Đề cương ôn tập môn Hóa khối 10 – Học kì I

doc 8 trang hoaithuong97 4010
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Hóa khối 10 – Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_hoa_khoi_10_hoc_ki_i.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Hóa khối 10 – Học kì I

  1. Phạm Tâm Lực_0907127666 Tổ Hóa – Sinh ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA KHỐI 10 – HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2021 – 2022 CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT I. Thành phần nguyên tử Nguyên tử Lớp vỏ Hạt nhân Gồm các electron Proton Nơtron mang điện âm mang điện dương không mang điện 1. Lớp vỏ: Bao gồm các electron mang điện tích âm. -19 -31 - Điện tích: qe = -1,602.10 C = 1-; - Khối lượng: me = 9,1095.10 kg 2. Hạt nhân: Bao gồm các proton và các nơtron -19 -27 a. Proton: - Điện tích: qp = +1,602.10 C = 1+; - Khối lượng: mp = 1,6726.10 kg 1u (đvC) -27 b. Nơtron:- Điện tích: qn = 0; - Khối lượng: mn = 1,6748.10 kg 1u Kết luận: - Hạt nhân mang điện dương, còn lớp vỏ mang điện âm. - Tổng số proton = tổng số electron trong nguyên tử. - Khối lượng của electron rất nhỏ so với proton và nơtron. II. Điện tích và số khối hạt nhân 1. Điện tích hạt nhân Nguyên tử trung hòa điện, cho nên ngoài các electron mang điện âm, nguyên tử còn có hạt nhân mang điện dương. Điện tích hạt nhân là Z+, số đơn vị điện tích hạt nhân là Z. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron Thí dụ: Nguyên tử có 17 electron thì điện tích hạt nhân là 17+ 2. Số khối hạt nhân A = Z + N Thí dụ: Nguyên tử có natri có 11 electron và 12 nơtron thì số khối là: A = 11 + 12 = 23 (Số khối không có đơn vị) 3. Nguyên tố hóa học - Là tập hợp các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân. - Số hiệu nguyên tử (Z): Z = P = e A - Kí hiệu nguyên tử: Z X Trong đó A là số khối nguyên tử, Z là số hiệu nguyên tử. III. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình 1. Đồng vị - Là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron (khác nhau số khối A). 12 13 14 - Thí dụ: Nguyên tố cacbon có 3 đồng vị: 6 C , 6 C , 6 C 2. Nguyên tử khối trung bình - Gọi A là nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. A 1, A2 là nguyên tử khối của các đồng vị có % số nguyên tử lần lượt là a%, b% Ta có: a.A b.A A 1 2 100 - Các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử. ĐỀ CƯƠNG HÓA 10_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022 2
  2. Phạm Tâm Lực_0907127666 Tổ Hóa – Sinh IV. Lớp và phân lớp 1. Lớp - Các electron trong nguyên tử được sắp xếp thành lớp và phân lớp. - Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. - Thứ tự và kí hiệu các lớp: n 1 2 3 4 5 6 7 Tên lớp K L M N O P Q 2. Phân lớp - Được kí hiệu là: s, p, d, f - Số phân lớp trong một lớp chính bằng số thứ tự của lớp. VI. Cấu hình electron trong nguyên tử 1. Mức năng lượng Trật tự mức năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 2. Cấu hình electron Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. * Người ta quy ước cách viết cấu hình electron của nguyên tử như sau: - Số thứ tự lớp electron được ghi bằng chữ số (1, 2, 3 ) - Phân lớp được ghi bằng các chữ cái thường (s, p, d, f) - Số electron trong một phân lớp đưoực ghi bằng số