Đề cương ôn tập học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019

docx 8 trang dichphong 14243
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019

  1. Đề cương ôn tập kiểm tra môn Vật lý lớp 8 HKI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I-NĂM HỌC: 2018-2019 A. LÝ THUYẾT Câu 1: Thế nào là chuyển động cơ học? Cho một ví dụ về chuyển động và chỉ rõ vật được chọn làm mốc. Trả lời: - Khi vị trí của vật thay đổi so với vật mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc, gọi là chuyển động cơ học. - Ví dụ: Hành khách ngồi trên ô tô đang rời khỏi bến xe: + Chọn vật làm mốc là bến xe thì hành khách và xe ô tô đang chuyển động do có sự thay đổi vị trí so với bến xe + Chọn vật làm mốc là ô tô thì hành khách đứng yên vì vị trí giữa xe ô tô và hành khách không đổi. Câu 2: Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Trả lời: - Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc, vì vậy chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. Câu 3: Viết và chú thích công thức tính vận tốc. Hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? Đơn vị vận tốc hợp pháp là gì? Trả lời: s - Công thức vận tốc: v Trong đó: s: quãng đường đi được; t: thời gian để đi hết quãng đường đó. t - Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. - Đơn vị vận tốc hợp pháp là: m / s và km / h . Câu 4: Độ lớn của vận tốc đo bằng dụng cụ nào? Đơn vị vận tốc phụ thuộc đơn vị của đại lượng nào? Thế nào là tốc độ? Nói vận tốc của xe đạp là 15 km/h có nghĩa là gì? - Độ lớn của vận tốc đo bằng dụng cụ gọi là: tốc kế (còn gọi là đồng hồ vận tốc) - Đơn vị vận tốc phụ thuộc đơn vị của độ dài và đơn vị thời gian. - Quảng đường chạy trong 1s gọi là tốc độ. Tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động & được tính bằng độ dài quảng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian. - Nói vận tốc của xe đạp là 15 km/h có nghĩa là: trong 1 giờ xe đạp đi được 15km. Câu 5: Chuyển động đều là gì? Chuyển động không đều là gì? Vận tốc của chuyển động không đều được xác định theo công thức nào? Trả lời: - Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian. - Chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian. - Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được xác định theo công thức: s v Trong đó: s: quãng đường đi được; t: thời gian để đi hết quãng đường đó. tb t Câu 6: Lực là gì? Trình bày cách biểu diễn và kí hiệu một vectơ lực? Kí hiệu cường độ lực? Trả lời: - Lực là một đại lượng vec-tơ vừa có độ lớn, phương và chiều. - Để biểu diễn vec-tơ lực người ta dùng 1 mũi tên có: + Gốc: là điểm mà lực tác dụng lên vật. (Gọi là điểm đặt của lực) 1
  2. Đề cương ôn tập kiểm tra môn Vật lý lớp 8 HKI + Phương và chiều: là phương và chiều của lực. + Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỷ xích cho trước.  - Vec-tơ lực được ký hiệu bằng: F - Cường độ của lực được ký hiệu là: F Câu 7: Thế nào là hai lực cân bằng? Một quả táo nằm yên trên bàn. Hãy cho biết những lực tác dụng lên quả táo. Trả lời: - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, cùng phương nhưng ngược chiều. - Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục truyển động thẳng đều. - Một quả táo nằm yên trên bàn sẽ có các lực cân bằng tác dụng lên nó: + Lực hút của trái đất, có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới. + Lực nâng của mặt bàn, có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên. + Độ lớn hai lực bằng nhau. Câu 8: Quán tính là gì? Trả lời: - Quán tính đặc trưng cho xu thế giữ nguyên vận tốc. Mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột vì có quán tính. Câu 9: Quán tính của một