Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì II - Môn Ngữ văn lớp 6

doc 10 trang hoaithuong97 10811
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì II - Môn Ngữ văn lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì II - Môn Ngữ văn lớp 6

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng cao Nội dung I.Đọc- - Nhận biết - Biện pháp - Có hiểu hiểu: thể trong miêu biết để trình -Ngữ liệu: loại/phương tả tác dụng bày các ý, Văn bản thức biểu - Nắm được hình thành miêu tả đạt. đối tượng, bài văn -Tiêu chí - Nhận biết hiểu được miêu tả lựa chọn kĩ năng nội dung Một văn miêu tả miêu tả bản miêu tả Số câu 2 2 4 Số điểm 1.0 2.0 3.0 Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Tạo lập Viết một Viết một văn bản đoạn văn bài văn cảm nhận miêu tả về một chi tiết trong văn bản Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng số 2 2 1 1 6 câu/số 1 điểm toàn 1.0 2.0 2.0 5.0 0 bài 10% 20% 20% 50% 100%
  2. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 ĐỀ CHẴN: PHẦN 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: “Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt, bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.” (Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi) Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn trên? Câu 3 (1 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Câu 4 (0,5 điểm): Đọc đoạn văn trên, em học tập được gì khi làm văn miêu tả? PHẦN 2: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm) Câu 1:(2 điểm) Trong văn bản “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô - đê (SGK Ngữ văn 6- T2), trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha- men đã nói: “ khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ”. Hãy trình bày cảm nhận của em về lời nói trên bằng một đoạn văn ngắn. Câu 2 (5 điểm) Hãy tả lại cảnh quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời. Hết
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 ĐỀ CHẴN: Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 - Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả 0.5 2 - Biện pháp tu từ so sánh: Những thân cây tràm vỏ trắng chẳng 0.5 khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. -Tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của cây, của rừng. Giúp 0.5 người đọc dễ hình dung cảnh vật, thêm yêu thiên nhiên 3 - Nội dung chính của đoạn văn: cảnh thiên nhiên rừng U Minh - 1.0 miền Tây Nam Bộ - thật sinh động và giàu chất thơ. 4 - HS trình bày những thu nhận cá nhân khi làm văn miêu tả (quan sát, liên tưởng, cảm nhận tinh tế bằng tâm hồn ) 0.5 (HS có thể nêu những ý khác đúng, hợp lý vẫn cho điểm tối đa). 0.5 II TẠO LẬP VĂN BẢN 7.0 1 2.0 a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số chữ đúng qui định. 0.25 b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: ý nghĩa câu nói của thầy Ha- 0.25 men c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: - Đây chính là điều tâm niêm của thầy Ha- men về giá trị và sức 0.25 mạnh của tiếng nói dân tộc (tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do, 0.25 là linh hồn của dân tộc). - Khẳng định một chân lí: Giữ được tiếng nói là giữ được độc lập 0.25 tự do còn mất tiếng nói dân tộc là mất độc lập, tự do. - Thể hiện rõ tình cảm của thầy Ha- men đối với tiếng nói dân tộc: 0.25
