Đề cương ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2 - Chủ điểm: Đi học vui sao

docx 4 trang Hùng Thuận 26/05/2022 6050
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2 - Chủ điểm: Đi học vui sao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_tieng_viet_lop_2_chu_diem_di_hoc_vui_sao.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2 - Chủ điểm: Đi học vui sao

  1. TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM: ĐI HỌC VUI SAO ( Tuần 8 – Bài 16 : Khi trang sách mở ra) Câu 1: Từ ngữ nào dưới đây chỉ đặc điểm của thước kẻ A. nhọn hoắt B. thẳng tắp C. tròn trịa D. cao lớn Câu 2. Từ nào dưới đây là từ chỉ sự vật: A. Quyển sách B. Vẽ tranh C. Viết bài D. Chạy nhảy Câu 3. Chọn từ chỉ sự vật thích hợp để hoàn thành câu sau : là ngôi nhà thứ của em. A. Cặp sách B. Bàn học C. Trường học D. Cô giáo Câu 4. Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ hoạt động? A. Chạy, múa, bơi, bóng. B. Bàn, ghế, sách, bút. C. Cô giáo, giảng bài, chấm bài, hát. D. Nhảy dây, chơi, hát, múa. Câu 5. Điền từ thích hợp để tạo thành câu nêu đặc điểm: Quyển vở . A. Trắng tinh B. Ngọt ngào C. Rộng lớn D. Cao to Câu 6. Đi học lóc cóc theo cùng Khi về lại bắt khom lưng cõng về Là cái gì? A. quyển vở B. cục tẩy C. thước kẻ D. cặp sách Câu 7. Từ nào dưới đây viết sai chính tả? A. chiếc ghế B. viên ghạch C. ghi bài D. cái gậy Câu 8. Từ nào dưới đây viết sai chính tả? A. Lúa nếp B. Long lanh C. Lên núi D. Nũng lịu Câu 9. Câu sau có mấy từ chỉ sự vật: Trước khi đến trường, Lan chuẩn bị
  2. sách, vở. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 ( Tuần 9 – Ôn tập giữa học kỳ I) Câu 10. Câu nào dưới đây là câu nêu đặc điểm ? A. Mai là học sinh lớp 2B. C. Mai nhỏ nhắn, đáng yêu. B. Mai nói chuyện với Lam. D. Mai giúp mẹ nấu cơm. Câu 11: Câu: “Trong khu rừng nọ, có chú nhím nâu hiền lành, nhút nhát.” Gồm các từ chỉ đặc điểm là: A. khu rừng, hiền lành. B. nhím, nhút nhát. C. hiền lành, nhút nhát. D. khu rừng, nhím nâu. Câu 2: Cho các từ sau: Hoa / thân thiện / là học sinh / hài hước / và. Những câu được sắp xếp đúng từ các từ đã cho là: A. Học sinh thân thiện và hài hước là Hoa. B. Hoa là học sinh thân thiện và hài hước. C. Hoa thân thiện là học sinh và hài hước. D. Hoa thân thiện là học sinh và hài hước. Câu 3: “Toàn thân lợn đất nhuộm đỏ, hai tai màu xanh lá mạ, hai mắt đen lay láy.” Thuộc kiểu câu nào? A. Câu nêu đặc điểm. B. Câu nêu hoạt động. C. Câu giới thiệu. D. Câu bộc lộ cảm xúc. CHỦ ĐIỂM: NIỀM VUI TUỔI THƠ (Tuần 10 – Bài 18: Tớ nhớ cậu)
  3. Câu 13: Từ nào dưới đây là từ chỉ tình cảm bạn bè? A. thân thiện B. hiếu thảo C. lễ phép D. vâng lời Câu 14: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: Gặp bài khó, hai đứa thường với nhau để tìm lời giải A. giúp đỡ B. nhường nhịn C. thảo luận D. vui đùa Câu 15: Câu nào dưới đây đặt đúng dấu hỏi ? A. Mẹ em đi chợ về? B. Sáng nay, em đi chợ mua đồ cùng mẹ ở siêu thị? C. Em có đi học ạ? D. Mẹ có mệt không ạ? Câu 16: Câu nào sau đây dùng dấu phẩy đúng. A. Những luống, rau trong vườn xanh mơm mởn. B. Hoa chanh, hoa bưởi tỏa hương thơm ngát. C. Hoa đào, hoa mai là, hai loài hoa nở vào mùa xuân. D. Thỏ nai hươu, và khỉ là những loài thú không nguy hiểm. Câu 17: Câu “Quỳnh thông minh quá” nên đặt dấu nào cuối câu? A. Dấu chấm B. Dấu phẩy C. Dấu chấm than D. Dấu hỏi chấm (Tuần 11 – Bài 20: Nhím nâu kết bạn) Câu 18. Câu sau có mấy từ chỉ hoạt động : Giờ giải lao, Mai đá cầu, Hoa đọc sách, còn Hùng và An chơi cờ. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 19: “ Không khoe khoang, không coi mình hơn người khác” là nghĩa của từ ngữ nào dưới đây? A. giúp đỡ B. nhường nhịn C. khiêm tốn D. chia sẻ
  4. Câu 20: Cho khổ thơ sau: Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai. Những từ chỉ hoạt động có trong khổ thơ trên là: A. tay em, đánh răng. B. đánh răng, chải tóc. C. răng trắng, ánh mai. D. chải tóc, ánh mai