vật được thể hiện như thế nào? Trả lời: Khi không có lực tác dụng lên vật hoặc các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì: - Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên. - Vật đang chuyển động thẳng đều sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Câu 10: Thế nào là lực ma sát? Nêu một vài lực ma sát thường gặp? Trả lời: - Các lực cản trở chuyển động khi các vật tiếp xúc với nhau được gọi là lực ma sát - Các loại lực ma sát thường gặp: Lực ma sát trược, Lực ma sát lăn, Lực ma sát nghỉ. Câu 11: Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Cho ví dụ? Trả lời: - Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác.Ví dụ: trượt băng. - Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác. Ví dụ: viên bi lăn trên mặt bàn. - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt, không lăn khi vật chịu tác dụng của lực khác. Ví dụ: Lực ma sát nghỉ giúp chân ta không trượt về phía sau khi thân nghiêng về phía trước. Câu 12: Cho ví dụ về lực ma sát có lợi và lực ma sát có hại? Nêu cách làm tăng lực ma sát có lợi và làm giảm lực ma sát có hại? Trả lời: - Khi thắng xe đạp, lực ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe là có ích. Cách làm tăng: Tăng lực thắng, tăng độ nhám má phanh. - Khi đạp xe, lực ma sát giữa xích và và đĩa là có hại. Cách làm giảm: Tra dầu nhớt vào xích và đĩa. Câu 13: Thế nào là áp lực? Cho ví dụ? Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào? Để thể hiện độ mạnh yếu của áp lực người ta dung đại lượng nào? 2
  3. Đề cương ôn tập kiểm tra môn Vật lý lớp 8 HKI Trả lời: - Áp lực là lực nén có phương vuông góc với mặt tiếp xúc. Ví dụ: Lực nén do người ngồi trên ghế, - Áp lực càng mạnh khi lực nén càng mạnh và diện tích tiếp xúc càng nhỏ. - Để thể hiện độ mạnh yếu của áp lực người ta dung đại lượng: Áp suất. Câu 14: Áp suất được tính như thế nào? Viết công thức và nêu tên các đại lượng kèm theo đơn vị? Trả lời: - Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị nén. F - Công thức: p Trong đó: S + F: áp lực (N); + S: diện tích tiếp xúc (m2); + p: Áp suất (N/m2) Câu 15: Nêu kết luận về áp suất chất lỏng? Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Trả lời: - Chất lỏng có thể gây ra áp suất theo mọi phương. - Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất chất lỏng có phương vuông góc với mặt tiếp xúc tại nơi đó - Công thức: p d.h Trong đó: + d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3); + h: độ sâu cột chất lỏng (m); + p: Áp suất chất lỏng(N/m2) Câu 16: Thế nào là bình thông nhau? Đặc điểm của mặt thoáng chất lỏng trong bình thông nhau? Nêu ví dụ? Công thức của máy thủy lực? Trả lời: - Bình thông nhau là bình gồm hai hay nhiều nhánh có hình dạng bất kỳ, phần miệng thông với không khí, phần đáy được thông với nhau. - Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng, đứng yên mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh có độ cao bằng nhau. - Ví dụ: ấm pha trà, các ống thoát nước dưới la-va-bô (chậu rửa mặt), F S - Công thức của máy thủy lực: 2 2 Trong đó: F1 S1 + F1: áp lực tác dụng lên pít tông nhỏ (N); + F2: áp lực tác dụng lên pít tông lớn (N); 2 + S1: Diện tích pít tông nhỏ(m ) 2 + S2: Diện tích pít tông lớn(m ) Câu 17: Thế nào là áp suất khí quyển? Áp suất này tác dụng lên vật theo phương nào? Nêu ví dụ? Đơn vị của áp suất khí quyển? Trả lời: - Do không khí có trọng lượng nên trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh trái đất. Áp suất này gọi là áp suất khí quyển. 3
