Đề cương ôn thi Hóa học 8 - Học kì I

docx 8 trang mainguyen 5220
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi Hóa học 8 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoa_hoc_8_hoc_ki_i.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi Hóa học 8 - Học kì I

  1. Đặng Thị Kim Phượng – 0121 636 2901 Hóa 8 NGUYÊN TỬ 1.Khái niệm: là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện 2.Cấu tạo: + hạt nhân:gồm hạt proton mang điện tích dương và notron không mang điện tích +vỏ: gồm các hạt e lectron mang điện tích âm 3.Khối lượng : khối lượng của nguyên tử gần bằng khối lượng của tổng số hạt proton và hạt nowtron do khối lượng của hạt electron là vô cùng nhỏ gần như không đáng kể nên có thể bỏ qua khi tính. Bài 1 Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại. Bài 2 Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số p, n , e. Bài 3 Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt. Bài 4 Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. Đối chiếu bảng các nguyên tố SGK xem M là nguyên tố nào? Bài 5 Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính số hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử. Bài 6 Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại. Bài 7 Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại. Bài 8 Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại. Bài 9 Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại. Bài 10: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau: a) Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa điện gọi là nguyên tử. b) Nguyên tử được tạo bởi những hạt nhỏ hơn và không mang điện là proton, notron, electron. c) Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và notron. Số proton bằng số notron. d) Vỏ nguyên tử tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm. e) Các nguyên tử cùng loại đều có cùng số proton và số notron trong hạt nhân. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi1
  2. Đặng Thị Kim Phượng – 0121 636 2901 Hóa 8 f) Trong nguyên tử, số proton bằng số electron g) Các hạt proton, notron và electron đều có cùng khối lượng. h) Trong nguyên tử, electron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định. i) Nhờ có electron mà các nguyên tử có thể liên kết được với nhau. Bài 11: Tổng số hạt trong nguyên tử là 28. Trong đó số hạt không mang điện xấp xỉ 35%. Tính số hạt một loại trong nguyên tử. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử biết rằng nó có 2 lớp electron và lớp trong cùng có 2 electron. Bài 12: Điền tên hạt tạo thành nguyên tử vào các câu sau đây a) và có điện tích như nhau, chỉ khác dấu. b) và có cùng khối lượng, còn có khối lượng rất bé, không đáng kể. c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số trong hạt nhân d) Trong nguyên tử luôn chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp. Bài 13: Viết sơ đồ cấu tạo nguyên tử của Nitơ, Neon, Silic, Kali biết số proton trong hạt nhân nguyên tử của chúng lần lượt là 7, 10, 14, 19. a) Mỗi nguyên tử có mấy lớp b) Số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử. Bài 14: Xác định thành phần cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố sau: a) Nguyên tố Magie có 12 hạt proton b) Nguyên tố Sắt có điện tích hạt nhân là 26+ c)Nguyên tố lưu huỳnh có tổng số hạt mang điện là 32 Bài 15: Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ chấm: Nguyên tử có thể với nhau nhờ mà nguyên tử có khả năng này. Do đó khả năng này .tùy thuộc ở số .cùng sự trong