Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Đề 1 (Có đáp án)

doc 5 trang doantrang27 07/07/2023 3480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_10_nam_hoc_2022_2023_s.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Đề 1 (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II ĐỀ 1 Môn: NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: [ ] (1) Nay tính hộ các ông thì có sáu điều phải thua. Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết quân ốm. Đó là điều phải thua thứ nhất. Xưa Đường Thái Tông bắt Kiến Đức mà Thế Sung ra hàng. Nay các con đường, cửa ải xa xôi hiểm trở đều bị lính và voi chiến của tôi đồn giữ, nếu viện binh có đến, thì cũng muôn phần tất phải thua; viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt. Đó là điều phải thua thứ hai. Quân mạnh ngựa khỏe nay đều đóng cả ở biên giới phía bắc để phòng bị quân Nguyên, không rỗi nhìn đến miền Nam. Đó là điều phải thua thứ ba. Luôn luôn động binh đao, liên tiếp bày đánh dẹp, dân sống không yên, nhao nhao thất vọng. Đó là điều phải thua thứ tư. Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi, người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến. Đó là điều phải thua thứ năm. Nay tôi dấy binh, trên dưới cùng lòng, anh hùng hết sức, quân sĩ càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc. Còn quân sĩ trong thành thì đều mệt mỏi, tự chuốc bại vong. Đó là điều phải thua thứ sáu. (2) Nay giữ cái thành cỏn con để chờ sáu điều thất bại, tôi lấy làm tiếc cho các ông lắm! Người xưa có câu: “Nước xa không cứu được lửa gần”. Giá viện binh có đến, cũng chẳng ích gì cho sự bại vong. Trước Phương Chính, Mã Kỳ chuyên làm điều hà khắc, bạo ngược, dân chúng lầm than, thiên hạ oán thán. Đào phần mộ ở làng ấp tôi, bắt vợ con của dân tôi, người sống bị hại, người chết ngậm oan. Nếu các ông biết xét kĩ sự thế, nhận rõ thời cơ, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp trước cửa quân, thì sẽ tránh cho người trong thành khỏi bị giết, hàn gắn vết thương trong nước, hào hảo lại thông, can qua dứt hẳn. Như muốn kéo quân về nước, thì cầu đường sửa sang, thuyền ghe sắm đủ, thủy bộ hai đường, tùy theo ý muốn, đưa quân ra cõi, yên ổn muôn phần. Tôi sẽ giữ phận bề tôi, không thiếu chức cống. Nếu như không nghe theo như thế, thì nên chỉnh quân bày trận, giao chiến với tôi ở chốn đồng bằng, quyết một trận được thua, để xem khéo vụng, chứ không nên ở chúi trong xó hang cùng ( ) mà mang cái nhục khăn yếm như thế! (Thư lại dụ Vương Thông, trích Quân trung từ mệnh tập – Nguyễn Trãi, Phạm Duy Tiếp dịch, in trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, quyển I, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, NXB Văn học, 1999, tr.544-547) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào sau đây trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi? (0,5 điểm) A. Thơ chữ Hán B. Thơ chữ Nôm C. Văn chính luận D. Không xác định thể loại Câu 2. Văn bản trên được Nguyễn Trãi viết vào thời kì nào? (0,5 điểm)
  2. A. Thời kì chống giặc Minh xâm lược B. Thời kì làm quan dưới triều nhà Lê C. Thời kì lui về Côn Sơn ở ẩn D. Thời kì có ý định theo cha sang Trung Quốc Câu 3. Đối tượng mà văn bản trên hướng tới là ai? (0,5 điểm) A. Vương Thông B. Quân sĩ nhà Minh C. Triều đại nhà Minh D. Vương Thông và quân sĩ nhà Minh Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng phổ biến trong phần (1) của văn bản? (0,5 điểm) A. So sánh B. Liệt kê C. Nhân hóa D. Hoán dụ Câu 5. Tác giả đã sử dụng những yếu tố nào để tạo nên tính thuyết phục cho văn bản? (0,5 điểm) A. Đưa ra lí lẽ B. Đưa ra dẫn chứng C. Bộc lộ cảm xúc D. Cả A và B Câu 6. Phát biểu nào sau đây nêu lên nội dung khái quát của văn bản? (0,5 điểm) A. Chỉ rõ cho giặc thấy sáu điều phải thua B. Chỉ rõ cho giặc thấy sáu điều phải thua và các phương án để giặc lựa chọn mà hành động C. Chỉ rõ cho giặc thấy sáu điều phải thua và dụ quân giặc ra hàng D. Chỉ rõ cho giặc thấy sáu điều phải thua và làm nhụt ý chí của giặc Câu 7. Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì? (0,5 điểm) A. Chửi mắng quân giặc B. Khiêu khích quân giặc C. Dụ quân giặc ra hàng D. Cả B và C Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 8. Làm rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện trong văn bản? (0,5 điểm) Câu 9. Trong phần (1), thông qua việc nêu ra sáu nguyên nhân thất bại, tác giả đã cho thấy giặc đánh mất cả ba yếu tố quan trọng của việc dùng binh. Theo bạn, đó là những yếu tố nào? (1,0 điểm) Câu 10. Viết khoảng 5 – 7 dòng phân tích chiến lược “mưu phạt tâm công” (đánh vào lòng người) được tác giả sử dụng trong văn bản. (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Bạn hãy viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh của lòng yêu thương trong cuộc sống.
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ THI Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0.5 2 A 0.5 3 D 0.5 4 B 0.5 5 D 0.5 6 B 0.5 7 D 0.5 8 Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện ở việc tính 0.5 giúp các phương án cho quân địch; và thể hiện thiện chí tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quân địch về nước an toàn nếu chúng chịu ra hàng. 9 Ba yếu tố quan trọng trong việc dùng binh mà quân địch đã đánh 1.0 mất đó là: Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa 10 Chiến lược mưu phạt tâm công được thể hiện rõ nét trong đoạn 1.0 trích: - Nêu ra sáu cái thất bại để làm cho giặc nhận rõ tình cảnh, từ đó làm suy nhụt nhuệ khí của chúng. - Dùng lòng nhân từ đối đãi để chúng thấy được thiện chí của quân ta, để mà hạ giáo quy hàng - Khích bác quân giặc bằng cách thách thức chúng, gán cho chúng cái “nhục khăn yếm” để chúng không án binh bất động nữa. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Bàn về sức mạnh của lòng yêu thương trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: 1. Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận; tính cấp thiết/ tầm quan trọng của vấn đề. 2. Giải thích vấn đề: Lòng yêu thương là sự đối đãi giữa con người với nhau, trong đó người này luôn dành cho người kia những tình cảm tích cực, đặt lợi ích của người kia cao hơn lợi ích của mình. 3. Bàn luận về sức mạnh của lòng yêu thương: - Lòng yêu thương giúp con người kiến tạo và duy trì các mối
  4. quan hệ tốt đẹp - Lòng yêu thương giúp cho mỗi con người có sức mạnh để vươt qua khó khăn, thử thách - Lòng yêu thương làm cho tâm hồn ta thanh thản, hạnh phúc - Lòng yêu thương giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn 4. Nêu giải pháp cho vấn đề: Để hình thành và nuôi dưỡng lòng yêu thương, mỗi con người cần biết trân trọng người khác, biết sống theo những giá trị tinh thần tốt đẹp. 5. Bài học nhận thức và hành động. 6. Khẳng định lại vấn đề; nêu ý nghĩa thực tiễn của vấn đề d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, 0,5 văn phong trôi chảy. Tổng điểm 10.0