ở phía trên bên phải của phân lớp ( s2, p6, ) Cách viết cấu hình electron trong nguyên tử: + Xác định số electron + Sắp xếp các electron vào phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng. + Viết electron theo thứ tự các lớp và phân lớp. Thí dụ: Viết cấu hình electron của Fe (Z = 26) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s23d6  1s 2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 Sắp xếp theo mức năng lượng Cấu hình electron Kiến thức bổ trợ: Obitan nguyên tử: là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà ở đó xác suất có mặt của electron là lớn nhất (khoảng 90%). a. Trong một nguyên tử có thể chứa một hay nhiều obitan. b. Số lượng và hình dạng các obitan phụ thuộc vào đặc điểm của phân lớp. c. Mỗi obitan chứa tối đa 2 electron quay ngược chiều nhau (Nguyên lí Pauli). Phân lớp s p d f Số AO 1 3 5 7 Hình dạng Hình Hình số 8 Hình dạng phức AO cầu nổi tạp Số e tối đa 2 6 10 14 d. Kí hiệu obitan bằng 1 ô vuông (ô lượng tử), nếu không có electron gọi là obitan trống . e. Nếu obitan chứa đủ 2e thì gọi là các electron ghép đôi:  f. Nếu obitan chỉ chứa 1e, gọi là electron độc thân:  Tóm lại: n phân lớp (Với n =1, 2, 3, 4) - Lớp thứ n có n2 obitan tối đa 2×n2 electron (lớp electron bão hòa) 3. Cấu hình electron nguyên tử: ĐỀ CƯƠNG HÓA 10_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022 3
  3. Phạm Tâm Lực_0907127666 Tổ Hóa – Sinh Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử: - Ở trạng thái cơ bản, các electron trong nguyên tử lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d - Sử dụng quy tắc Kletkopski: 7s 7p 7d 7f Năng 6s 6p 6d 6f lượng 5s 5p 5d 5f tăng 4s 4p 4d 4f dần 3s 3p 3d 2s 2p 1s Kiến thức bổ trợ: - Cách phân bố các electron vào các ô lượng tử: + Viết cấu hình electron. + Vẽ các ô lượng tử tương ứng với từng phân lớp, lớp. + Phân bố các electron: Nếu phân lớp bão hòa: điền vào mỗi ô 2 mũi tên ngược chiều (tượng trưng cho 2 electron). Nếu phân lớp chưa bão hòa: phân bố sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau (Qui tắc Hun). 4. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng - Nguyên tử của tất cả các nguyên tố có tối đa 8 e lớp ngoài cùng. Số e lớp ngoài cùng Tính chất 1, 2, 3 e Kim loại (trừ H, He, B) 4 e Kim loại hoặc PK 5, 6, 7 e Phi kim 8 e (trừ He) Khí hiếm (khí trơ) B. BÀI TẬP I. BÀI TẬP TỰ LUẬN CÁC DẠNG BÀI TẬP DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ ĐỒNG VỊ Loại 1: Cho nguyên tử khối trung bình và số khối của từng đồng vị để tính %. Câu 1. Nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên dưới hai dạng 63 65 63 đồng vị 29 Cu và 29 Cu . Tính tỉ lệ % số nguyên tử đồng 29 Cu tồn tại trong tự nhiên. Câu 2: Trong tự nhiên Brom tồn tại chủ yếu dưới hai đồng vị 79 Br và 81Br . Biết nguyên tử khối trung bình 35 35 79 của Brom là 79,9862. Tính phần trăm của đồng vị 35Br . Loại 2: Cho nguyên tử khối trung bình và số khối của từng đồng vị thứ nhất để tính số khối đồng vị thứ hai. Câu 1: Trong tự nhiên Ag tồn tại chủ yếu dưới dạng hai đồng vị trong đó 107Ag chiếm 56%. Biết nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,88. Tính số khối của đồng vị còn lại. 121 Câu 2: Khối lượng nguyên tử trung bình của antimon là 121,76. Antimon có 2 đồng vị, biết đồng vị 51 Sb ĐỀ CƯƠNG HÓA 10_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022 4
