Đề cương ôn thi HKII môn Hóa học 8
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi HKII môn Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_thi_hkii_mon_hoa_hoc_8.docx
Nội dung text: Đề cương ôn thi HKII môn Hóa học 8
- ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKII – NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: Hóa học 8 Câu 1: Phản ứng hóa hợp là gì? Cho ví dụ minh họa. - Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. 0 - Ví dụ: 4P + 5O2 t 2P2O5 Câu 2: Ôxit là gì? Có mấy loại ôxit? Cho ví dụ minh họa từng loại. - Ôxit là hợp chất gồm hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi. - Có hai loại ôxit: + Ôxit axit; VD: SO3 , CO2 , P2O5 + Ôxit bazơ; VD: Na2O , CuO , CaO Câu 3: Phản ứng phân hủy là gì? Cho ví dụ minh họa. - Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. 0 - Ví dụ: CaCO3 t CaO + CO2 ↑ Câu 4: Phản ứng thế là gì? Cho ví dụ minh họa. - Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. - Ví dụ: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 ↑ Câu 5: Axit là gì? Có mấy loại axit? Cho ví dụ minh họa từng loại. - Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. - Có hai loại axit: + Axit có oxi; VD: H2SO3 , H2SO4 , H3PO4 + Axit không có oxi; VD: HCl , H2S , Câu 6: Bazơ là gì? Có mấy loại bazơ? Cho ví dụ minh họa từng loại. - Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (– OH). 2
- - Có hai loại bazơ: + Bazơ tan được trong nước gọi là kiềm; VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2 + Bazơ không tan trong nước; VD: Cu(OH)2 , Mg(OH)2 , Fe(OH)3 Câu 7: Muối là gì? Có mấy loại muối? Cho ví dụ minh họa từng loại. - Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. - Có hai loại muối: + Muối trung hòa; VD: Na2SO4 , Na2CO3 , CaCO3 + Muối axit; VD: NaHSO4 , NaHCO3 , Ca(HCO3)2 Câu 8: Thế nào là dung dịch, dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa? - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. - Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan. - Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. Câu 9: Độ tan là gì? - Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. Câu 10: Nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch là gì? Viết công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol. - Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là: 푡 C% = × 100 mct là khối lượng chất tan, biểu thị bằng gam mdd là khối lượng dung dịch, biểu thị bằng gam - Nồng độ mol (kí hiệu là CM ) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là: 푛 CM = (mol/l) n là số mol chất tan. V là thể tích dung dịch, biểu thị bằng lít (l). 2