, con mới trở về Bà mẹ nói: - Con đi vì nước nên mẹ chẳng giữ. Mẹ chỉ có một mình con. Mẹ mong con chóng thắng giặc trở về, để mẹ con ta sớm được sum họp. Quốc Toản lạy mẹ rồi bước ra sân. Trời vừa rạng sáng. Mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm báu, Quốc Toản ngồi trên con ngựa trắng phau. Theo sau Quốc Toản là người tướng già và sáu trăm dũng sĩ, nón nhọn, giáo dài. Đoàn quân hăm hở ra đi trong tiếng chiêng trống rập rình. Đoàn quân đã đi xa. Bà con ra tiễn vẫn còn trông thấy lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng căng lên trong gió. Theo Nguyễn Huy Tưởng Đọc bài văn trên rồi thực hiện các yêu cầu dưới đây. Câu 1: Trần quốc Toản từ biệt mẹ đi đâu? (M1 - 0,5đ) A. Đi đánh giặc B. Đi học ở xa C. Đi du lịch Câu 2: Bà mẹ nói gì khi Quốc Toản ra đi? (M1- 0,5đ) A. Con đi vì nước nên mẹ chẳng giữ. B. Mẹ mong con chóng thắng giặc trở về, để mẹ con ta sớm được sum họp. C. Cả 2 ý trên. Câu 3: Những từ ngữ nào cho em biết đoàn quân của Quốc Toản đã ra đi rất hùng dũng? (M1- 0,5đ) A. Con đi phen này thề sống chết với giặc.
  2. B. Đoàn quân hăm hở ra đi. C. Quốc Toản ngồi trên con ngựa trắng phau Câu 4: Qua đoạn văn trên em thấy Quốc Toản là người như thế nào? ( M3 - 0,5đ) A. Chăm chỉ B. Học giỏi C. Tuổi nhỏ, chí lớn, lo cho đất nước. Câu 5: Điền vào chỗ chấm s hay x? (M2-1đ)) sản .uất , .ắp xếp , màu .ắc , Đi ngược về .uôi. Câu 6: Viết 1 câu theo mẫu Ai thế nào? nói về phẩm chất của nhân dân Việt Nam. (M4- 1đ) Câu 7: a) Bộ phận in đậm trong câu “Sáng hôm ấy, Trần Quốc Toản dậy sớm từ biệt mẹ già.” Trả lời cho câu hỏi nào? (M1- 0,5 đ) A. Ở đâu? B. Ai? C. Lúc nào? D. Vì sao? b) Ghi tiếp vào chỗ chấm từ trái nghĩa với những từ sau: (M2- 0,5 đ) hòa bình/ ra đi/ Câu 8: Nói lời của em trong tình huống sau: (M1-1đ)) Bạn nói: Mình chúc mừng cậu đã đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc trong năm học này. Em nói: Đáp án Câu Điểm Đáp án 1 0,5 A 2 0,5 C 3 0,5 B 4 0,5 C 5 1,0 sản xuất, sắp xếp, màu sắc; Đi ngược về xuôi 6 1,0 Nhân dân Việt Nam rất anh hùng. (thiếu dấu câu , không viết hoa trừ tối đa một nửa số điểm) 7 1,0 a) C = 0,5đ b) chiến tranh, ở lại hoặc trở lại, trở về 8 1,0 Mình cảm ơn cậu. (Hoặc tùy theo diễn đạt của HS) CHÍNH TẢ (5đ) Viết đầu bài và đoạn: “Đã sang tháng ba quanh quẩn bên anh.” Trong bài Đàn bê của anh Hồ Giáo (Tài liệu học Tiếng Việt 2 tập 2B trang 88) Đáp án: - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm. - Sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định (mỗi chữ là 1 lỗi) + 1-2 lỗi: trừ 0,25đ + 3 – 5 lỗi trừ 0,5đ + 6 – 8 lỗi trừ 0,75đ + 9 lỗi trở lên trừ 1đ Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ, tùy từng mức độ trừ điểm toàn bài từ 0, 5 đến 1đ)
  3. TẬP LÀM VĂN(5đ) Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (từ 4 - 6 câu) kể về một việc làm tốt của em. Đáp án * 5,0 đ: Bài viết mạch lạc, đủ ý, liên kết, lời lẽ chân thực, tự nhiên, đẹp, không sai lỗi chính tả. * 4,5 đ: Bài viết mạch lạc, đủ ý, liên kết, lời lẽ chân thực, tự nhiên, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, sai không quá 3 lỗi chính tả , ngữ pháp, dùng từ. Tùy theo bài cụ thể mà cho điểm 4; 3,5; 3; 2,5 (Lạc đề cho 1đ)