Đề kiểm tra 30 phút môn Vật lý Lớp 12 (Sách Cánh diều) - Đề 4

docx 2 trang Đào Yến 11/05/2024 1700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 30 phút môn Vật lý Lớp 12 (Sách Cánh diều) - Đề 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_30_phut_mon_vat_ly_lop_12_sach_canh_dieu_de_4.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 30 phút môn Vật lý Lớp 12 (Sách Cánh diều) - Đề 4

  1. ĐỀ 4/2ĐỀ KIỂM TRA 30 PHÚT. MÔN: VẬT LÝ. LỚP 12. Câu 1: Độ to nhỏ của âm mà tai người cảm nhận được phụ thuộc vào A. cường độ âm. B. biên độ âm. C. cường độ âm và biên độ âm. D. mức cường độ âm và tần số âm. Câu 2: Cùng một độ cao, ta phân biệt được âm của các nhạc cụ khác nhau lá do A. độ to của âm.B. tần số âm.C. biên độ âm. D. âm sắc. Câu 3: Đơn vị mức cường độ âm sử dụng phổ biến là A. B. B. kB. C. W/m 2. D. dB. Câu 4: Độ to của âm phụ thuộc vào A. cường độ âm. B. bước sóng và cường độ âm. C. tần số và mức cường độ âm. D. vận tốc và biên độ âm. Câu 5: Hai âm có cùng độ cao, chúng có đặc điểm nào? A. Cùng biên độ. B. Cùng tần số và bước sóng. C. Cùng tần số. D. Cùng cường độ. Câu 6: Sóng âm lan truyền trong không khí có cường độ đủ lớn, tai người có thể cảm thụ những sóng cơ học nào sau đây? A. Tần số 10 Hz. B. Tần số 10 kHz. C. Chu kì 2,5 s. D. chu kì 100 ms. Câu 7: Sóng âm truyền trong không khí có tần số 1000 Hz thuộc loại A. âm nghe được. B. sóng siêu âm. C. sóng hạ âm. D. sóng điện từ. Câu 8: Các đặc trưng sinh lí của âm là A. độ cao, độ to; âm sắc. B. độ cao; độ to; tần số. C. cường độ âm; mức cường độ âm; tần số; đồ thị dao động âm. D. âm sắc; tần số; độ cao. Câu 9: Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào A. biên độ sóng.B. tần số sóng. C. tính chất và nhiệt độ môi trường. D. bước sóng. Câu 10: Một sóng âm truyền từ nước sang không khí thì A. tần số tăng. B. vận tốc giảm. C. bước sóng tăng. D. vận tốc và bước sóng đều tăng. Câu 11: Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích dao động với chu kì không đổi là 0,05 s. Âm do lá thép phát ra là A. nhạc âm. B. siêu âm. C. âm nghe được. D. hạ âm. Câu 12: Một âm có cường độ gấp 1000 cường độ âm chuẩn thì có mức cường độ âm là A. 40 dB. B. 50 dB. C. 60 dB. D. 30 dB. Câu 13: Biết cường độ âm chuẩn là 10-12 W/m2. Mức cường độ âm ứng với cường độ 10-2 W/m2 có giá trị là A. 100 dB. B. 120 dB. C. 80 dB. D. 90 dB. Câu 14: Tần số âm cơ bản và họa âm do dây đàn phát ra ứng với tần số của sóng cơ trên dây đàn có sóng dừng. Đàn phát ra hai họa âm có tần số 1980 Hz và 3300 Hz. Biết âm cơ bản của đàn có tần số từ 200 Hz đến 400 Hz. Số họa âm tối đa (kể cả âm cơ bản) do đàn phát ra có tần số từ 100 Hz đến 5 kHz là A. 22. B. 15. C. 44. D. 33. Câu 15: Cho cường độ âm chuẩn 10-12 W/m2. Một âm có mức cường độ âm là 70 dB thì cường độ âm có giá trị là A. 10-4 W/m2. B. 10 -5 W/m2. C. 10 -6 W/m2. D. 10 -2 W/m2. Câu 16: Xét điểm M ở trong môi trường đàn hồi có sóng âm truyền qua. Mức cường độ âm tại M là L (dB). Nếu cường độ âm tại điểm M tăng lên 1000 lần thì mức cường độ âm tại điểm đó bằng A. 1000L (dB). B. L + 1000 (dB). C. 30L (dB). D. L + 30 (dB). 1
  2. Câu 17: Điểm A cách nguồn âm O khoảng r có mức cường độ âm là 40 dB. Môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại trung điểm AO có giá trị là A. 80 dB. B. 46 dB. C. 56 dB. D. 60 dB. Câu 18: Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm A, B cách nguồn âm lần lượt là r1 và r2. Biết cường độ âm tại B gấp r 9 lần cường độ âm tại A. Tỉ số 2 bằng r1 A. 9. B. 1/3. C. 1/9.D. 3. Câu 19: Một dây đàn phát ra âm cơ bản 640 Hz. Họa âm có tần số lớn nhất thuộc miền nghe được có giá trị A. 19,96 kHz. B. 19,84 kHz. C. 19,38 kHz. D. 19,82 kHz. Câu 20: Một nguồn âm phát ra âm đẳng hướng. Hai điểm A, B trên cùng phương truyền âm có mức cường độ âm là 50 dB và 40 dB. Điểm M trong môi trường truyền âm sao cho tam giác ABM vuông cân tại A. Mức cường độ âm tại điểm M gần giá trị nào? A. 32 dB. B. 34 dB. C. 36 dB. D. 38 dB. HẾT. PHẦN TRẢ LỜI. HỌ TÊN: , LỚP: , ĐIỂM: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D 2