  4. giữ gìn, nâng niu, tự hào - Khơi dậy tình cảm của mọi người đối với tiếng nói dân tộc mình. Liên hệ với bản thân tình yêu tiếng nói dân tộc, tình yêu tổ quốc, quê hương mình . d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với 0.25 yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn 0.25 chính tả, dùng từ, đặt câu. 2 (chung cho cả đề chẵn, lẻ) 5.0 a - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn miêu tả: Có đầy đủ ba phần: 0.25 Mở bài - giới thiệu vấn đề; Thân bài - triển khai được nội dung; Kết bài - khái quát được vấn đề. b - Xác định đúng vấn đề miêu tả: Cảnh buổi sáng trên quê hương 0.25 c - HS triển khai vấn đề: nội dung cụ thể, rõ ràng, thể hiện sự sáng 4.0 tạo. HS có thể trình bày theo hướng sau: 1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về một buổi sáng đẹp trời trên quê 0.5 hương em. 2. Thân bài: Kết hợp tả theo trình tự thời gian và không gian 3.0 * Cảnh quê hương lúc trời vừa hửng sáng: 1.0 - Tả bao quát: Trời chưa sáng hẳn, không gian còn khoác trên mình màn sương mỏng - Tả chi tiết: + Bầu trời, làng xóm (khu phố), những ngôi nhà, con đường +Tiếng gà gáy sáng báo hiệu một ngày mới bắt đầu => Cảnh đẹp thơ mộng, yên bình. * Cảnh quê hương khi ông mặt trời bắt đầu lên: 1.0 - Cảnh bao quát: quê hương như bừng tỉnh sau một giấc ngủ say. Nắng vàng trải lên khắp mọi nơi - Cảnh chi tiết:
  5. + Trên các ngả đường: Hoạt động của con người, phương tiện + Những hàng cây bên đường , vài chú chim hót líu lo => Cảnh đẹp với không khí sôi động, náo nhiệt, nhịp sống hối hả * Cảnh quê hương khi nắng đã lên cao: 1.0 - Cảnh bao quát: nắng lấp lánh những ánh bạc phủ lên vạn vật - Cảnh chi tiết, tiêu biểu: + Cánh đồng, dòng sông (hoặc cảnh phố phường với những trung tâm thương mại, công sở ) + Khu chợ: Ồn ào, tấp nập => Cảnh đẹp trù phú, ấm áp, yên vui. 3. Kết bài: Khái quát suy nghĩ, tình cảm của em khi được ngắm quê hương vào buổi sáng đẹp trời. 0.5 d - Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, 0.25 sáng tạo mới mẻ về nội dung. e - Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn 0.25 chính tả, dùng từ, đặt câu. Lưu ý: Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Hành văn lưu loát, đủ ý, biết miêu tả bằng những hình ảnh so sánh, nhân hoá; biết kết hợp miêu tả với cảm nhận của bản thân. Bố cục rõ, không mắc lỗi diễn đạt mới cho điểm tối đa các ý. Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính chất định hướng
  6. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng cao Nội dung I.Đọc- -Nhận biết - biện pháp -Có hiểu hiểu: thể trong miêu biết để trình -Ngữ liệu: loại/phương tả tác dụng bày các ý, Văn bản thức biểu - Nắm được hình thành miêu tả đạt. đối tượng, bài văn -Tiêu chí -Nhận biết hiểu được miêu tả lựa chọn kĩ năng nội dung Một văn miêu tả miêu tả bản miêu tả Số câu 2 2 4 Số điểm 1.0 2.0 3.0 Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Tạo lập Viết một Viết một văn bản đoạn văn bài văn cảm nhận miêu tả về một chi tiết trong văn bản Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng số 2 2 1 1 6 câu/số 1.0 2.0 2.0 5.0 10 điểm toàn 10% 20% 20% 50% 100% bài
  7. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 ĐỀ LẺ: PHẦN 1: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất ( ) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt. (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang) Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được tác giả sử dụng trong đoạn văn? Câu 3 (1 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Câu 4 (0,5 điểm): Đọc đoạn văn trên, em học tập được gì khi làm văn miêu tả? PHẦN 2: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm) Câu 1:(2 điểm) Trong văn bản “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô - đê (SGK Ngữ văn 6- T2), trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha- men đã nói: “ khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ”. Hãy trình bày cảm nhận của em về lời nói trên bằng một đoạn văn ngắn. Câu 2 (5 điểm) Hãy tả lại cảnh quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời. Hết