  4. Đề cương ôn tập kiểm tra môn Vật lý lớp 8 HKI - Áp suất khí quyển tác dụng lên vật theo mọi phương. - Ví dụ: ống nhỏ giọt, hút sữa trong bịch giấy, - Đơn vị của áp suất khí quyển: Pa; atm (át-mốt-phe); mmHg (mi-li-mét thủy ngân); Torr 1atm 101325 Pa 100000Pa - Đổi đơn vị: 1atm 76cmHg 760mmHg 1Torr 1mmHg Câu 17: Mô tả hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét. Công thức tính lực đẩy Acsimet? Trả lời: - Mọi vật nhúng vào chất lỏng đều bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ, lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét. - Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA d.V Trong đó: + FA: độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét (N); + d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3); + V: Phần thể tích của vật chìm trong chất lỏng(m3) Câu 18: Khi nào vật nổi, khi nào vật chìm? Trả lời: - Nhúng một vật vào chất lỏng: + Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng của vật: FA P m.g + Vật nổi lên khi lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật: FA P m.g + Vật lơ lửng khi lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của vật: FA P B. BÀI TẬP B.1 GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG Câu 1: Lúc chạy để tránh con chó đuổi bắt, con cáo thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác, đúng vào lúc con chó định ngoạm cắn nó. Tại sao làm như vậy chó lại khó bắt được cáo? Trả lời: - Khi cáo bất thình lình thay đổi hướng chạy, con chó sẽ không thể chạy được theo cáo, vì theo quán tính, chó còn phải chạy hướng cũ thêm một lúc nữa. Câu 2: Tại sao khi nhổ cỏ dại không nên dứt quá đột ngột, kể cả khi rễ cỏ bám trong đất không được chắc? Trả lời: - Khi nhổ cỏ quá đột ngột thì rễ cỏ chưa kịp chuyển động thân đã bị đứt. Rễ vẫn nằm trong đất, cỏ dại sẽ nhanh chóng mọc lại. Câu 3: Tại sao chạy lấy đà trước, ta lại nhảy được xa hơn là đứng tại chỗ nhảy ngay? Trả lời: - Trong trường hợp này chuyển động theo quán tính được cộng thêm vào chuyển động xuất hiện do việc đẩy người rời khỏi mặt đất. Câu 4: Khi bị trượt chân hay bị vấp ngã, người ta ngã như thế nào? Trả lời: 4
  5. Đề cương ôn tập kiểm tra môn Vật lý lớp 8 HKI - Khi một người bị vấp thì hai chân dừng bước nhưng thân người vẫn tiếp tục chuyển động, vì thế người đó bị ngã dập mặt xuống. - Còn khi bị trượt chân, thường bao giờ cũng ngã ngửa. Câu 5: Tại sao vỏ bánh xe có rãnh? Trả lời: - Để làm tăng lực ma sát. Bánh xe bám vào mặt đường mà không bị trơn trượt. Câu 6: Khi xe đột ngột thắng gấp, hành khách trên xe ngã về phía nào? Vì sao? Trả lời: - Khi xe đột ngột thắng gấp, hành khách trên xe ngã về phía trước do quán tính. Câu 7: Vì sao khi cán búa lỏng, người ta có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất, em hãy giải thích vì sao? Trả lời: - Khi gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất , cán búa và đầu búa đều chuyển động đi xuống . Khi cán búa chạm đất dừng lại đột ngột còn đầu búa tiếp tục chuyển động do có quán tính. Câu 8: Vì sao khi cán búa lỏng, người ta có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất, em hãy giải thích vì sao? Trả lời: - Khi gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất , cán búa và đầu búa đều chuyển động đi xuống . Khi cán búa chạm đất dừng lại đột ngột còn đầu búa tiếp tục chuyển động do có quán tính. Câu 9: Tại sao đi giày gót nhọn dễ bị lún hơn gót bằng? Trả lời: - Giày gót nhọn có diện tích tiếp xúc nhỏ hơn giày gót bằng nên dưới tác dụng của cùng một lực thì áp lực của giày gót nhọn lớn hơn nên dễ bị lún hơn. Câu 10: Cầm một ống hút nhựa hở hai đầu nhúng vào nước rồi dung ngón trỏ bịt kín một đầu trên rồi nhấc ra khỏi nước. Nước có chảy ra không? Vì sao? Trả lời: - Nước không chảy ra khỏi ống do áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước. Câu 