Đề cương ôn tập Hóa 10 - Chương 5: Nhóm halogen

docx 8 trang hoaithuong97 7681
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Hóa 10 - Chương 5: Nhóm halogen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoa_10_chuong_5_nhom_halogen.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Hóa 10 - Chương 5: Nhóm halogen

  1. Tổng Hợp: Lư Thị Bé Bay SĐT:0783799988 CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN Dạng 1: Hoàn thành chuỗi sơ đồ phản ứng. Câu 1: Viết PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC của các phản ứng trong sơ đồ biến đổi sau (ghi đầy đủ điều kiện phản ứng) Nước Gia - ven (2) (1) (3) 4 5 6 NaCl  Cl2  HClO  HCl  AgCl  Ag dpnc Câu 2: Viết phương trình hoá học của phản ứng thực hiện dãy biến hoá : NaCl HCl Cl2 KClO3 KCl Cl2 CaOCl2 Câu 3: Viết phương trình hoá học của phản ứng thực hiện các biến đổi dưới đây và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) : a) HCl Cl2 FeCl3 NaCl HCl CuCl2 AgCl 1
  2. Tổng Hợp: Lư Thị Bé Bay SĐT:0783799988 KClO HClO Cl2 b) KCl Cl2 KClO3 KClO AgCl Câu 4: Hoàn thành các phương trình hoá học dưới đây và nêu rõ vai trò của clo trong mỗi phản ứng: a) FeCl2 + Cl2 FeCl3 b) Cl2 + SO2 + H2O HCl + H2SO4. c) KOH + Cl2 KCl + KClO3 + H2O d) Ca(OH)2 + Cl2 Ca(ClO)2 + CaCl2 + H2O. Câu 5: Cân bằng phương trình hoá học của các phản ứng oxi hoá - khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron, chỉ ra vai trò của các chất tham gia phản ứng. a) KMnO4 + HCl KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O b) HNO3 + HCl NO + Cl2 + H2O I. TRẮC NGHIỆM BỔ SUNG Câu 1: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tính phi kim giảm dần trong dãy halogen A. Cl > Br > F > I B. Br > Cl > F > I C. I > Br > Cl > F D. F > Cl > Br > I Câu 2: Những nguyên tố ở nhóm nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5? 2
  3. Tổng Hợp: Lư Thị Bé Bay SĐT:0783799988 A. Nhóm IVA. B. Nhóm VA C. Nhóm VIA D. Nhóm VIIA. Câu 3: Các nguyên tử halogen đều có A. 3e ở lớp electron ngoài cùng. B. 5e ở lớp electron ngoài cùng. C. 7e ở lớp electron ngoài cùng. D. 8e ở lớp electron ngoài cùng. Câu 4: Trong các halogen, clo là nguyên tố A. Có độ âm điện lớn nhất B. Có tính phi kim mạnh nhất C. Tồn tại trong vỏ Trái Đất (dưới dạng hợp chất) với trữ lượng lớn nhất. D. Có số ôxi hoá - 1 trong mọi hợp chất. Câu 5: Phát biểu đúng là: A. Tất cả các halogen đều ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ B. Tất cả các halogen đều có công thức phân tử dạng X2 C. Tất cả các halogen đều là chất khí ở điều kiện thường D. Tính oxi hoá của các đơn chất halogen tăng dần từ flo đến iot. Câu 6: Trong các tính chất sau, những tính chất nào là chung cho các đơn chất halogen ? A. Phân tử gồm hai nguyên tử B. Ở nhiệt độ thường, chất ở thể rắn C. Có tính oxi hoá D. Tác dụng mạnh với nước Câu 7: Theo trật tự HF, HCl, HBr, HI thì A. Tính axit tăng, tính khử giảm B. Tính axit giảm, tính khử tăng C. Tính axit giảm, tính khử giảm D. Tính axit tăng, tính khử tăng Câu 8: Chất chỉ có tính oxi hoá là A. Flo B. Clo C. Brom D. Iot Câu 9: Trong các đơn chất dưới đây, đơn chất nào không thể hiện tính khử A. Cl2 B. F2 C. Br2 D. I2. Câu 10: Cấu hình electron đúng của ion Cl- là: A. 1s22s22p63s23p4; B. 1s22s22p63s23p5; C. 1s22s22p63s23p6; D. 1s22s22p63s23p64s1. Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen? A. Nguyên tử có khả năng thu thêm 1e. B. Có số oxi hoá - 1 trong mọi hợp chất. C. C.Tạo ra hợp chất liên kết cộng hoá trị có cực với hiđro. D. D.Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron. Câu 12 . Các nguyên tử halogen có cấu hình e lớp ngoài cùng là A. ns2 B. ns2np3 C. ns2np4 D. ns2np5 3
  4. Tổng Hợp: Lư Thị Bé Bay SĐT:0783799988 Câu 13.Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là A. flo B. clo C. brom D. iot Câu 14. Có 7e ở lớp ngoài cùng, hóa tính đặc trưng của halogen là A. tính khử mạnh, dễ nhường 1e. B. tính khử mạnh, dễ nhận 1e. C. tính oxi hóa mạnh, dễ nhận 1e. D. tính oxi hóa mạnh, dễ nhường 1e. Câu 15. Trong hợp chất, clo có thể có những số oxi hóa nào ? A. -1, 0, +1, +5 B. -1, 0, +1, +7 C. -1, +3, +5, +7 D. -1, +1, +3, +5, +7 Câu 16. Chọn halogen có phản ứng mạnh nhất với H2 A. Cl2 B. F2 C. Br2 D. I2 Câu 17. Trong phản ứng: Cl2 + H2O HCl + HClO, khí clo thể hiện tính A. oxi hóa B. khử C. khử và oxi hóa D. axit Câu 18. Chọn kim loại phản ứng với clo hoặc dung dịch HCl cho cùng một muối A. Ag B. Cu C. Fe D. Ca Câu 19. Phản ứng nào dưới đây không xảy ra ? A. NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3 B. HCl + AgNO3 AgCl + HNO3 C. 2HCl + Cu CuCl2 + H2 D. 2HCl + FeS FeCl2 + H2S Câu 20. Nhận xét nào đúng về tính oxi hóa – khử của halogen ? A. Clo, brom và iot chỉ có tính oxi hóa mạnh. B. Tính khử giảm dần theo thứ tự clo, brom, iot. C. Tính oxi hóa tăng dần theo thự tự là flo, clo, brom, iot. D. Flo chỉ có tính oxi hóa, còn clo, brom, iot có cả tính khử và tính oxi hóa. Câu 21. Axit halogenhidric nào có thể ăn mòn thủy tinh? A. HF B. HCl C. HBr D.HI Câu 22. Chọn câu đúng A. Các ion F-, Cl-, Br-, I- đều tạo kết tủa với Ag+. B. Các ion Cl-, Br-, I- đều cho kết tủa màu trắng với Ag+. - - - C. Có thể nhận biết ion Cl , F , I chỉ bằng dung dịch AgNO3. D. Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl- mới tạo kết tủa với Ag+. Câu 23: Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl: 4
  5. Tổng Hợp: Lư Thị Bé Bay SĐT:0783799988 A. Fe2O3, KMnO4, Cu B. Fe, CuO, Ba(OH)2. C. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2 D. AgNO3, đậm đặc, MgCO3, BaSO4. Câu 24: Thành phần hoá học của nước clo là A. HClO, HCl, Cl2, H2O B. NaCl, NaClO, NaOH, H2O. C. CaOCl2, CaCl2, Ca(OH)2, H2O. D. HCl, KCl, KClO3, H2O. Câu 25: Nước Gia-ven là hỗn hợp các chất nào sau đây ? A. HCl, HClO, H2O B. NaCl, NaClO, H2O C. NaCl, NaClO3, H2O D. NaCl, NaClO4, H2O. Câu 26: Thuốc thử để nhận biết ion Cl- có trong dung dịch muối clorua hoặc dung dịch axit HCl là A. AgBr B. Ca(NO3)2 C. AgNO3 D. Ag2SO4. Câu 27: Cho sơ đồ biến hoá sau: Cl2 A B C A Cl2. Tron đó A, B, C là chất rắn và A, B, C đều chứa natri. A, B, C lần lượt là A. NaCl, NaBr, Na2CO3 B. NaCl, Na2CO3, NaOH