Đề cương ôn tập Hóa 10 - Chương 3: Liên kết hóa học

doc 5 trang hoaithuong97 12341
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Hóa 10 - Chương 3: Liên kết hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoa_10_chuong_3_lien_ket_hoa_hoc.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Hóa 10 - Chương 3: Liên kết hóa học

  1. Trung Tâm GDTX – BDNV Tỉnh Tổ Hóa – Sinh CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT Loại Liên kết cộng hóa trị Liên kết ion liên kết Không cực Có cực Liên kết ion là liên kết hóa học Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên hình thành do lực hút tĩnh điện giữa hai hay nhiều nguyên tử bằng một hay Định giữa các ion trái dấu. nghĩa nhiều cặp elctron chung. Liên kết cộng hóa trị Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên Bản có cực là liên kết kết cộng hóa trị mà chất cộng hóa trị mà cặp Sự cho – nhận các electron. trong đó cặp electron electron dùng chung của liên dùng chung không bị bị lệch về phía kết lệch về phía nguyên tử nguyên tử có độ âm nào. điện lớn hơn. Hiệu độ ∆X ≥ 1.7 0 ≤ ∆X < 0.4 0.4 ≤ ∆X < 1.7 ân điện Đặc tính Bền Bền Ví dụ NaCl, KNO3 , NH4Cl, Al2S3 H2, Cl2, N2, O2 H2O, NH3, HCl I. HÓA TRỊ: là biểu thị khả năng nguyên tử nguyên tố này liên kết với một số nhất định nguyên tử nguyên tố khác. 1. Điện hóa trị Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó. Ví dụ: CaCl2 là hợp chất ion, hóa trị Canxi là 2+, Clo là 1-. 2. Cộng hóa trị Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó. Ví dụ: CH4 là hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của Cacbon là 4, Hidro là 1. II. SỐ OXI HÓA 1. Khái niệm: là điện tích của nguyên tử (điện tích hình thức) trong phân tử nếu giả định rằng các cặp electron chung coi như chuyển hẳn về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn. 2. Cách xác định số oxi hóa 0 0 0 0 0 Qui ước 1: Số oxi hoá của nguyên tố trong đơn chất bằng không: Fe; Al; O2 ; Cl2 ; H2 . Qui ước 2: Trong một phân tử tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng không. - H2SO4 : 2(+1) + x + 4(-2) = 0 x = +6 - K2Cr2O7 : 2(+1) + 2x + 7(-2) = 0 x = +6 Qui ước 3: Số oxihoá của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó .Trong ion đa nguyên tử tổng số oxihoá của các nguyên tố bằng điện tích của ion đó. Qui ước 4: Trong hầu hết các hợp chất, số oxihoá của hiđrô bằng +1 ( trừ hiđrua của kim loại NaH, CaH2 ). Số oxihóa của oxi bằng -2 (trừ trường hợp OF2 và peoxit H2O2 ) 3. Cách ghi số oxi hóa: Số oxi hóa đặt phía trên kí hiệu nguyên tố, dấu ghi trước số ghi sau. ĐỀ CƯƠNG HÓA 10 (HKI)_NĂM HỌC: 2021 – 2022 1
  2. Trung Tâm GDTX – BDNV Tỉnh Tổ Hóa – Sinh B. BÀI TẬP I. BÀI TẬP TỰ LUẬN CÁC DẠNG BÀI TẬP DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ LIÊN KẾT ION Câu 1. Viết phương trình tạo thành các ion từ các nguyên tử tương ứng: Fe 2+; Fe3+; K+; N3-; O2-; Cl-; S2-; Al3+; P3-. Câu 2. Viết phương trình phản ứng có sự di chuyển electron khi cho: a. Kali tác dụng với khí clo. b. Magie tác dụng với khí oxy. c. Natri tác dụng với lưu huỳnh. d. Nhôm tác dụng với khí oxy. e. Canxi tác dụng với lưu huỳnh. g. Magie tác dụng với khí clo. 23 24 14 16 35 Câu 3. Cho 5 nguyên tử : 11 Na; 12 Mg; 7 N; 8 O; 17 Cl. a. Cho biết số p; n; e và