  4. Phạm Tâm Lực_0907127666 Tổ Hóa – Sinh chiếm 62%. Tìm số khối của đồng vị thứ 2. 79 Câu 3: Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R là 79,91; R có 2 đồng vị. Biết Z R chiếm 54,5%. Tính nguyên tử khối của đồng vị thứ 2? Loại 3: Cho số khối và % các đồng vị để tính số khối trung bình. 40 36 38 Câu 1: Cho biết các đồng vị thuộc nguyên tố Argon: 18 Ar (99,63%); 18 Ar (0,31%); 18 Ar (0,06%). Tính nguyên tử khối trung bình của Ar. Câu 2: Tính khối lượng nguyên tử trung bình của niken, biết rằng trong tự nhiên, các đồng vị của niken tồn tại như sau: 58 Ni 60 Ni 61 Ni 62 Ni 64 Ni Đồng vị 28 28 28 28 28 Thành phần % 68,27 26,10 1,13 3,59 0,91 Tính nguyên tử khối trung bình của Ni. Câu 3: Trong tự nhiên, gali có hai đồng vị là 69 Ga (60,1%) và 71 Ga (39,9%). Tính nguyên tử khối trung bình của Ga. 10 11 Câu 4: Bo có 2 đồng vị: 5 B (18,89%) và 5 B (81,11%). Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Bo là bao nhiêu? Câu 5: (vận dụng) Một nguyên tố X gồm hai đồng vị là X 1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng % các đồng vị trong X bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Tính nguyên tử khối trung bình của X? Loại 4: Cho số khối của các đồng vị để từ đó thành lập công thức của các hợp chất 16 17 18 1 2 Câu 1: Oxi có 3 đồng vị 8 O; 8 O; 8 O và hiđro có hai đồng vị bền là 1 H và 1 H. Hỏi có thể có bao nhiêu loại phân tử nước có thành phần đồng vị khác nhau? 16 17 18 12 13 Câu 2: Oxi có ba đồng vị là: 8 O; 8 O; 8 O và cacbon có hai đồng vị là: 6 C và 6 C. Hỏi có thể có bao nhiêu loại phân tử khí cacbonic có thành phần đồng vị khác nhau? Câu 3: Cho hai đồng vị hiđro và hai đồng vị của clo với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử chiếm trong tự 1 2 35 37 nhiên như sau: 1 H; 1 H và clo: 17 Cl; 17 Cl. Có thể có bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau tạo nên từ hai loại đồng vị của hai nguyên tố đó. DẠNG 2: BÀI TẬP DỰA VÀO CÁC LOẠI HẠT CƠ BẢN (p, n, e) CỦA NGUYÊN TỐ. Câu 1. Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và số electron của các nguyên tử có kí hiệu sau đây: 7 23 39 40 234 2 4 12 16 32 56 a. 3 Li, 11Na, 19 K, 19 Ca, 90Th. b. 1 H, 2 He, 6 C, 8 O, 15 P, 26 Fe. Câu 2. Các nguyên tử A, B, C, D, E có số proton và số nơtron lần lượt như sau: A: 28 proton và 31 nơtron. B: 18 proton và 22 nơtron. C: 28 proton và 34 nơtron. D: 29 proton và 30 nơtron. E: 26 proton và 30 nơtron. Hỏi những nguyên tử nào là những đồng vị của cùng một nguyên tố và nguyên tố đó là nguyên tố gì? Những nguyên tử nào có cùng số khối? Câu 3. Biết tổng số hạt p, n, e trong một nguyên tử là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Tính số khối của nguyên tử. Câu 4. Nguyên tử Y có tổng số proton, nơtron, electron là 34. Xác định Y, viết cấu hình electron của Y và cho biết Y là kim loại, phi kim hay khí trơ. Câu 5. Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và số electron của các 28 39 nguyên tử có kí hiệu sau đây: a. 14Si b. 19 K DẠNG 3: BÀI TẬP VỀ CẤU HÌNH ELECTRON. Câu 1. Hãy cho biết tên của các lớp electron ứng với các giá trị của n = 1, 2, 3, 4 và cho biết các lớp đó lần lượt có bao nhiêu phân lớp electron? Câu 2. Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử H, Li, Na, K, Ca, Mg, C, Si, O. Câu 3. Viết cấu hình electron của F (Z = 9) và Cl (Z = 17) và cho biết khi nguyên tử của chúng nhận thêm 1 electron, lớp electron ngoài cùng khi đó có đặc điểm gì? Câu 4. Viết câú hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 15, Z = 17, Z = 20, Z = 21, Z = 31. ĐỀ CƯƠNG HÓA 10_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022 5