vỏ. Bài 16:Trong những câu sau đây câu nào đúng: a) Proton mang điện tích dương, electron mang điện tích âm. b) Electron là hạt mang điện tích dương, proton mang điện tích âm. c) Proton ở trong nhân nguyên tử và electron ở ngoài vỏ nguyên tử d) Proton khó bị tách ra khỏi nguyên tử còn electron có thể bị tách ra hoặc nhận thêm vào nguyên tử. e) Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt proton và electron trung hòa về điện f) Số hạt proton và số hạt notron trong hạt nhân bằng nhau. g) Proton và electron có khối lượng khác nhau. h) Trong nguyên tử khối lượng của hạt electron nhỏ hơn rất nhiều so với hai loại hạt còn lại. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi2
  3. Đặng Thị Kim Phượng – 0121 636 2901 Hóa 8 NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Bài 1: Phân biệt sự khác nhau giữa nguyên tố và nguyên tử Bài 2: a) Hãy nêu ví dụ một vài chất do một hoặc nhiều nguyên tố hóa học cấu tạo nên. b) Nguyên tố hóa học nào là nguyên liệu chung cấu tạo nên các chất sau: muối ăn do hai nguyên tố clo và natri; axit clohiđric do hai nguyên tố hiđro và clo; amoni clorua do ba nguyên tố nitơ, clo và hiđro cấu tạo nên. Bài 3: a) Nguyên tố hóa học có thể tồn tại ở những trạng thái nào? Trong tự nhiên, dạng nào là phổ biến hơn? b) Nêu cách biểu diễn các nguyên tố hóa học? Hãy nêu ý nghĩa các kí hiệu hóa học sau: 2H, O, 3Cu, 2Fe c) Kí hiệu hóa học chỉ ra điều gì? Viết kí hiệu hóa học biểu diễn các nguyên tố lưu huỳnh, hiđro, clo, natri, cacbon, nhôm, sắt. Bài 4:Trong các câu sau đây câu nào đúng câu nào sai: a) Trong không khí nguyên tử oxi tồn tại ở trạng thái tự do b) Trong không khí có nguyên tố oxi c) Nguyên tố hóa học tồn tại ở trạng thái hóa hợp d) Nguyên tố hóa học tồn tại ở trạng thái tự do e) Nguyên tố hóa học có thể tồn tại ở trạng thái tự do và phần lớn ở trạng thái hóa hợp f) Số nguyên tố hóa học có nhiều hơn số chất g) Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. h) Nguyên tố hóa học là phần tử cơ bản cấu tạo nên vật chất i) Nguyên tố hóa học là yếu tố cơ bản cấu tạo nên nguyên tử Bài 5: Hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau: a) Phân tử của nước (H2O) gồn hai nguyên tử của và một nguyên tử của b) Phân tử của muối ăn (NaCl) gồm một nguyên tử của và một nguyên tử của . c) Phân tử của vôi sống ( CaO) gồm một nguyên tử của và một nguyên tử của . d) Phân tử của đường (C6H12O6) gồm .của nguyên tố cacbon, của .và sáu nguyên tử của e) Phân tử giấm ăn (CH3COOH) gồm của nguyên tố cacbon, .của nguyên tố oxi và Bài 6: Hai nguyên tử magie nặng bằng bao nhiêu lần nguyên tử oxi Bài 7:Biết rằng bốn nguyên tử magie nặng bằng ba nguyên tử nguyên tố X. Hãy viết tên, kí hiệu hóa học của nguyên tố X? Bài 8:Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt các ý sau: chín nguyên tử magie, sáu nguyên tử clo, tám nguyên tử neon Bài 9: Tính khối lượng bằng đơn vị cacbon lần lượt của : 7K, 8Cl, 12Ca, 20P,2C, 5N, 6O 3 Bài 10: Nguyên tử khối của nguyên tử cacbon bằng nguyên tử khối của nguyên tử oxi, nguyên 4 1 tử khối của nguyên tử oxi bằng nguyên tử khối của nguyên tử S. 2 Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi3
