Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi - Môn: Ngữ văn 9

docx 4 trang hoaithuong97 13152
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi - Môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_9.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi - Môn: Ngữ văn 9

  1. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KSCL HSG NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: Nắng vào quả cam nắng ngọt Trong suốt mùa đông vườn em Nắng lặn vào trong mùi thơm Cả trăm ngàn bông hoa cúc. (“Mùa đông nắng ở đâu”- Xuân Quỳnh) Câu 2: Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp. (W.Gớt) Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 3: Khi bàn về tác phẩm truyện, nhà văn Chingiz Aimatov đã nêu ý tưởng: “Tác phẩm nghệ thuật chân chính không chấm dứt ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện.” Em hiểu như thế nào về ý tưởng đó. Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em hãy làm sáng tỏ ý tưởng trên. 1
  2. ĐÁP ÁN CHẤM Câu 1: 2 điểm - Chỉ ra các biện pháp tu từ: điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – 0,5 điểm - Điệp từ “nắng”, nhân hóa “nắng vào, nắng lặn”, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nắng ngọt”- 0,5 điểm - Tác dụng: Các biện pháp tu từ đã góp phần miêu tả bức tranh thiên nhiên ngày đông tràn ngập ánh nắng, màu sắc hương thơm. Thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả.(1 điểm) Câu 2:3 điểm Gợi ý: - Yêu cầu chung: Viết đúng hình thức bài văn nghị luận xã hội + Học sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm của riêng mình để làm bài. - Yêu cầu về kiến thức cơ bản 1. MB: Dẫn vấn đề, nêu vấn đề cần nghị luận (0,25) Giải thích ý kiến (0,5) * Khái niệm: “Trí tuệ” - Là khả năng nhận thức của lí trí, thấu nhận, dung nạp những tri thức của nhân loại, giúp con người đạt đến trình độ hiểu biết nhất định. + “Tính cách” Là tổng thể những đặc điểm ngôn ngữ ổn định trong cách xử sự của một người, biểu hiện thái độ của người đó trong hoàn cảnh điển hình. + “Trưởng thành” Là sự phát triển, lớn lên, vươn tới sự hoàn thiện. + “Tĩnh lặng” Là sự thể hiện thái độ suy tư, trầm lắng trong không gian yên tĩnh. + “Bão táp” Chỉ những khó khăn, thử thách, biến động trong cuộc đời. → Nhận định chung: Câu nói của Gớt đã khái quát quá trình trưởng thành của trí tuệ và tính cách. Hai quá trình này trái ngược với nhau: Để có trí tuệ con người phải suy tư trong tĩnh lặng nhưng để trưởng thành trong tính cách con người phải trải qua những biến động đầy thử thách. Bàn luận về ý kiến * Gợi ý: 2.1. Vì sao trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng (0,75) - Trí tuệ có được nhờ quá trình tích lũy trí thức của nhân loại chuyển hóa thành tri thức của bản thân, phục vụ đời sống. - Quá trình tiếp thu tri thức của trí tuệ diễn ra dần dần thông qua nghiền ngẫm, suy xét, tích lũy từng chút nhưng cũng sẽ không bao giờ đủ. Như vậy, sự nhồi nhét kiến thức nóng vội trong một sớm một chiều là phản khoa học và không phát huy được tác dụng. - Một người có trí tuệ trưởng thành là người luôn biết bổ sung kiến thức cho mình để theo kịp sự phát triển của thời đại. Trong khi đó nhiều người thuộc thế hệ trẻ hôm nay lại ham chơi, lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, lười học, ỷ lại vào bạn bè, trí tuệ, nông cạn, trống rỗng. (Mỗi luận điểm học sinh sẽ lấy dẫn chứng minh họa). 2
  3. 2.2. Tính cách con người hình thành trong bão táp (0,75) - Mỗi người có một tính cách riêng, hình thành trong những hoàn cảnh sống khác nhau. + Trong thực tế, cuộc đời mỗi con người luôn phải đối diện với những khó khăn, thử thách, đó là môi trường tốt nhất để rèn luyện nhân cách con người. - Tuy nhiên những trải nghiệm, những biến động trong đời sống có thể là lực đẩy để tính cách trưởng thành, dạn dày hơn, kinh nghiệm hơn, khôn ngoan hơn nhưng cũng có thể khiến cho con người sợ sệt, yếu đuối. →Trưởng thành về tính cách phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí con người. - Thực tế trong xã hội hiện đại, nhiều người có lối sống thu mình trong nhà hộp hoặc được cha mẹ bao bọc, che chở, ít được va vấp, trải nghiệm trong cuộc đời sẽ dẫn đến sự hình thành tính cách thụ động, ít vốn sống, không có đủ tự tin và bản lĩnh. (Học sinh lấy dẫn chứng minh họa). 