  5. Phạm Tâm Lực_0907127666 Tổ Hóa – Sinh Câu 5. (vận dụng) Nguyên tử Fe có Z = 26. Hãy viết cấu hình electron của Fe. Nếu nguyên tử Fe bị mất hai electron, mất ba electron thì các cấu hình electron tương ứng sẽ như thế nào? Câu 6. Cho biết cấu hình electron của nguyên tử một số nguyên tố sau: a. 1s22s22p63s1 b. 1s22s22p63s23p5 c.1s22s22p2 d. 1s22s22p63s23p63d64s2 1. Hãy cho biết những nguyên tố nào là kim loại, phi kim? 2. Nguyên tố nào trong các nguyên tố trên thuộc họ s, p hay d? 3. Nguyên tố nào có thể nhận 1 electron trong các phản ứng hóa học? Câu 7. Vỏ electron của một nguyên tử có 20 electron. Hỏi a. Nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron? b. Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron ? c. Đó là kim loại hay phi kim? Câu 8. Viết cấu hình eletron đầy đủ cho các nguyên tố có lớp electron ngoài cùng là: a. 2s1 b. 2s22p3 c. 2s22p6 d. 3s23p3 e. 3s23p5 g. 3s23p6 Câu 9. Cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh là 1s22s22p63s23p4. Hỏi: a. Nguyên tử lưu huỳnh có bao nhiêu electron? b. Số hiệu nguyên tử của lưu huỳnh là bao nhiêu? c. Lớp nào có mức năng lượng cao nhất? d. Có bao nhiêu lớp, mỗi lớp có bao nhiêu electron? e. Lưu huỳnh là kim loại hay phi kim? Vì sao? BÀI TẬP RÈN LUYỆN THÊM KỸ NĂNG Câu 1. Một hỗn hợp gồm 3 đồng vị. Đồng vị 1 chứa 12 notron chiếm 78,6%. Đồng vị 2 chứa 13 notron chiếm 10%. Đồng vị 3 chứa 14 notron chiếm 11,4% về số nguyên tử. Biết nguyên tử khối trung bình của 3 đồng vị là 24,348 đvC. Tìm số khối mỗi đồng vị. Câu 2. Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tố có Z = 20, Z = 21, Z = 22, Z = 24, Z = 29 và cho nhận xét cấu hình electron của các nguyên tố đó khác nhau như thế nào? Câu 3. Cấu hình electron ngoài cùng của một nguyên tố X là 5p 5. Tỉ lệ số nơtron và điện tích hạt nhân bằng 1,3962. Số nơtron trong nguyên tử X gấp 3,7 lần số nơtron của nguyên tố Y. Khi cho 1,0725 gam Y tác dụng với lượng dư X thu được 4,565 gam sản phẩm có công thức XY. Tìm số hiệu, số khối của X, Y. Câu 4. Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định X, viết cấu hình electron của X. II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 40 Câu 1: Cho nguyên tử canxi có kí hiệu 20 Ca . Mệnh đề nào sau đây không đúng? A. Chỉ có trong hạt nhân nguyên tử canxi mới có tỉ lệ giữa số proton và số nơtron là 1:1. B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử canxi mới có 20 proton. C. Chỉ có nguyên tử canxi mới có 20 electron. D. Chỉ có hạt nhân nguyên tử canxi mới có 20 nơtron. 204 206 207 208 Câu 2: Chì có 4 đồng vị: 82 Pb (2,5%), 82 Pb (23,7%), 82 Pb (22,4%), 82 Pb (51,4%). Nguyên tử khối trung bình của chì là: A. 207,303. B. 207,203. C. 207,202. D. 207. Câu 3: Tổng số proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 34. Tên nguyên tố là A. Mg (Z = 12). B. Na (Z = 11). C. Al (Z = 13). D. Cu (Z = 29). 24 25 Câu 4: Tính khối lượng nguyên tử trung bình của magie khi biết 12 Mg (78,6%), 12 Mg (10,1%), 26 12 Mg (11,3%). A. 23,427. B. 24,327. C. 25,327. D. 27,423. Câu 5: Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào sau đây? A. Nguyên tố B. D. Nguyên tố f. C. Nguyên tố p. D. Nguyên tố s. ĐỀ CƯƠNG HÓA 10_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022 6