C. NaBr, NaOH, Na2CO3 D. NaCl, NaOH, Na2CO3. Câu 28: Trong số các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai: A. Cl2 + Ca(OH)2 (bột) CaOCl2 + H2O 0 t ,MnO2 B. 2KClO3  2KCl + 3O2. C. 3Cl2 + 6KOH KClO3 + 5KCl + 3H2O t 0 D. 3Cl2 + 6KOH  KClO3 + 5KCl + 3H2O Câu 29: Trong phản ứng: Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO, phát biểu nào sau đây đúng? A. Clo chỉ đóng vai trò chất oxi hoá B. Clo chỉ đóng vai trò chất khử. C. Clo vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử. D. Nước đóng vai trò chất khử. Câu 30: KXO là muốit thường dùng trong công nghệ làm pháo y t0 KXOy (A) + (B) (B) + Fe (C) (C) + HCl (D) + (E) + H2O Các chất KXOy, (A), (B), (C), (D), (E): A. KClO3 KCl, O2, Fe3O3, FeCl2, FeCl3 B. KClO3, KCl, O2, Fe3O4, FeCl2, FeCl3 C. KClO4, KCl, Cl2, FeCl3, FeCl2, FeCl D. KClO3, KCl, O2, FeO, FeCl2, FeCl3 Câu 31: Phản ứng nào dưới đây sai: A. 4HCl + PbO2 PbCl2 + Cl2  + 2 H2O B. 2 HCl + ZnO ZnCl2 + H2O C. 9HCl + Fe3O4 3FeCl3 + 4H2O + 1/2H2 D. HCl + NaOH NaCl + H2O 5
  6. Tổng Hợp: Lư Thị Bé Bay SĐT:0783799988 Câu 32: Một bình cầu đựng đầy khí HCl, được đậy bằng một nút cao su cắm ống thủy tinh vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng miệng bình cầu vào một cốc thủy tinh đựng dung dịch NaOH loãng có pha thêm một vài giọt dung dịch phenolphtalein (có màu hồng). Hãy dự đoán hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Nước ở trong cốc thủy tinh phun mạnh vào bình cầu và nước mất màu hồng. C. Nước ở trong cốc thủy tinh phun mạnh vào bình cầu và không mất màu hồng ban đầu. D. Nước không phun vào bình nhưng mất màu dần dần. Câu 33: Dung dịch nào trong các dung dịch axit sau đây không được chứa trong bình bằng thuỷ tinh? A. HCl B. H2SO4 C. HF D. HNO3 Câu 34: Axit HCl, HBr, HI không ăn mòn thuỷ tinh, chỉ có axit HF ăn mòn thuỷ tinh vì: A. Axit HF là axit mạnh nhất B. Axit HF có tính oxi hoá mạnh nhất C. Axit HF có tính khử mạnh nhất. D. Axit HF tác dụng với silic đioxit trong thành phần của thuỷ tinh tạo thành hợp chất SiF4. Câu 35: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt dung dịch NaCl, nước javen, dung dịch KI ta có thể dùng một thuốc thử, đó là A. Dung dịch HCl B. Dung dịch AgNO3 C. Dung dịch KMnO4 D. Dung dịch NaOH. Câu 36: Kết tủa sẽ xuất hiện khi trộn 2 dung dịch A. NaCl và AgNO3 B. Na2CO3 và KCl C. SO2, HCl, CO2 D. ZnSO4, FeCl3, SO2. Câu 37: Chất nào sau đây không thể dùng để làm khô khí hiđroclorua? A. P2O5 B. NaOH rắn. C. Axit sunfuric đậm đặc. D. CaCl2 khan. Câu 38: Đốt cháy một kim loại trong bình đựng Cl2 thu được 13,35 gam muối clorua, nhận thấy thể tích khí Cl2 trong bình giảm 3,36 lít (đktc). Kim loại cần xác định là: A. Al B. Cu C. Fe D. Mg. Câu 39: Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 5,85 gam kim loại sinh ra 11,175 gam muối kim loại hoá trị I. Muối kim loại hoá trị 1 là A. LiCl B. KCl C.NaCl D. RbCl. Câu 40: Một hỗn hợp X gồm Cl2 và O2. X phản ứng vừa hết với 9,6 gam Mg và 16,2 gam Al tạo ra 74,1 gam hỗn hợp muối clorua và oxit. Thành phần % theo thể tích của Cl2 trong X là : A. 50% B. 55,56% C. 66,67% D. 44,44%. Câu 41: Một hỗn hợp X gồm Cl2 và O2. X phản ứng vừa hết với 3,6 gam Mg và 19,5 gam Zn tạo ra 33,05 gam hỗn hợp muối clorua và oxit. Thành phần % theo thể tích của Cl2 trong X là : 6
