Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Song Phượng

doc 5 trang Hùng Thuận 3411
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Song Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_toan_va_tieng_viet_lop_2_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Song Phượng

  1. Trường Tiểu học Song Phượng KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 Năm học 2021 - 2022 Họ và tên: MÔN TOÁN - LỚP 2 Lớp: 2A (Thời gian làm bài: 40 phút không kể giao đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên I. Phần trắc nghiệm (4 đ): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu bài. Câu 1 (1đ) a. Số lớn nhất trong dãy số: 66; 67; 68; 69 là số. A. 68 B. 67 C. 69 D. 66. b. Số chẵn lớn nhất có hai chữ số là A. 90 B. 99 C. 88 D. 98 c. Tổng của : 5 + 7 là : A. 12 B. 5 C. 7 D. 2 d. Phép tính : 16 – 7 có kết quả là: A. 6 B. 9 C. 7 D. 23 Câu 2 (1đ) Đúng ghi Đ, sai ghi S a. 17 kg + 4 kg = 21kg b. 3dm < 28 cm Câu 3 (1đ) Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a. . + 17 = 35 b. - 23 = 8 c. Nam có 2 chục viên bi, Nam cho Tú 8 viên. Số bi Nam còn là viên Câu 4 (1đ) : Số hình tứ giác có trong hình bên là : . II. Phần tự luận (6 đ): Bài 1 (2đ) Đặt tính rồi tính 46 + 25 71 - 29 62 + 18 100 - 54
  2. Bài 2( 1điểm): Tính 19l + 25l = 43 kg – 35 kg + 4 kg = Bài 3(2 điểm). Bao gạo cân nặng 46 kg, bao ngô nặng hơn bao gạo 5 kg. Hỏi bao ngô cân nặng bao nhiêu kg ? Tóm tắt Bài giải Bài 4 (1điểm) Tìm hiệu của số tròn chục lớn nhất có 2 chữ số với số nhỏ nhất có 2 chữ số giống nhau?
  3. Trường Tiểu học Song Phượng KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 Năm học 2021 - 2022 Họ và tên: MÔN TOÁN - LỚP 2 Lớp: 2A (Thời gian làm bài: 70 phút cho phần đọc hiểu và viết ) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Đọc: Viết : Chung: I.Đọc thành tiếng (4 điểm) 1. Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị ) để chọn bài đọc . 2. Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc một đoạn thơ (khoảng 50 tiếng ) trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 18, sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc . II. Đọc thầm và làm bài tập ( 6 điểm ) Đọc thầm bài văn sau: ĐI HỌC ĐỀU Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn với mẻ ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng mưa rơi có nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm. - Tùng Tùng ! Tu ù ùng Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: "Có đi học đều, các em mới nghe cô giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt". Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi. "Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước mưa khỏi chui vào người!". Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và một điều đáng khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào. PHONG THU II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều? A. các bạn học sinh B. bạn Sơn C. học sinh và giáo viên Câu 2. Cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì? A. Học sinh cần chịu khó làm bài. B. Học sinh nên vâng lời thầy cô, bố mẹ. C. Học sinh nên đi học đều. Câu 3. Vì sao cần đi học đều? A. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt. B. Vì đi học đều các em sẽ được mọi người yêu quý. C. Vì đi học đều các em mới được học sinh giỏi.
  4. Câu 4: Câu nào dưới đây là câu nêu đặc điểm? A. Bạn Sơn là học sinh chăm chỉ. B. Bạn Sơn rất chăm chỉ. C. Bạn Sơn học tập chăm chỉ. Câu 5: Câu: “Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi”. Có bao nhiêu từ chỉ sự vật? A. 4 từ B. 5 từ C. 6 từ Câu 6. Qua bài đọc trên, con học tập ở bạn Sơn điều gì? Câu 7. Điền dấu phảy thích hợp vào câu sau: Chúng em luôn ngoan ngoãn vâng lời ông bà cha mẹ B. VIẾT 1. Chính tả: Viết bài Nhím nâu kết bạn Viết đoạn: “Từ đầu vẫn sợ hãi” 2. Tập làm văn Em hãy viết (từ 4-5 câu) kể về một việc người thân đã làm cho em. Theo gợi ý sau: - Người thân mà em muốn kể là ai? - Người thân của em đã làm việc gì cho em? - Em có suy nghĩ gì về việc người thân đã làm?