  6. Phạm Tâm Lực_0907127666 Tổ Hóa – Sinh Câu 6: Cation R+ có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3p6. Câu hình electron đầy đủ của R là A. 1s22s22p63s23p64s1. B. 1s22s22p63s23p5. C. 1s22s22p63s23p6. D. 1s22s22p63s23p63d1. Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố R có phân lớp ngoài cùng là 3d1. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là: A. 24. B. 15. C. 25. D. 21. Câu 8: Cation kim loại Mn+ có cấu hình electron lớp vỏ ngoài cùng là 2s22p6. Cấu hình electron lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử M là: A. 3s1 hoặc 3s2 hoặc 3s23p1. B. 2s22p4 hoặc 3s2. C. 2s22p5 hoặc 2s22p4. D. 3s1 hoặc 2s22p5. Câu 9: Nguyên tử nhôm có A = 27 và Z = 13, suy ra nguyên tử nhôm có số hạt proton, electron và nơtron lần lượt là: A. 13; 14; 14. B. 13; 14; 13. C. 14; 13; 13. D. 13; 13; 14. Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là: A. 8. B. 6. C. 14. D. 16. 12 13 Câu 11: Ở trạng thái tự nhiên cacbon có chứa hai đồng vị 6 C và 6 C . Biết rằng cacbon tự nhiên có nguyên tử khối trung bình là 12,011. Xác định thành phần phần trăm các đồng vị: A. 49,5% và 51,5%. B. 98,9% và 1,1%. C. 25% và 75%. D. 20% và 80%. Câu 12: Các đồng vị được phân biệt bởi yếu tố A. Số nơtron. B. Số proton. C. Số electron hóa trị. D. Số lớp electron. Câu 13: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 17. B. 23. C. 18. D. 15. Câu 14: Dãy (trong số các dãy cho dưới đây) gồm các ion có cấu hình electron của khí hiếm A. Ca+, Cl-, Cu2+. B. Be2+, Fe2+, Br-. C. Na+, O2-, Pb2+. D. K+, S2-, F-. Câu 15: Cho biết cấu hình electron của X và Y lần lượt là: X: 1s22s22p63s23p3 và Y: 1s22s22p63s23p64s1. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. X và Y đều là các kim loại. B. X và Y đều là các phi kim. C. X là một phi kim còn y là một kim loại. D. X và Y đều là các khí hiếm. Câu 16: Cấu hình electron của nguyên tố Cu là A. 1s22s22p63s23p63d104s1. B. 1s22s22p63s23p64s23d5. C. 1s22s22p63s23p63d7. D. 1s22s22p63s23p63d54s2. Câu 17: Cho các cấu hình electron của các nguyên tố sau: 1. 1s22s22p63s2 2. 1s22s22p63s23p63d54s2 3. 1s22s22p63s23p6 4. 1s22s22p6 Nguyên tố kim loại là nguyên tố nào sau đây: A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 3. Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào sau đây có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s1 A. K (Z = 19). B. Na (Z = 11). C. Mg (Z = 12). D. Ca (Z = 20). Câu 19: Lớp L có tối đa bao nhiêu electron? A. 6. B. 8. C. 2. D. 4. Câu 20: Tổng số hạt p, n, e trong một nguyên tử là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Số khối A của nguyên tử trên là: A. 66. B. 122. C. 108. D. 188. Câu 21: Tổng số p, n, e của nguyên tử nguyên tố X là 60. Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Nguyên tố X là: A. Cu. B. Zn. C. Ca. D. Mg. ĐỀ CƯƠNG HÓA 10_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022 7