  7. Tổng Hợp: Lư Thị Bé Bay SĐT:0783799988 A. 20% B. 30% C. 40% D. 50%. Câu 42: Một hỗn hợp 2 kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kỳ kế tiếp của bảng HTTH có khối lượng là 10,6 g. Khi tác dụng với hỗn hợp Cl2 dư cho hỗn hợp 2 muối nặng 31,9g. Các chất A, B và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên là A. Na, K; mNa = 4,6g, mK = 6g B. Na, K; mNa = 2,3g, mK = 8,3g C. Li, Na; MLi = 0,7g, mNa = 9,9g D. Li, Na; mLi = 1,4g, mNa = 9,2g Câu 43: Một hỗn hợp 2 kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kỳ kế tiếp của bảng HTTH có khối lượng là 10,1 g. Khi tác dụng với hỗn hợp Cl2 dư cho hỗn hợp 2 muối nặng 20,75g. Các chất A, B và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên là A. Na, K; mNa = 2,3g, mK = 7,8g B. Na, K; mNa = 2,3g, mK = 8,3g C. Li, Na; MLi = 0,7g, mNa = 9,9g D. Li, Na; mLi = 1,4g, mNa = 9,2g Câu 44: Cho 100g dung dịch HCl C% tác dụng hết với Al (dư) tạo ra 3,36 lít H2(đktc). Giá trị C là A. 16,25 B. 10,95 C. 18,25 D. 19,25 Câu 45: Hoà tan hỗn hợp gồm 0,01 mol FeO và 0,05 mol Fe2O3 trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa B. Nung B đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn C. Giá trị m là: A. 4 gam B. 5 gam C. 8 gam D. 8,8 gam Câu 46: Cho 200g dung dịch HX (X: halogen) nồng độ 14,6%. Để trung hoà dung dịch trên cần 250ml dung dịch NaOH 3,2M. Axit HX là A. HF B. HCl C. HBr D. HI Câu 47: Hoà tan hoàn toàn 6 gam hỗn hợp 2 kim loại X, Y bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và khí B. Cô cạn dung dịch A thu được 20,2 gam muối khan. Thể tích khí B thu được là A. 2,24 lít B. 0,224 lít C. 1,12 lít D. 4,48 lít Câu 48: Đốt cháy a gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Zn, Cu thu được 34,5 gam hỗn hợp rắn X gồm 4 oxit kim loại. Để hoà tan hết hỗn hợp X cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl. Vậy giá trị của a là A. 28,1 g B. 21,7g C. 31,3 g D. 24,9 g. Câu 49: Cho 10,4g hỗn hợp bột gồm Mg, Fe tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl. Kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc). Thành phần % về khối lượng Mg, Fe và nồng độ mol/l của dung dịch HCl ban đầu lần lượt là: A. 46,15%; 53,85%; 1,5M C. 53,85%; 46,15%; 1M B. 11,39%; 88,6%; 1,5M D. 46,15%; 53,85%; 1M Câu 50: Cho 250 ml dung dịch HCl vừa đủ để hoà tan hỗn hợp Na2CO3 và Na2SO3 tạo ra một muối duy nhất, đồng thời thu được 2,8 lít khí (đktc) khi đun nóng. Nồng độ mol/l của HCl là A. 0,5M B. 1,5 M C. 2 M D. 1M 7
  8. Tổng Hợp: Lư Thị Bé Bay SĐT:0783799988 Câu 51: Cho 10 gam dung dịch HCl tác dụng với dung dịch AgNO3 thì thu được 14,35 gam kết tủa. Nồng độ của dung dịch HCl phản ứng là A. 35% B. 50% C. 15% D. 36,5%. Câu 52: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl 0,1M. Khối lượng kết tủa tạo thành A. 1,345 gam B. 3,345 gam C. 2,87 gam D. 1,435 gam. 8