  4. Đặng Thị Kim Phượng – 0121 636 2901 Hóa 8 Tính nguyên tử khối của oxi và nguyên tử khối của nguyên tử lưu huỳnh biết nguyên tử khối của C là 12. Bài 11:Cho biết các chất sau đây: Nước do nguyên tố oxi và nguyên tố hiđro tạo nên Axit sunfuric do nguyên tố hiđro, oxi và lưu huỳnh cấu tạo nên Khí ozon được dùng trong công nghệ làm sạch hiện nay là do nguyên tố oxi cấu tạo nên Khí cacbonic do nguyên tố oxi và cacbon cấu tạo nên Nguyên tố oxi tồn tại ở trạng thái đơn chất trong những chất nào và tồn tại ở trạng thái hợp chất trong những chất nào? Bài 12: Biết nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi, hỏi X là nguyên tố hóa học nào? Bài 13: Có 6 nguyên tố hóa học được đánh dấu là a,b,c,d,e,g. Biết rằng: - Nguyên tử g nặng hơn nguyên tử c khoảng 1,66 lần - Nguyên tử c nặng hơn nguyên tử d khoảng 1,16 lần - Nguyên tử d nặng hơn nguyên tử b khoảng 1,4 lần - Nguyên tử b nặng hơn nguyên tử e khoảng 2,857 lần - Nguyên tử e nặng hơn nguyên tử a khoảng 1,166 lần Biết rằng nguyên tử a có nguyên tử khối là 12. Hãy tìn tên và kí hiệu hóa học của các nguyên tố nêu trên. Bài 14:hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt các ý sau: - 5 nguyên tử hiđro - 6 nguyên tử sắt - 7 nguyên tử đồng - 12 nguyên tử canxi - 3 nguyên tử oxi - 32 nguyên tử nhôm Bài 15:Có những nguyên tố hóa học sau:bạc, cacbon, clo, đồng, nitơ, hiđro, magie, lưu huỳnh, thủy ngân, oxi, sắt, brom, vàng. Viết kí hiệu hóa học của: a) Các nguyên tố phi kim ở trạng thái rắn b) Các nguyên tố phi kim ở trạng thái lỏng c) Các nguyên tố phi kim ở trạng thái khí d) Các nguyên tố kim loại ở trạng thái rắn e) Các nguyên tố kim loại ở trạng thái lỏng Bài 16:Căn cứ vào đặc điểm của kim loại và phi kim, hãy cho biết những nguyên tố sau đây là kim loại hay phi kim : đồng, lưu huỳnh, photpho, nitow, thiếc, nhôm, cacbon (than) Bài 17: Than chì còn được gọi là graphit (lõi than trong pin) là nguyên tố cacbon. Than chì có một số tính chất sau:- Là chất rắn, màu đen, giòn ( dễ gãy, vỡ) - Dẫn điện tổ, dẫn nhiệt kém - Có ánh kim Cho biết nhưng tính chất nào của than chì giống tính chất của phi kim? Giống tính chất của kim loại? Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi4
  5. Đặng Thị Kim Phượng – 0121 636 2901 Hóa 8 ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT – PHÂN TỬ Bài 1: Hãy chỉ ra chất nào là đơn chất, hợp chất trong số cấc chất dưới đây: a) Khí clo do nguyên tố clo cấu tạo nên b) Kẽm clorua do 2 nguyên tố là kẽm và clo cấu tạo nên. c) Canxi cacbonat do 3 nguyên tố là canxi, cacbon và oxi cấu tạo nên d) Khí ozon do nguyên tố oxi cấu tạo nên. Bài 2: Căn cứ vào cấu tạo của chất (do một, hai hoặc ba, nguyên tố hóa học cấu tạo nên), ta có thể chia các chất thành mấy loại? Cho thí dụ minh họa. Bài 3: So sánh về cấu tạo thì đơn chất khác với hợp chất ở chỗ nào? Theo em, đơn chất hay hợp chất có nhiều hơn? Giải thích? Bài 4: a)Dựa vào định nghĩa hãy giải thích vì sao phân tử của hợp chất bắt buộc phải có 2 nguyên tử trở lên liên kết với nhau và đó là những nguyên tử khác loại? b) Trong phản ứng hóa học, phân tử hay nguyên tử được bảo toàn. Tại sao có sự biến đổi từ phân tử này thành phân tử khác? Bài 5: Nói như sau có đúng hay không: a) Nước gồm hai đơn chất là hiđro và oxi b) Khí cacbonic gồm hai đơn chất là cacbon và oxi Phải nói như thế nào mới đúng? Bài 6: Khi đốt lưu huỳnh trong không khí, lưu huỳnh hóa hợp với oxi tạo thành một chất khí có mùi hắc gọi là khí sunfurơ. Hỏi khí sunfurơ do nguyên tố hóa học nào tạo nên,nó là đơn chất hay hợp chất. Bài 7: Khi đun nóng, đường bị phân hủy, biến đổi thành than và nước. Như vậy, phân tử đường do những nguyên tố hóa học nào tạo nên? Đường là đơn chất hay hợp chất? Bài 8: Canxi oxit do hai nguyên tố là canxi và oxi tạo nên. Khi cho canxi oxit vào nước thì nó hóa hợp với nước tạo thành một chất mới gọi là canxi hiđroxit. Hỏi canxi