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 ĐỀ LẺ: Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 - Phương thức biểu đạt chính: miêu tả 0.5 2 - Biện pháp tu từ so sánh: Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi 0.5 như nhảy nhót. -Tác dụng: Giúp người đọc dễ hình dung về những hạt mưa xuân đáng yêu, đất trời vào xuân đầy sức sống, từ đó thêm yêu thiên 0.5 nhiên 3 - Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống 1.0 mãnh liệt. 4 - HS trình bày những thu nhận cá nhân khi làm văn miêu tả (quan sát, liên tưởng, cảm nhận tinh tế bằng tâm hồn ) 0.5 (HS có thể nêu những ý khác đúng, hợp lý vẫn cho điểm tối đa). II TẠO LẬP VĂN BẢN 7.0 1 2.0 a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số chữ đúng qui định. 0.25 b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: ý nghĩa câu nói của thầy Ha- 0.25 men c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: - Đây chính là điều tâm niêm của thầy Ha- men về giá trị và sức 0.25 mạnh của tiếng nói dân tộc (tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do, 0.25 là linh hồn của dân tộc). - Khẳng định một chân lí: Giữ được tiếng nói là giữ được độc lập
  9. tự do còn mất tiếng nói dân tộc là mất độc lập, tự do. - Thể hiện rõ tình cảm của thầy Ha- men đối với tiếng nói dân tộc: giữ gìn, nâng niu, tự hào 0.25 - Khơi dậy tình cảm của mọi người đối với tiếng nói dân tộc mình. Liên hệ với bản thân tình yêu tiếng nói dân tộc, tình yêu tổ quốc, quê hương mình . 0.25 d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với 0.25 yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn 0.25 chính tả, dùng từ, đặt câu. 2 (chung cho cả đề chẵn, lẻ) 5.0 a - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn miêu tả: Có đầy đủ ba phần: 0.25 Mở bài - giới thiệu vấn đề; Thân bài - triển khai được nội dung; Kết bài - khái quát được vấn đề. b - Xác định đúng vấn đề miêu tả: Cảnh buổi sáng trên quê hương 0.25 c - HS triển khai vấn đề: nội dung cụ thể, rõ ràng, thể hiện sự sáng 4.0 tạo. HS có thể trình bày theo hướng sau: 1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về một buổi sáng đẹp trời trên quê 0.5 hương em. 2. Thân bài: Kết hợp tả theo trình tự thời gian và không gian 3.0 * Cảnh quê hương lúc trời vừa hửng sáng: 1.0 - Tả bao quát: Trời chưa sáng hẳn, không gian còn khoác trên mình màn sương mỏng - Tả chi tiết: + Bầu trời, làng xóm (khu phố), những ngôi nhà, con đường +Tiếng gà gáy sáng báo hiệu một ngày mới bắt đầu => Cảnh đẹp thơ mộng, yên bình. * Cảnh quê hương khi ông mặt trời bắt đầu lên: 1.0 - Cảnh bao quát: quê hương như bừng tỉnh sau một giấc ngủ say.
  10. Nắng vàng trải lên khắp mọi nơi - Cảnh chi tiết: + Trên các ngả đường: Hoạt động của con người, phương tiện + Những hàng cây bên đường , vài chú chim hót líu lo => Cảnh đẹp với không khí sôi động, náo nhiệt, nhịp sống hối hả * Cảnh quê hương khi nắng đã lên cao: - Cảnh bao quát: nắng lấp lánh những ánh bạc phủ lên vạn vật 1.0 - Cảnh chi tiết, tiêu biểu: + Cánh đồng, dòng sông (hoặc cảnh phố phường với những trung tâm thương mại, công sở ) + Khu chợ: Ồn ào, tấp nập => Cảnh đẹp trù phú, ấm áp, yên vui. 0.5 3. Kết bài: Khái quát suy nghĩ, tình cảm của em khi được ngắm quê hương vào buổi sáng đẹp trời. d - Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, 0.25 sáng tạo mới mẻ về nội dung. e - Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn 0.25 chính tả, dùng từ, đặt câu. Lưu ý: Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Hành văn lưu loát, đủ ý, biết miêu tả bằng những hình ảnh so sánh, nhân hoá; biết kết hợp miêu tả với cảm nhận của bản thân. Bố cục rõ, không mắc lỗi diễn đạt mới cho điểm tối đa các ý. Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính chất định hướng