Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề: 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)

doc 3 trang binhdn2 24/12/2022 3540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề: 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_hoa_hoc_lop_10_ma_de_132_nam_hoc_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề: 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Môn: hoá học lớp 10 Mã đề thi: 132 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên học sinh: Lớp: Phần I: Trác nghiệm (6 điểm) Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p3, công thức hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất đều đúng ở cặp công thức nào sau đây ? A. RH4, RO2 B. RH3, R2O5 C. RH2, RO D. RH5, R2O3 Câu 2: Nguyên tắc nào sau đây không phù hợp với nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH? A. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. B. Các nguyên tố có số electron hoá trị như nhau được xếp thành một cột. C. Các nguyên tố được xếp theo chiếu tăng của điện tích hạt nhân. D. Các nguyên tố được xếp theo chiếu tăng của khối lượng nguyên tử. Câu 3: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết A. Số proton của hạt nhân B. Số thứ tự, chu kì, nhóm C. Số nơtron D. Số electron trong nguyên tử Câu 4: Các nguyên tố cùng trong một nhóm thì các nguyên tử của chúng có đặc điểm chung: A. Cùng số electron hoá trị. B. Cùng số electron ngoài lớp vỏ. C. Cùng số lớp electron. D. Cùng điện tích hạt nhân. Câu 5: Trong một chu kì đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì: A.tính bazo và tính axit của các hidroxit tương ứng giảm dần. B.tính bazo và tính axit của các hidroxit tương ứng tăng dần. C.các hidroxit có tính bazo giảm dần và tính axit tăng dần. D. các hidroxit có tính bazo tăng dần , tính axit giảm dần. Câu 6: Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron là 1s22s22p63s2 thì nguyên tố đó thuộc: A. Nhóm IAB. Chu kì 2C. Nhóm IIIAD. Chu kì 3 Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố ở chu kì 3, nhóm IVA có số hiệu nguyên tử là: A. 13B. 14C. 21D. 22 Câu 8: Một nguyên tố thuộc nhóm VIA có tổng số proton, nơtron và electron trong nguyên tử bằng 24. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là A. 1s22s22p4 B. 1s22s22p5 C. 1s22s22p3 D. 1s22s22p6 Câu 9: Nguyên tố thuộc chu kỳ 3, nhóm VIIA. Vậy X có cấu hình electron A. 1s²2s²2p63s²3p6. B. 1s²2s²2p63s²3p3. C. 1s²2s²2p63s²3p5. D. 1s²2s²2p63s²3p4. Câu 10: Tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn? A. Tính kim loại và tính phi kim B. Hóa trị cao nhất với oxi C. Số lớp electron D. số electron ở lớp ngoài cùng Câu 11: Tính bazơ của dãy các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến dổi theo chiều nào sau đây A. Giảm B. giảm rồi tăng C. tăng rồi giảm D. Tăng Câu 12: Sắp xếp các nguyên tố Na, Mg, Al, K theo thứ tự tính kim loại giảm dần là A. Na, Mg, Al, K. B. Al, Mg, Na, K. C. Na, K, Mg, Al. D. K, Na, Mg, Al. Câu 13: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kì và các nhóm nào sau đây ? A. Chu kì 2 và các nhóm IIIA và IVA. B. Chu kì 3 và các nhóm IA và IIA. C. Chu kì 2 và các nhóm IIA và IIIA. D. Chu kì 3 và các nhóm IIA và IIIA Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. Câu 14: Các ion A+, X2+, Y2– đều có cấu hình electron bền vững của khí neon là 1s²2s²2p6. Vậy các nguyên tử A, X, Y tương ứng là A. 19K, 20Ca, 16S B. 9F, 8O, 12Mg C. 11Na, 12Mg, 8O D. 11Na, 20Ca, 8O Câu 15: Các nguyên tố cùng chu kỳ thì các nguyên tử của chúng có đặc điểm chung: A. Cùng số electron hoá trị . B. Cùng số lớp electron. C. Cùng số nơtron trong hạt nhân . D. Cùng số hiệu nguyên tử. Câu 16: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có số chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là A. 4 và 2 B. 2 và 3 C. 4 và 3 D. 3 và 4 Câu 17: Nguyên tố có tính chất hóa học tương tự canxi là A. K B. Al C. Na D. Mg Câu 18: Khẳng định nào sau đây là Sai ? A. có thể so sánh tính kim loại giữa hai nguyên tố Kali và Magiê B.kim loại vẫn có khả năng nhận electron để trở thành anion C.các ion : O2- , F- , Na+ , Al3+ có cùng số electron. D. Flo là phi kim mạnh nhất . Câu 19: Trừ chu kì 1 và 7, các chu kì khác bắt đầu từ loại nguyên tố nào và kết thúc ở loại nguyên tố nào? Đầu chu kì – cuối chu kì ? A. kim loại kiềm thổ - halogen B. kim loại kiềm thổ - khí hiếm C. kim loại kiềm – khí hiếm D. kim loại kiềm – halogen Câu 20: Nguyên tố có số thứ tự nào là kim loại mạnh nhất so với ba nguyên tố còn lại? A. Z = 4 B. Z = 12 C. Z = 13 D. Z = 11 Câu 21: Tỉ lệ khối lượng phân tử giữa hợp chất khí với H của nguyên tố R với oxit cao nhất của nó là 17 : 40. Giá trị nguyên tử khối của R là: A. 32 B. 31 C. 16,7 D. 28 Câu 22: Các nguyên tố xếp ở chu kỳ 6 có số lớp electron trong nguyên tử là: A. 3. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 23: Cấu hình electron của ion X 2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc A. chu kì 4, nhóm VIIIA. B. chu kì 4, nhóm IIA. C. chu kì 4, nhóm VIIIB. D. chu kì 3, nhóm VIB. Câu 24: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tổng số electron trong phần lớp p là 7. A. Al B. Mg C. Na D. Ca Phần II: Tự luận (4 điểm) Câu 1: (2 đ) Cho nguyên tử P (Z=15) a) Viết cấu hình electron, xác định vị trí của P trong bảng tuần hoàn b) nêu tính chất hoá học cơ bản của P Câu 2: (2đ) a) . Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO 3. Hợp chất khí của nó với hiđro có 5,88 % hiđro về khối lượng. Tìm R -b) Hai nguyên tố M và X thuộc cùng một chu kì, đều thuộc nhóm A. Tổng số p của M và X là 28. Biết M và X tạo được hợp chất với hidro, trong đó số nguyên tử hidro bằng nhau và nguyên tử khối của M nhỏ hơn X. Xác định M, X. HẾT Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Môn: hoá học lớp 10 Mã đề thi: 132 Phần Tự luận (4 điểm) BIỂU CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1: Cấu hình electron: 1s22s22p6323p3 (2điểm) P ở ô 16 , thuộc chu kì 3, nhóm VA 1đ a. b. Tính chất hóa học cơ bản của P: 1đ - Plà phi kim - Hóa trị cao nhất với oxi = V, công thức oxit cao nhất: P2O5. - Hóa trị trong hợp chất khí với hidro = III, công thức hợp chất khí với hidro : H3P - P2O5 là oxit axit, H3PO4 là axit trung bình Câu 2: CT cao nhất cới oxi là RO3 => CT hợp chất với H: RH2 1đ (2điểm) %H= 5,88% => %R= 94,12% a. MR= (2.94,12)/5,88= 32 R là S b. Tổng số proton của M và X là 28 nên M và X thuộc chu kì nhỏ ZM + ZX = 28 1đ Do hợp chất của M và X với hidro có cùng số nguyên tử H nên ta có các trường hợp sau : TH1 : M thuộc nhóm IA (HM) và X thuộc nhóm VIIA(HX) ZM + 6 =ZX M là Na và X là Cl TH2 : M là Mg và X là S TH3 : M là Al và X là P Vậy có 3 cặp nghiệm thoả mãn. Trang 3/3 - Mã đề thi 132