hiđroxit do những nguyên tố hóa học nào tạo nên. Bài 9: Canxi cacbonat ( đá vôi) khi nung nóng tạo thành hai chất mới là caxi oxit (CaO)và khí cacbonic (CO2). Vậy canxi cacbonat được cấu tạo bởi những nguyên tố nào? Bài 10: Điền vào chỗ chấm từ thích hợp a) Trong thủy ngân oxit chứa . oxi. Trong không khí có chứa các oxi. b) . do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên, được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học. c) Không khí là một , trong đó có các như , khí nitơ, khí hiđro và các như và khí Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi5
  6. Đặng Thị Kim Phượng – 0121 636 2901 Hóa 8 Bài 11: Tính phân tử khối của các chất sau: a) Axit sunfuric trong phân tử có 2H, 1S, 4O b) Nước trong phâ tử có 2H, 1O c) Muối ăn trong phân tử có 1Na, 1Cl d) Canxi cacbonat trong phân tử có 1Ca, 1C, 3O e) Magie hidroxit trong phân tử có 1Mg, 2O, 2H f) Kẽm nitơrat trong phân tử có 1Zn,2N,6O Bài 12:Cho biết nguyên tử khối của nguyên tử oxi là 16 đvC, hiđro là 1 đvC. Tính nguyên tử khối của các nguyên tố còn lại trong phân tử hợp chất sau: Phân tử Số nguyên tử O Số nguyên tử H Số nguyên tử còn lại Phân tử khối của axit nitric 63 3 1 1N đvC Phân tử khối của canxi hiđroxit 2 2 1Ca là 74 đvC Phân tử khối của axit 4 3 1P photphoric là 98 đvC Phân tử khối của natri sunfat là 4 0 2Na,1S 142 đvC Phân tử khối của canxi 3 0 1Ca,1C cacbonat là 100 đvC Bài 13: a) Trong các chất kể sau đây, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất: silic, than, vôi sống, vôi tôi, kali, khí nito, muối ăn, nước. b) Hãy giải thích vì sao nói khí clo, sắt, than, khí oxi là đơn chất còn đường, đá vôi, đồng oxit, muối ăn là những hợp chất? Bài 14: Để tạo thành phân tử của một hợp chất cần tối thiểu bao nhiêu loại nguyên tử? Cho ví dụ? Bài 15: một hợp chất có PTK là 62. Trong phân tử nguyên tố oxi chiếm 25,8% theo khối lượng, còn lại là nguyên tố natri. Hãy cho biết số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong phân tử của hợp chất. Bài 16: Một hợp chất có thành phần khối lượng: 40% Ca, 12% C còn lại là O. Biết PTK của hợp chất là 100. Cho biết phân tử của hợp chất đó có bao nhiêu nguyên tử mỗi loại? Bài 17: Phân tử của một hợp chất có 30% nguyên tố oxi về khối lượng, còn lại là nguyên tố sắt, PTK của hợp chất bằng 160. Cho biết phân tử của hợp chất có bao nhiêu nguyên tử mỗi loại. Bài 18: Một chất khí tạo bởi hai nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 82,76% khối lượng. PTK của hợp chất bằng 58. Xác định số nguyên tử mỗi loại có trong phân tử của hợp chất đó? Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi6
  7. Đặng Thị Kim Phượng – 0121 636 2901 Hóa 8 LUYỆN TẬP 1 Bài 1: Phân biệt những khái niệm sau và lấy ví dụ minh họa a) Vật thể ( tự nhiên và nhân tạo), chất, đơn chất, hợp chất b) Hỗn hợp và chất tinh khiết c) Nguyên tử và phân tử d) Chất và nguyên tố hóa học e) Kim loại và phi kim f) Nguyên tử khối và phân tử khối Bài 2:Phương pháp tách thường được dùng là: lọc, chưng cất, bay hơi. Nên dùng phương pháp nào trong các trường hợp sau để: a) Tách cát bị lẫn vào đường ăn ( đường kính) b) Tách muối từ nước biển c) Tách rượu từ hỗn hợp của nó với nước Bài 3: Trong các câu sau, từ nào chỉ vật thể, từ nào chỉ chất? a) Dây điện được làm bằng đồng hoặc nhôm b) Lưỡi dao bằng sắt cán dao bằng nhựa c) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su, nhựa d) Nước biển gồm muối và một số chất khác e) Không khí gồm khí nitơ, oxi, cacbonic Bài 4: Các vật thể sau có thể được làm từ những chất nào?