11: Vì sao khi hút sữa trong hộp. Vỏ hộp bị móp theo nhiều phía? Trả lời: - Khi hút bớt không khí trong hộp sữa, thì áp suất của không khí trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất khí quyển ở ngoài, nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất của không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp sữa bị bẹp theo nhiều phía. Câu 12: Tại sao khi lặn xuống nước, người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu được áp lực cao? Trả lời: - Khi lặn xuống biển, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn nặng nề, chịu được áp suất lên đến hàng nghìn N/m2 vì lặn sâu dưới lòng biển, áp suất do nước biển gây nên lên đến hàng nghìn N/m2, người thợ lặn nếu không mặc áo lặn thì không thể chịu được áp suất này. Câu 13: Vì sao container lại có nhiều bánh xe hơn ô tô? Vì sao xe tăng, xe máy kéo phải chạy bằng xích? Trả lời: - Xe container có tải trọng lớn nên phải có nhiều bánh xe để tăng diện tích tiếp xúc lên măt đường. 5
  6. Đề cương ôn tập kiểm tra môn Vật lý lớp 8 HKI - Xe tăng, xe máy kéo phải chạy bằng xích vì tăng diện tích tiếp xúc bề mặt để không bị lật đổ vì các loại xe này hoạt động trong địa hình không bằng phẳng. Câu 14: Bình đựng nước tinh khiết có gắn vòi ở đáy bình, nhưng phía trên còn có một lỗ nhỏ mở thông với không khí ngoài khí quyển. Hãy cho biết vai trò của lỗ nhỏ đó khi lấy nước từ vòi? Trả lời: - Lỗ nhỏ trên bình đựng nước tinh khiết có tác dụng mở thông với không khí ngoài khí quyển. - Nếu dùng tay bít lỗ nhỏ này lại thì vẫn rót được nước nhưng sau một lúc thì nước không chảy nữa vì áp suất trong và ngoài bình chênh lệch lớn, mở nút ra thì rót nước dễ dàng do không có sự chênh lệch áp suất. B.2 CÔNG THỨC TÍNH VÀ BÀI TẬP MẪU ST CÔNG THỨC TÍNH GIẢI THÍCH ĐẠI LƯỢNG CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN T P: trọng lượng ( N ) - Xác định trọng lượng của vật có 1 Trọng lượng: P 10.m m: khối lượng ( kg ) khối lượng m(kg) Khối lượng riêng D: khối lượng riêng ( kg/m3 ) - Xác định khối lượng riêng của 2 m m: khối lượng ( kg ) vật có khối lượng m(kg)và thể tích D V V: thể tích ( m3 ) V (m3) hoặc xác định m, V. Trọng lượng riêng d: Trọng lượng riêng ( N/m3 ) - Xác định trọng lượng riêng của 3 P P: trọng lượng ( N ) vật biết P và thể tích V (m3) hoặc d 10.D V V: thể tích ( m3 ) xác định m, V. s Vận tốc: v t v: vận tốc ( m/s ) hay (km/h) - Xác định các bài toán liên quan 4 Vận tốc trung bình: s: quãng đường ( m ) hay (km) đến vận tốc, quãng đường và thời t: thời gian ( s) hay (h) gian di chuyển. s1 s2 sn vtb t1 t2 tn p: áp suất ( N/m2 ) hay (Pa) - Xác định các bài toán liên quan F 5 Áp suất: p F: áp lực ( N ) đến áp lực F, áp suất p và diện S S: diện tích bị ép ( m2 ) tích mặt tiếp xúc S p: áp suất ở điểm ta xét của cột chất lỏng ( N/m2 )hoặc (Pa) - Xác định các bài toán liên quan Áp suất chất lỏng: d: trọng lượng riêng của chất đến áp suất p tại một điểm đang 6 lỏng ( N/m3 ) xét hoặc xác định vị trí điểm đang p d.h h: chiều cao của cột chất lỏng xét, trọng lượng riêng của chất tính từ mặt thoáng đến điểm ta lỏng xét ( m ) FA: lực đẩy Acsimet ( N ) - Xác định các bài toán liên quan d: trọng lượng riêng của chất Lực đẩy Ác-si-mét: đến độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét 7 lỏng ( N/m3 ) F d.V hoặc xác định thể tích của vật, A V: thể tích của phần chất lỏng bị trọng lượng riêng của chất lỏng vật chiếm chỗ ( m3 ) 6