3. Bài học nhận thức và hành động (0,5) * Có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau từ quan điểm của học sinh. * Định hướng: + Để trở thành con người có trí tuệ, mỗi cá nhân phải không ngừng học hỏi, phấn đấu. + Để trở thành con người có nhân cách, mỗi cá nhân phải biết chấp nhận, đương đầu với những bão táp, phong ba của cuộc đời. + Mỗi cá nhân cần biết định hướng cho mình con đường hoàn thiện trí tuệ, nhân cách, tránh lối sống thụ động, thu mình. Kết luận: Khắng định lại- liên hệ mở rộng (0,25) Câu 3: 5 điểm Nội dung Điểm a,Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0,25 b, Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 C, Triển khai các vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện được sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Mở Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận 0,25 bài TB 1 Giải thích ý kiến: - Tác phẩm văn học chân chính là những tác phẩm có giá trị lớn lao, đích thực, thể hiện được những chức năng và sứ mệnh của văn chương với cuộc đời (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ ) - Không chấm dứt ở trang cuối cùng: nghĩa là dù đã kết thúc tác phẩm nhưng với những tác phẩm chân chính, với sự sáng tạo, độc 0,5 đáo của người nghệ sĩ, tác phẩm sẽ không chấm dứt trên trang sách mà còn có sức gợi trong lòng người đọc. - Không bao giờ hết khả năng kể chuyện: khẳng định khả năng của người nghệ sĩ và sức sống lâu bền của tác phẩm. - Khẳng định ý kiến trên là đúng - Giới thiệu tác giả tác phẩm 2. chứng minh: a,Tác phẩm nghệ thuật chân chính không chấm dứt ở trang cuối cùng: 3
  4. - Tác giả đã gieo vào lòng người đọc sự trân trọng, ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của người phụ nữ việt Nam truyền thống thông qua vẻ đẹp 1,5 của Vũ Nương- dẫn chứng- phân tích - Tác phẩm đã lay động lòng người, ám ảnh lòng người bởi số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền thông qua số phận của Vũ Nương> Họ có thể gặp bất hạnh bởi bất cứ một nguyên nhân vô lý nào mà không lường trước được- D/C- Phân tích. - Tác phẩm gieo vào lòng người đọc sự đồng cảm, sẻ chia, ước mơ, khát vọng giải phóng người phụ nữ b, Tác phẩm nghệ thuật chân chính không bao giờ hết khả năng kể 1 chuyện: bởi sự sáng tạo của nguyễn Dữ: - Cốt truyện thêm phần: Vũ Nương ở dưới thủy cung và được giải oan- D/c- phân tích - Chi tiết hoang đường: D/C - Cách xây dựng nhân vật: + Tính cách có sự biến đổi. Nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh + Bước đầu khắc họa nội tâm: những lời thoại của Vũ Nương thực chất là tâm trạng sự giãi bày của nàng - Cách xây dựng chi tiết đầy kịch tính: thắt nút, mở nút, chi tiết chiếc bóng. - Kết thúc có hậu nhưng vẫn đầy kịch tính C. Đánh giá: 0,5 - Bằng tài năng và tấm lòng của mình, Nguyễn Dữ đã cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến đồng thời bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận mong manh, bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến - Câu chuyện kết thúc nhưng lại mở ra khoảng trống khiến chúng ta phải suy ngẫm. Đó là: phải biết trân trọng hạnh phúc gia đình, biết kìm chế phân tích khi nóng giận, biết yêu thương tin tưởng lẫn nhau, đừng bao giờ để xảy ra bi kịch lứa đôi - Bài học cho người sáng tác: tác phẩm nghệ thuật phải là kết tinh cái tài, cái tâm của người nghệ sĩ. - Độc giả: Khi cảm nhận tác phẩm phải bằng chiều sâu của cảm xúc 3. Kết luận: Đánh giá lại ý kiến 0,25 - Nêu cảm nhận suy nghĩ của bản thân. d, Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp 0,25 e, Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa tiếng việt BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN HSG MÔN VĂN CẤP HUYỆN, TỈNH FILE WORD Zalo 0946095198 160 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 6=130k 190 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7=150k 180 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8=140k 230 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9=180k 4