viết cấu hình electron của chúng. b. Xác định vị trí của chúng trong hệ thống tuần hoàn? Nêu tính chất hoá học cơ bản. c. Viết cấu hình electron của Na+, Mg2+, N3-, Cl-, O2-. d. Cho biết cách tạo thành liên kết ion trong: Na2O; MgO; NaCl; MgCl2; Na3N. DẠNG 2: BÀI TẬP VỀ LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ 1 12 16 14 32 35 Câu 1. Cho 1 H; 6 C; 8 O; 7 N; 16 S; 17 Cl a) Viết cấu hình electron của chúng. b) Viết công thức cấu tạo và công thức electron của CH 4 ; NH3; N2; CO2; HCl; H2S; C2H6; C2H4; C2H2; C2H6O. Xác định hóa trị các nguyên tố. c) Phân tử nào có liên kết đơn? liên kết đôi? liên kết ba? Liên kết cộng hoá trị có cực và không cực? Câu 2. (vận dụng) X thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA, Y thuộc chu kỳ 1, nhóm IA, Z thuộc nhóm VIA, có tổng số hạt là 24. a. Hãy xác định tên X, Y, Z. b. Viết công thức cấu tạo của XY2, XZ2. Câu 3. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau và xác định hóa trị các nguyên tố trong các phân tử đó: N2O3; Cl2O; SO2; SO3; N2O5; HNO2; H2CO3; Cl2O3; HNO3; H3PO4. Câu 4. Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự C, N, O, Cl. Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau đây và xem xét phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất, vì sao? CH 4; NH3; H2O; HCl. Câu 5. Dựa vào độ âm điện các nguyên tố cho biết loại liên kết nào trong các chất sau (ion, cộng hóa trị có cực, không cực): H2S, NH3, CsCl, CaS, H2O, BaF2, Cl2, AlCl3, CaCl2, NaCl, HCl, HBr. DẠNG 3: BÀI TẬP VỀ HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA Câu 1. Cho biết cách tạo thành liên kết ion trong: Na 2O; MgO; NaCl; MgCl2. Xác định hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất trên. Câu 2. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau và xác định hóa trị các nguyên tố trong các phân tử đó: N2O3; Cl2O; SO2; SO3; N2O5; HNO2; H2CO3; Cl2O3; HNO3; H3PO4. Câu 3. Hãy xác định số oxi hóa của lưu huỳnh, clo, mangan trong các chất: 2- - a. H2S, S, H2SO3, SO3, H2SO4, Al2(SO4)3, SO4 , HSO4 . b. HCl, HClO, NaClO2, KClO3, Cl2O7, ClO4 , Cl2. c. Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4, H2MnO2, MnSO4, Mn2O, MnO4 . Câu 4. Hãy xác định số oxi hóa của N trong các chất sau: NH3 N2H4 NH4NO4 HNO2 NH4 . N2O NO2 N2O3 N2O5 NO3 . ĐỀ CƯƠNG HÓA 10 (HKI)_NĂM HỌC: 2021 – 2022 2
  3. Trung Tâm GDTX – BDNV Tỉnh Tổ Hóa – Sinh Câu 5. Xác định số oxi hóa của C trong các chất sau: CH4 CO2 CH3OH Na2CO3 Al4C3 CH2O C2H2 HCOOH C2H6O C2H4O2. Câu 6. Tính số oxi hóa của Cr trong các trường hợp sau: Cr2O3, K2CrO4, CrO3, K2Cr2O7,Cr2(SO4)3 II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với Na (natri) có giá trị: A. 6+ và 7+. B. –2 và –1. C. 2– và 1–. D. +6 và +7. Câu 2: Số oxi hóa của Mn trong hợp chất KMnO4 là: A. +7. B. –1. C. –5. D. +1. Câu 3: Trong phản ứng hóa học, nguyên tử Na không hình thành được: A. anion Na. B. cation Na. C. ion đơn nguyên tử Na. D. ion Na. Câu 4: Cho các hợp chất LiCl, NaF, CCl4, KBr. Hợp chất có liên kết cộng hóa trị là: A. NaF. B. CCl4. C. LiCl. D. KBr. Câu 5: Phân tử KF có kiểu liên kết: A. cộng hóa trị. B. cộng hóa trị phân cực. C. cho – nhận. D. ion. Câu 6: Cho các hợp chất HCl, CsF, H2O, NH3. Hợp chất không có liên kết cộng hóa trị là: A. H2O. B. CsF. C. NH3. D. HCl. Câu 7: Số oxi hóa của nitơ trong các chất sau: NH4 , NO2 , HNO3 lần lượt là: A. –3 , +3 , +5. B. +5 , –3 , +3. C. +3 , +5 , –3. D. +3 , –3 , +5. Câu 8: Số oxi hoá của clo trong hợp chất HClO3 là: A. +6. B. +5. C. –2. D. +1. Câu 9: Dãy chất nào sau đây có liên kết ion: A. KF, NaCl, NH3, HCl. B. NaCl, H2O, KCl, CsF. C. NaCl, KCl, KF, CsF. D. CH4, SO2, NaCl, KF. Câu 10: Dãy chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực: A. CH4, H2O, NH3, Cl2O. B. NaCl, PH3, HBr, H2S. C. H2, H2O, CH4, NH3. D. H2O, NH3, CO2, CCl4. Câu 11: Cho dãy oxit sau: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Các hợp chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực là: A. MgO, SiO2, P2O5, SO3. B. SO3. C. Cl2O7. D. Al2O3, SiO2, P2O5. Câu 12: Cho X (Z = 9), Y (Z = 19). Kiểu liên kết hóa học giữa X và Y là: A. ion. B. cộng hóa trị có cực. C. cộng hóa trị không cực. D. cho – nhận. Câu 13: Trong phân tử CO có: A. 1 liên đôi. B. 1 liên kết CHT và 2 liên kết cho–nhận. C. 1 liên kết ba. D. 2 liên kết CHT và 1 liên kết cho–nhận. Câu 14: Kiểu liên kết trong KCl, N2, NH3 lần lượt là: A. ion, cộng hóa trị có cực, cộng hóa trị không cực. B. ion, cộng hóa trị không cực, cộng hóa trị có cực. C. ion, cộng hóa trị không cực, cộng hóa trị không cực. D. ion, cộng hóa trị có cực, cộng hóa trị có cực. Câu 15: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi: A. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do. B. Sự góp chung các electron độc thân. C. Sự cho – nhận cặp electron hóa trị. ĐỀ CƯƠNG HÓA 10 (HKI)_NĂM HỌC: 2021 – 2022 3
  4. Trung Tâm GDTX – BDNV Tỉnh Tổ Hóa – Sinh D. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. Câu 16: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do: A. mỗi nguyên tử Na, Cl góp chung 1 electron. B. mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau. C. hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh. D. Na → Na+ + 1e; Cl + 1e → Cl– ; Na+ + Cl– → NaCl. Câu 17: Cho 2 nguyên tố X và Y là 2 nguyên tố nhóm A. X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm VA. Hợp chất tạo bởi X và Y có công thức đơn giản nhất dạng: A. X5Y2. B. X3Y2. C. X2Y5. D. X2Y3. Câu 18: Chỉ ra phát biểu sai về phân tử CO2 A. Liên kết giữa nguyên tử O và C là phân cực. B. Trong phân tử có hai liên kết đôi. C. Phân tử CO2 không phân cực. D. Phân tử có cấu tạo góc. Câu 19: Cho các phân tử: H2; CO2; Cl2; N2; I2; C2H4; C2H2. Có bao nhiêu phân tử có liên kết ba trong phân tử? A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 20: Điện hóa trị của các nguyên tố O (oxi), S (lưu huỳnh) (thuộc nhóm VIA) trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA đều là: A. 2–. B. 2+. C. 6+. D. 4+. Câu 21: Chọn phát biểu đúng nhất: liên kết cộng hóa trị là liên kết: A. được hình thành do sự dùng chung electron của hai nguyên tử khác nhau. B. giữa các phi kim với nhau. C. trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử. D. được hình thành giữa hai nguyên tử bằng các cặp electron chung. Câu 22: Hãy chọn phát biểu đúng A. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu. B. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn. C. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7. D. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học. Câu 23: Phân tử NH3 có kiểu liên kết: A. ion. B. cho – nhận. C. cộng hóa trị. D. cộng hóa trị phân cực. Câu 24: Trong phân tử NH4Cl có bao nhiêu liên kết cộng hóa trị? A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 25: Chọn phát biểu sai về ion: A. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron. B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion. C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử. D. Ion là phần tử mang điện. Câu 26: Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng: A. Nhường bớt electron. B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng pư cụ thể. C. Nhận thêm electron. D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể. Câu 27: Trong phản ứng: 2Na + Cl2 → 2NaCl, có sự hình thành: A. anion natri và cation clorua. B. anion natri và clorua. C. cation natri và clorua. D. cation natri và anion clorua. Câu 28: Liên kết được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là: A. Liên kết ion. B. Liên kết hyđro. ĐỀ CƯƠNG HÓA 10 (HKI)_NĂM HỌC: 2021 – 2022 4
  5. Trung Tâm GDTX – BDNV Tỉnh Tổ Hóa – Sinh C. Liên kết cộng hóa trị. D. Liên kết kim loại. Câu 29: Hóa trị trong hợp chất ion là: A. Điện hóa trị. B. Cộng hóa trị. C. Số oxi hóa. D. Điện tích ion. Câu 30: Chọn câu sai: Trong tất cả các hợp chất thì: A. Số oxi hóa của H luôn bằng +1 (trừ các hợp chất đặc biệt). B. Số oxi hóa của kim loại kiềm luôn bằng +1. C. Số oxi hóa của kim loại kiềm thổ luôn bằng +2. D. Số oxi hóa của phi kim nhóm VII luôn bằng –1. 2 2 Câu 31: Số oxi hóa của S trong H2S, SO2 , SO3 , SO4 lần lượt là: A. –2 , +4 , +6 , +8. B. 0 , +4, +3 , +8. C. –2 , +4 , +4 , +6. D. +2 , +4 , +8 , +10. Câu 32: Trong phân tử nào chỉ tồn tại liên kết đơn? A. CO2. B. O2. C. F2. D. N2. Câu 33: Cation R có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. Liên kết giữa nguyên tử nguyên tố R với oxi thuộc loại liên kết gì? A. Liên kết cộng hóa trị. B. Liên kết ion. C. Liên kết cộng hóa trị có cực. D. Liên kết cho – nhận. Câu 34: Dãy các chất nào chỉ chứa liên kết đơn? A. CH4; C2H6. B. C2H4; C2H6. C. C2H4; C2H2. D. CH4; C2H2. 2 Câu 35: (Vận dụng) Cho các hợp chất và ion sau: NH4 (1), SO3 (2), SO4 (3), MgO(4), HNO3 (5). Các phân tử và ion có liên kết cho – nhận là: A. (2), (3), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (5). D. (1), (4). Câu 36: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố là ns 2np5. Liên kết của nguyên tố này với hiđro thuộc loại liên kết nào? A. Liên kết cộng hóa trị phân cực. B. Liên kết cộng hóa trị. C. Liên kết ion. D. Liên kết cho–nhận. Câu 37: (vận dụng) Số oxi hóa của Fe, Cu, Mn, Cr, Al trong các chất và ion: 2 FeS2 , Cu2S, MnO4 , Cr2O7 , AlO2 lần lượt là: A. +2, +1, +7, +7, +3. B. +2, +1, +7, +6, +3. C. +3, +2, +7, +6, +3. D. +2, +2, +7, +6, +3. Câu 38: Các nguyên tố ở chu kỳ 2 có thể tạo thành cation đơn nguyên tử: A. Li, Be, B, C, N. B. Li, Be, B. C. N, O, F, Ne. D. Li, Be, C, N, O. Câu 39: Liên kết trong phân tử HNO3 là: A. Liên kết ion (2). B. Liên kết cộng hóa trị phân cực (3). C. Liên kết cho – nhận (1). D. Cả (1) và (3). Câu 40: Công thức cấu tạo nào viết sai (1H; 6C; 7N; 8O; 17Cl): A. H Cl O. B. O C O. C. H C  N. D. N  N. ĐỀ CƯƠNG HÓA 10 (HKI)_NĂM HỌC: 2021 – 2022 5