  7. Đề cương ôn tập kiểm tra môn Vật lý lớp 8 HKI - Xác định các bài toán liên quan F S F1, F2: áp lực lên các pit-tông(N) 8 Máy thủy lực: 2 2 đến áp lực tác dụng lên pít-tông 2 F1 S1 S1, S2: diện tích các pit-tông(m ) hoặc diện tích các pít-tông. A: công của lực F ( J ) - Xác định các bài toán liên quan F: lực tác dụng vào vật ( N ) 9 Công của lực: A F.s đến công, áp lực và quãng đường s: quãng đường vật dịch chuyển dịch chuyển. (m ) Đổi đơn vị đo: 10 + Từ km/h sang m/s: chia cho 3,6 + Từ m/s sang km/h: nhân cho 3,6 + 1 l (lít) = 1 dm3 + 1 ml (mi-li-lít) = 1 cm3 + 1atm = 105 N/m2 = 760 mmHg = 1 Pa Bài 1: Cứ trong một phút, tàu hỏa chuyển động đều đi được đoạn đường 180m, tính: a) vận tốc của tàu ra m/s và km/h. b) thời gian để tàu đi được 2,7km. c) đoạn đường mà tàu đi được trong 10s. s 180 Trả lời: a) Vận tốc của tàu là: v 3m / s 3x3,6 10,8km / h t 60 s s 2700 b) Thời gian để tàu đi được 2,7km( 2,7km=2700m) phút: v t 900s 15 phút. t v 3 s c) Đoạn đường mà tàu đi được trong 10s là: v s v.t 3.10 30m t Bài 2: Một học sinh đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài 150m. Trong 60m đầu tiên học sinh đó đi hết nửa phút, đoạn đường còn lại hết 20 giây. Tính vận tốc trung bình trên mỗi đoạn dốc và trên cả đoạn đường dốc đó? s1 60 Trả lời: Vận tốc trung bình trên đoạn đường đầu tiên( 60m) là: v1 2m / s t1 30 s2 90 Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ hai (150m - 60m= 90m) là: v2 4,5m / s t2 20 s1 s2 60 90 Vận tốc trung bình trên cả đoạn dốc: vtb 3m / s t1 t2 30 20 Bài 3: Một ống nghiệm chứa thủy ngân với độ cao h=3cm. a) Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3. Hãy tính áp suất của thủy ngân lên đáy của ống nghiệm. b) Nếu thay thủy ngân bằng nước thì cột nước phải có chiều cao bao nhiêu để tạo ra một áp suất như 2 trên?(biết dH20=10000N/m ) Trả lời: a) áp suất của thủy ngân lên đáy của ống nghiệm là: p d.h 136000.0,03 4080 N / m2 p 4080 b) chiều cao của cột nước là: p d.h' h' 0,408m 40,8cm d 10000 H2O Bài 4: Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. cho trọng lượng riêng trung bình của nước là 10300N/m3. a) Tính áp suất ở độ sâu ấy. 7
  8. Đề cương ôn tập kiểm tra môn Vật lý lớp 8 HKI b)cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016m2. Tính áp lực của nước tác dụng lên diện tích này. c) Biết áp suất tối đa mà người thợ lặn còn có thể chịu được là 473800N/m2, hỏi người thợ lặn đó chỉ nên lặn xuống độ sâu nào để có thể an toàn? Trả lời:a) áp suất ở độ sâu đó là: p d.h 10300.36 370800 N / m2 b) áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích cửa chiếu sáng: F p F p.S 370800.0,016 5932,8N S p 473800 c) độ sâu tối đa mà người thợ lặn có thể đạt tới mà vẫn an toàn: p d.h h 46m d 10300 Bài 5: Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 12cm. tính áp suất của nước lên đáy cốc và lên điểm A cách đáy cốc 4cm. biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Trả lời: Áp suất tác dụng lên đáy cốc: Áp suất tác dụng lên điểm A cách đáy cốc 4cm: p d.h 10000.0,12 1200 N / m2 2 hA 0,12 0,04 0,08m pA d.hA 10000.0,08 800(N / m ) Bài 6: Một vật có khối lượng 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng D=10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn vào trong nước. Tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d=10000N/m3. m m 598,5 Trả lời: Thế tích của vật đó là: D V 57cm3 0,000057m3 V D 10,5 Độ lớn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật: FA d.V 10000.0,000057 0,57N Bài 7: Một hòn đá có khối lượng 4,8kg, biết trọng lượng riêng của nước là N/m3, của đá bằng N/m3. Tính lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên hòn đá khi ở trong nước? Trả lời:Trọng lượng P của hòn đá bằng P=10.m=10.4,8=48N P P 48 Thể tích của hòn đá ta có: d V 2.10 3 m3 V d 2,4.104 3 Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hòn đá: FA d.V 10000.2.10 20N 8