Đề cương ôn thi môn Công nghệ Lớp 10

docx 5 trang Hùng Thuận 20/05/2022 4180
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Công nghệ Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_cong_nghe_lop_10.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Công nghệ Lớp 10

  1. Bài 7: Một số tính chất của đất trồng I - KEO ĐẤT VÀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CỦA ĐẤT 1. Keo đất a. Khái niệm: Keo đất là những phân tử có kích thước khoảng dưới 1μm1μm, không hoà tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù. b. Cấu tạo Mỗi một hạt keo có một nhân Lớp phân tử nằm ngoài nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Phía ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù (gồm 2 lớp: lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện. Trong đó: Nhân: nằm trong cùng của keo đất gồm các chất parafin Lớp ion quyết định điện: quyết định điện tích của keo Lớp ion bất động: mang điện tráo dấu với lớp ion quyết định điện Lớp ion khuếch tán: mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện, và trao đổi ion với dung dịch đất 2. Khả năng hấp thụ của đất Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ; hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới. II - PHẢN ỨNG CỦA DUNG DỊCH ĐẤT Chỉ tính chua, kiềm, hoặc trung tính của đất: [H+] > [OH-]: phản ứng chua [H+] = [OH-]: phản ứng trung tính [H+] 2NaOH +H2O + CO2 III - ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT 1. Khái niệm Là khả năng của đất, cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao. Các yếu tố quyết định định độ phì nhiêu của đất: -Nước -Canxi -Lân
  2. 2. Phân loại Tuỳ theo nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại: độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo. a. Độ phì nhiêu tự nhiên: Độ phì nhiêu được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người. b. Độ phì nhiêu nhân tạo Độ phì nhiêu được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người. Trong sản xuất để sản xuất nông, lâm nghiệp ngoài độ phì nhiêu của đất cần có các điều kiện: -Giống tốt -Thời tiết thuận lợi -Chế độ chăm sóc tốt, hợp lý Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón I - NGUYÊN LÝ SẢN XUẤT PHÂN VI SINH - Công nghệ vi sinh là ngành công nghệ khai thác sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu con người. Trong nông nghiệp đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có sản xuất phân vi sinh - Nguyên lý sản xuất phân vi sinh: Nhân giống chủng vi sinh vật đặc hiệu sau đó trộn với chất nền (than bùn). Từ đây có thể sản xuất được các loại phân vi sinh vật II - MỘT SỐ LOẠI PHÂN VI SINH VẬT THƯỜNG DÙNG Các loại phân vi sinh vật dùng trong sản xuất nông - lâm nghiệp: phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật chuyển hóa lân, phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ 1. Phân vi sinh vật cố định đạm - Khái niệm: Phân vi sinh vật cố định đạm là loại phân có chứa các nhóm vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ Đậu, hoặc sống hội sinh với cây lúa và một số cây khác - Sản phẩm: + Phân Nitragin + Phân Azogin - Thành phần: than bùn, vi sinh vật nốt sần cây họ đậu, các chất khoáng và nguyên tố vi lượng - Sử dụng: + Tẩm hạt hoặc rễ trước khi gieo trồng + Bón trực tiếp vào đất Sau khi tẩm hạt giống cần được gieo trồng và vùi vào đất ngay 2. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân - Khái niệm: Là loại phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ, hoặc vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan - Sản phẩm: + Phân Photphobacterin + Phân Lân hữu cơ vi sinh - Thành phần: Than bùn, bột photphorit hoặc apatit, các nguyên tố khoáng và vi lượng - Kĩ thuật sử dụng: tẩm hạt giống trước khi gieo (Photphobacterin) hoặc bón trực tiếp vào đất 3. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
  3. - Khái niệm: Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ - Thành phần: + Chất nền (than bùn và xác thực vật) + Khoáng và vi lượng + Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ - Sản phẩm: Estrasol, Mana - Sử dụng: + Bón trực tiếp vào đất + Làm chất độn khi ủ phân III. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG PHÂN VI SINH VẬT: - Phân vi sinh sản xuất trong nước thường được sử dụng bằng cách trộn với hạt giống đã được vẩy nước để làm ẩm hạt trước khi gieo 10-20 phút - Nồng độ sử dụng: 100 kg hạt giống trộn với 1 kg phân vi sinh vật - Các chế phẩm sử dụng trong nước thường không cất giữ được lâu. Sau từ 1-6 tháng, hoạt tính của các vi sinh vật trong chế phẩm giảm mạnh. Vì vậy, khi sử dụng cần xem kỹ ngày sản xuất và thời gian sử dụng được ghi trên bao bì - Chế phẩm vi sinh vật là một vật liệu sống, nếu cất giữ trong điều kiện nhiệt độ cao hơn 300C hoặc ở nơi có ánh sáng chiếu vào trực tiếp thì một số vi sinh vật bị chết. Do đó hiệu quả của chế phẩm bị giảm sút. Cần cất giữ phân vi sinh vật ở nơi mát và không bị ánh nắng chiếu vào - Phân vi sinh vật thường chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp. Thường chúng phát huy tốt ở các chân đất cao, đối với các lọai cây trồng cạn Bài 15: Điều kiện phát sinh và phát triển của sâu bệnh hại cây I - NGUỒN SÂU, BỆNH HẠI - Nguồn sâu, bệnh hại có sẵn trên đồng ruộng: Trứng, nhộng của nhiều loài côn trùng gây hại; bào tử của nhiều loại bệnh tiểm ẩn trong đất, trong các bụi cây, cỏ ở bờ ruộng - Sử dụng hạt, giống cây con nhiễm sâu, bệnh là nguyên nhân làm cho sâu, bệnh xuất hiện trên đồng ruộng - Các biện pháp phòng ngừa sâu, bệnh: Biện pháp Tác dụng Cày bừa, phát quang bờ ruộng, vệ sinh Mất nơi cư trú, cản trở, gây khó khăn cho đồng ruộng sự phát triển của sâu bệnh Diệt trừ sâu non, trứng, nhộng và mầm Ngâm đất phơi ải bệnh Xử lí và sử dụng giống cây trồng sạch bệnhTiêu diệt nguồn gốc sâu, bệnh hại Bảng 1. Biện pháp phòng ngừa sâu, bệnh trên đồng ruộng II - ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI 1. Nhiệt độ môi trường - Mỗi một loại sâu hại sinh trưởng, phát triển tốt trong một giới hạn nhiệt độ nhất định - Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập và lây lan của bệnh hại
  4. Ví dụ: Nhiệt độ từ 250 – 300C, độ ẩm cao, nấm phát triển Nhiệt độ từ 450 – 500C, nấm bị chết 2. Độ ẩm không khí và lượng mưa Lượng nước trong cơ thể côn trùng biến đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa. Độ ẩm không khí thấp, lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm, côn trùng có thể bị chết Nhiệt độ và độ ẩm còn gián tiếp ảnh hưởng đến phát sinh, phát triển của sâu bệnh trồng qua ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sâu bệnh hại 3. Điều kiện đất đai Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng cây trồng không phát triển bình thường nên dễ bị sâu bệnh phá hoại. III - ĐIỀU KIỆN VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC - Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm bệnh => Xử lí hạt giống, cây con trước khi gieo trồng, chọn giống có khả năng kháng sâu bệnh - Chế độ nước mất cân đối giữa nước và phân bón => Cân đối giữa nước và phân bón, đặc biệt là phân đạm - Ngập úng và những vết thương cơ giới => Tưới, tiêu hợp lí, chăm sóc, xới xáo cẩn thận IV - ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÂU, BỆNH PHÁT TRIỂN THÀNH DỊCH - Dịch hại: Bệnh phát triển hàng loạt, xảy ra nhanh chóng, tập trung trong một khoảng thời gian, trên phạm vi rộng và gây tác hại lớn - Ổ dịch: Là nơi xuất phát của sâu bệnh để phát triển rộng trên đồng ruộng. - Nếu gặp các điều kiện thuận lợi: có đủ thức ăn; nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, sâu bệnh sẽ sinh sản mạnh, ổ dịch sẽ lan nhanh Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường I - ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HOÁ HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT 1. Những ảnh hưởng xấu Gây ra hiệu ứng cháy và táp lá, thân, làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây, làm giảm năng suất, chất lượng nông sản Tác động xấu đến quần thể sinh vật có ích trên đồng ruộng, trong đất, trong nước, phá vỡ thế cân bằng đã ổn định của quần thể sinh vật 2. Nguyên nhân - Do thuốc có phổ độc rất rộng: 1 loại thuốc có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng, nhiều loại sâu, bệnh hại - Do sử dụng thuốc không hợp lí - Sử dụng với nồng độ hoặc tổng lượng cao - Sử dụng 1 loại thuốc liên tục hoặc nhiều loại thuốc có tính năng gần giống nhau, hình thành các dạng dịch hại đột biến có khả năng chịu đựng cao vơi thuôc hóa học bảo vệ thực vật - Sử dụng các loại thuốc bị cấm không có nguồn gốc hoặc không có hạn sử dụng
  5. II - ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN MÔI TRƯỜNG 1. Những ảnh hưởng xấu Gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, không khí và nông sản Gây tác hại xấu đến sức khỏe của con người và nhiều loại vật nuôi như gây ngộ độc,gây ra một số bệnh hiểm nghèo, 2. Nguyên nhân - Do sử dụng thuốc không hợp lí: nồng độ, liều lượng quá cao, thời gian cách li ngắn, - Do thuốc được tích lũy trong lương thực, thực phẩm. Tích luỹ trong đất, nước, không khí, đi vào cơ thể động vật thuỷ sinh, cuối cùng vào cơ thể con người III - BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HOÁ HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT -Chỉ dùng thuốc hóa học bảo vệ khi dịch hại tới ngưỡng gây hại -Sử dụng loại thuốc có tính chọn lọc cao; phân huỷ nhanh trong môi trường -Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách -Trong quá trình bảo quản, sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cần tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường