Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Hóa học Lớp 12

doc 3 trang Hùng Thuận 21/05/2022 4910
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Hóa học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_hoa_hoc_lop_12.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Hóa học Lớp 12

  1. Kỳ thi: CKII 2021 Môn thi: HÓA 12 0001: Phương pháp điều chế kim loại có tính khử mạnh là A. Điện phân nóng chảy B. Nhiệt luyện C. Điện phân dung dịch D. Thủy luyện 0002: Các ion nào tồn tại được trong dung dịch + + - - + + - 2- A. Na , K , OH , NO3 B. Na , NH4 , HCO3 , SO4 + 2+ 2- - + 2+ 2- - C. K , Ba , SO4 , NO3 D. NH4 , Ca , CO3 , Cl 0003: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra A. sự khử ion Na+. B. sự oxi hoá ion Cl-. C. sự oxi hoá ion Na+. D. sự khử ion Cl-. 0004: Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb? A. Cu(NO3)2. B. Pb(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. Ni(NO3)2. 0005: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: A. I, III và IV. B. I, II và IV. C. I, II và III. D. II, III và IV. 0006: Hòa tan hoàn toàn 1,625 gam kim loại R (hóa trị không đổi) bằng dung dịch HNO3, thu được 1,12 lít NO2 đktc (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tên của R ? A. Zn. B. Cu. C. Fe. D. Al 0007: Cho 0,384 gam kim loại R (hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch AgNO 3 dư, thu được 1,296 gam Ag. Kim loại R là A. Cu. B. Zn. C. Mg. D. Fe. 0008: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,96 gam MCln, thu được 0,04 mol Cl2. Kim loại M là A. K. B. Na. C. Mg. D. Ca. 0009: Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là A. 98,20. B. 97,20. C. 98,75. D. 91,00. 0010: Tiến hành thí nghiệm điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch theo các bước dưới đây: Bước 1: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4. Bước 2: Sau khoảng 10 phút, quan sát màu của chiếc đinh sắt và màu của dung dịch. Phát biểu nào sau đây sai? A. Màu xanh của dung dịch không đổi vì đó là màu của ion sunfat. B. Đinh sắt bị phủ một lớp màu đỏ. C. Màu xanh của dung dịch bị nhạt dần vì nồng độ ion Cu2+ giảm dần trong quá trình phản ứng. D. Màu đỏ trên đinh sắt là do đồng sinh ra bám vào. 0011: Thành phần chính của muối ăn là A. NaCl. B. CaCO3. C. BaCl2. D. Mg(NO3)2. 0012: Đun nước cứng lâu ngày trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Thành phần chính của lớp cặn đó là A. CaCO3. B. CaCl2. C. Na2CO3. D. CaO. 0013: Quặng nào sau đây có thành phần chính là Al2O3? A. Boxit. B. Hematit đỏ. C. Manhetit. D. Criolit. 0014: Một phương trình phản ứng hóa học giải thích việc dùng dung dịch Na2CO3 làm mềm nước cứng vĩnh cửu là A. Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2NaCl. B. Na2CO3 + Ca(HCO3)2 CaCO3 + 2NaHCO3. C. Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2. D. Na2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + 2NaOH. 0015: Phương trình phản ứng hóa học chứng minh Al(OH)3 có tính axit là A. Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2 H2O B. 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O.
  2. 3 C. Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2O. D. 2Al(OH)3 2Al + 3H2O + O2. 2 0016: Chọn câu không đúng A. Nhôm là kim loại lưỡng tính. B. Nhôm có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ. C. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm. D. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. 0017: Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hòa tan hết A bằng HCl thu được 10,752 lít H2(đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm? A. 80% B. 20% C. 60% D. 40% 0018: Hòa tan hoàn toàn hợp kim Al - Mg trong dung dịch HCl, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng cho một lượng hợp kim như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H 2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al trong hợp kim là: A. 69,2%. B. 65,4%. C. 80,2%. D. 75,4%. 0019: Dung dịch X gồm KHCO3 aM và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 1,5M. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, thu được 2,688 lít khí CO 2 (đktc). Nhỏ từ từ cho đến hết 100 dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH) 2 tới dư vào dung dịch E, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a và m lần lượt là A. 0,5 và 15,675. B. 1,0 và 15,675. C. 1,0 và 20,600. D. 0,5 và 20,600. 0020: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N 2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với H 2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 106,38. B. 97,98. C. 38,34. D. 34,08. 0021: Cho dần từng giọt dung dịch NaOH (1), dung dịch NH 3 (2) lần lượt đến dư vào ống đựng dung dịch AlCl 3 thấy A. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa tan, ở (2) kết tủa không tan. B. Lúc đ ầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan ra. C. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra. D. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa không tan, ở (2) kết tủa tan. 56 3+ 0022: Cấu hình của ion 26 Fe là: A. 1s22s22p63s23p63d5 B. 1s22s22p63s23p63d64s1 C. 1s22s22p63s23p63d6 D. 1s22s22p63s23p63d64s2 0023: Sắt trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều dạng quặng. Quặng nào sau đây giàu hàm lượng sắt nhất? A. Manhetit B. Hematit nâu C. Hematit đỏ D. Pirit sắt. 0024: Gang, thép là hợp kim của sắt. Tìm phát biểu đúng? A. Nguyên tắc sản xuất thép là oxh các tạp chất trong gang ( C, Si, Mn, S, P ) thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép. B. Thép là hợp kim Fe – C, trong đó cacbon chiếm 2 – 5% về khối lượng C. Nguyên tắc sản xuất gang là khử sắt trong oxi bằng CO, H2 và Al ở nhiệt độ cao D. Gang là hợp kim của Fe – C, trong đó cacbon chiếm 5 – 10% về khối lượng 0025: Cho Fe tác dụng với các chất sau: Cl 2, CuSO4, HCl, HNO3 dư, AgNO3 dư, S. Số phản ứng sinh ra muối sắt (III): A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 0026: Nhận định nào sau đây sai ? A. sắt tan được trong dung dịch FeCl2 B. sắt tan được trong dung dịch FeCl3 C. sắt tan được trong dung dịch CuSO4 D. sắt tan được trong dung dịch HCl 0027: Hòa tan 43,2 gam hỗn hợp Fe và Fe 2O3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc). Thành phần % của Fe và Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu là: A. 25,9% và 74,1%. B. 26,5% và 73,5%. C. 27,3% và 72,7%. D. 32,5% và 67,5%.
  3. 0028: Khuấy một thanh kim loại M hoá trị 2 trong 200ml dung dịch Cu(NO 3)2 0,4M đến khi dung dịch hết màu xanh. Biết rằng toàn bộ Cu sinh ra đều bám hết vào thanh M, khối lượng thanh M tăng 0,64g. Tên của M là A. Fe. B. Mg. C. Zn. D. Al. 0029: Cho 11,2 gam Fe tác dụng với 100ml dung dịch AgNO3 1M, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị m là A. 19,2 B. 10,8 C. 21,6 D. 43,2 0030: Cho m gam oxit FexOy vào một bình kín chứa 4,48 lít CO (đktc). Nung bình một thời gian cho đến khi oxit FexOy bị khử hoàn toàn thành Fex’Oy’. Biết % mFe trong FexOy và trong Fex’Oy’ là 70% và 77,78%. Công thức của 2 oxit lần lượt là? A. Fe2O3 và FeO B. Fe2O3 và Fe3O4 C. Fe3O4 và FeO D. FeO và Fe3O4