  7. Phạm Tâm Lực_0907127666 Tổ Hóa – Sinh Câu 22: Một nguyên tử có tổng số hạt la 40 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Vậy nguyên tử đó là A. Al. B. Na. C. Ca. D. Mg. 3+ 2+ Câu 23: Cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z = 26), ion Fe , Fe lần lượt là A. [Ar] 4s23d6, [Ar] 4s23d4, [Ar] 3s23d4. B. [Ar] 3d64s2, [Ar] 3d34s2, [Ar] 3d44s2. C. [Ar] 4s23d6, [Ar] 3d5, [Ar] 3d6. D. [Ar] 3d64s2, [Ar] 3d5, [Ar] 3d6. Câu 24: Số phân lớp electron trên lớp N bằng A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 25: Thứ tự của bốn lớp electron đầu tiên được ghi bằng các số nguyên, dương n = 1, 2, 3, 4 và kí hiệu (bằng các chữ cái) của chúng được xếp theo thứ tự tương ứng là: A. K, L, M, N. B. M, N, O, P. C. K, M, N, O. D. L, M, N, O. Câu 26: Nguyên tử nào trong số các nguyên tử sau đây có 20 proton, 20 electron, 20 nơtron? 40 Ar. 40 Ca. 39 K. 37 Cl. A. 18 B. 20 C. 19 D. 17 Câu 27: Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Cấu hình electron của R là A. 1s22s22p63s23p1. B. 1s22s22p63s23p2. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p63s2. Câu 28: Số electron trong lớp thứ 3 là: A. 18e. B. 9e. C. 32e. D. 8e. Câu 29: Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt trong đó số hạt không mang điện bằng một nửa số hạt mang điện. Số khối của nguyên tử Y là: A. 24. B. 26. C. 25. D. 23. Câu 30: Nguyên tử X có Z = 24. Cấu hình electron của nguyên tử X là: A. 1s22s22p63s23p63d6. B. 1s22s22p63s23p63d54s1. C. 1s22s22p63s23p63d44s2. D. 1s22s22p63s23p53d54s2. Câu 31: Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp N (n = 4) là A. 40. B. 16. C. 32. D. 45. Câu 32: Trong các cấu hình electron dưới đây cho Mo (Z = 42) thì cấu hình nào đúng A. [Kr] 4d55s2. B. [Kr] 4d55s1. C. [Kr] 4d45s2. D. [Ar] 5s24d4. Câu 33: Cation X3+ và anion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p 6. Ký hiệu của các nguyên tố X, Y lần lượt là: A. Al và F. B. Mg và O. C. Mg và F. D. Al và O. Câu 34: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 12. A và B lần lượt là A. Ca và Fe. B. Mg và Ca. C. Fe và Cu. D. Mg và Cu. Câu 35: Chỉ ra cấu hình electron nguyên tử viết đúng: A. 1s22s22p63s23p63d94s2 (Z = 29). B. 1s22s22p63s23p64s23d6 (Z = 26). C. 1s22s22p63s23p64s2 (Z = 20). D. 1s22s22p63s23p63d6 (Z = 24). Câu 36: Anion X2- có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vậy cấu hình e của nguyên tử X là A. 1s22s22p63s3. B. 1s22s22p4. C. 1s22s22p2. D. 1s22s22p63s2. Câu 37: Cấu hình electron sau: 1s22s22p63s23p64s1 là của nguyên tử nào sau đây: A. Na (Z=11). B. F (Z=9). C. K (Z=19). D. Cl (Z=17). Câu 38: Ở phân lớp 3d có số electron tối đa là: A. 6. B. 10. C. 14. D. 18. Câu 39: Cho biết sắt có số hiệu nguyên tử là 26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là A. 1s22s22p63s23p63d4. B. 1s22s22p63s23p63d5. C. 1s22s22p63s23p63d6. D. 1s22s22p63s23p64s2. Câu 40: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s2p6 là ĐỀ CƯƠNG HÓA 10_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022 8
  8. Phạm Tâm Lực_0907127666 Tổ Hóa – Sinh A. Na+,Cl-, Ar. B. K+, Cl-, Ar. C. Li+, F-, Ar. D. Na+, F-, Ne. ĐỀ CƯƠNG HÓA 10_HỌC KÌ I_NĂM HỌC: 2021 – 2022 9