(mỗi vật thể hay nêu 2 chất) a) Chai lọ b) Chìa khóa c) ấm đun nước Bài 5:Hãy cho ví dụ về một vật thể được tạo ra bởi nhiều chất Bài 6: Hãy cho ví dụ về một chất có thể tạo ra nhiều vật thể Bài 7: Rượu để uống là một chất hay hỗn hợp? Bài 8: Trong dầu hỏa người ta thấy có lẫn cát và nước, làm thế nào để tách được dầu hỏa nguyên chất? Bài 9:Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một chất riêng biệt: bột sắt, bột than, bột lưu huỳnh. Hãy dựa vào tính chất đặc trưng của mỗi chất để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Bài 10:Chọn những câu phát biểu đúng trong các câu sau: a) Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện gọi là nguyên tử b) Nguyên tử được tạo bởi các hạt nhỏ hơn và không mang điện như proton, notron và electron c) Hạt nhân nguyên tử tạo bởi hạt proton và notron. Số hạt proton vaf notron bằng nhau. d) Vỏ nguyên tử được tạo bởi một hay nhiều hạt electron tích điện âm e) Các nguyên tử cùng loại đều có cùng số proton và số notron trong hạt nhân. f) Trong nguyên tử, số proton và số electron bằng nhau Các hạt proton, notron và electron có khối lượng bằng nhau. Bài 11:Tổng số hạt trong nguyên tử X là 28.Tính số hạt mỗi loại biết số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35%. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi7
  8. Đặng Thị Kim Phượng – 0121 636 2901 Hóa 8 Bài 12: Hãy kể tên, viết kí hiệu hóa học và nêu nguyên tử khối tương ứng của 10 nguyên tố hóa học mà e biết? Bài 13:Một hợp chất có PTK là 98. Trong phân tử đó, nguyên tố oxi chiếm xấp xỉ 65,31% về khối lượng, còn lại là nguyên tố hiđro và lưu huỳnh. Tính số nguyên tử của mỗi nguyên tố biết khối lượng của lưu huỳnh gấp 16 lần hiđro. Bài 14:Biết lưu huỳnh tan được trong cồn nhưng không tan được trong nước. Muối ăn tan được trong nước nhưng không tan được trong cồn. Hãy mô tả 2 phương pháp tách riêng muối ăn từ hỗn hợp với lưu huỳnh. Bài 15: Có 2 lọ, một lọ đựng nước tinh khiết (nước cất) và một lọ đựng nước đường Làm thí nghiệm đơn giản như thế nào để nhận biết được đâu là nước tinh khiết, đâu là nước đường Từ nước đường làm thí nghiệm đơn giản thế nào để thu được một ít nước tinh khiết và một ít đường ở trạng thái rắn? Bài 16: Hãy nêu tính chất giống và khác nhau của nước và rượu? Bài 17: nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt là 48, trong đó số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại? Bài 18: Tổng số hạt mang điện và không mang điện trong nguyên tử B là 34 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Tính số hạt mỗi loại của nguyên tử B. Bài 19: Tính phân tử khối của các chất sau: g) Axit sunfuric trong phân tử có 2H, 1S, 4O h) Nước trong phâ tử có 2H, 1O i) Muối ăn trong phân tử có 1Na, 1Cl j) Canxi cacbonat trong phân tử có 1Ca, 1C, 3O k) Magie hidroxit trong phân tử có 1Mg, 2O, 2H l) Kẽm nitơrat trong phân tử có 1Zn,2N,6O Bài 20: Một hợp chất có thành phần khối lượng: 40% Ca, 12% C còn lại là O. Biết PTK của hợp chất là 100. Cho biết phân tử của hợp chất đó có bao nhiêu nguyên tử mỗi loại? Bài 21: Phân tử của một hợp chất có 30% nguyên tố oxi về khối lượng, còn lại là nguyên tố sắt, PTK của hợp chất bằng 160. Cho biết phân tử của hợp chất có bao nhiêu nguyên tử mỗi loại. Bài 22: Một chất khí tạo bởi hai nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 82,76% khối lượng. PTK của hợp chất bằng 58. Xác định số nguyên tử mỗi loại có trong phân tử của hợp chất đó? Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi8