Đề cương ôn tập giữa kì I - Môn: Lịch sử 8

pdf 8 trang hoaithuong97 5850
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kì I - Môn: Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_giua_ki_i_mon_lich_su_8.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kì I - Môn: Lịch sử 8

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS VĂN YÊN MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 8 NĂM HỌC 2021-2022 A. KIẾN THỨC CƠ BẢN BAN GIÁM HIỆU ĐÃ DUYỆT I. Nội dung 1. Trọng tâm kiến thức Nguyễn Thị Oanh Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác Bài 5: Bài 5: Công xã Pari 1871 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX 2. Yêu cầu: - Nắm được nội dung chính của bài học - Lập được bảng niên biểu - Vận dụng kiến thức hoàn thành các bài tập từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng. B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến, mâu thuẫn nào nảy sinh? A. Chế độ phong kiến với giai cấp tư sản. B. Chế độ phong kiến với nông dân và thợ thủ công. C. Mâu thuẫn giữ tư sản với nông dân. D. Chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp khác. Câu 2: Vào đầu thế kỉ XVI, vùng đất có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở Tây Âu là gì? A. Nê-đéc-lan B. Anh C. Hà Lan D. Miền Đông-Nam nước Anh. Câu 3: Công xã Pa-ri được hình thành vào năm nào? A. 1870 C. 1872 B. 1871 D. 1873 Câu 4: Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi cuộc cách mạng tư sản diễn ra là gì? A. Nền kinh tế phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội. B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, không bị chế độ phong kiến kìm hãm. C. Nền kinh tế tư bản phát triển mạnh nhất ở châu Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn. D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh nhất là trong thủ công nghiệp. Câu 5: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Anh, phát triển mạnh nhất ở lĩnh vực nào? A. Các công trường thủ công B. Các ngành ngoại thương C. Các trung tâm về công nghiệp D. Các thành thị phát triển. Câu 6: Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, giai cấp nào đã xuất hiện? A. Quý tộc mới B. Tư sản và vô sản C. Tư sản và tiểu tư sản D. Tư sản và thợ thủ công Câu 7: Khi nước Anh trở thành Cộng hòa, quyền lợi tập trung ở giai cấp nào?
  2. 2 A. Quý tộc mới và địa chủ phong kiến B. Tư sản và nông dân C. Quý tộc mới và tư sản D. Quý tộc mới, nhân dân Câu 8: Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để? A. Quyền lợi của nhân dân không được đáp ứng B. Do 2 giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo. C. Mới chỉ dừng lại ở mức mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. Đưa nước Anh trở thành nước cộng hòa. Câu 9: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ của Anh là gì? A. Miền Bắc phát triển nông nghiệp, miền Nam phát triển công nghiệp. B. Miền Bắc phát triển công nghiệp, miền Nam phát triển nông nghiệp. C. Miền Bắc phát triển kinh tế thủ công nghiệp, miền Nam phát triển đồn điền. D. Miền Nam và Bắc đều phát triển kinh tế đồn điền và công nghiệp. Câu 10: Sự kiện nào mở đầu cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? A. 12/1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công 3 tàu chở chè của Anh. B. Từ 5- 9 đến 26 – 10 – 1774, đại biểu các thuộc địa ở Bắc Mĩ họp Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lí. C. 4-7-1776, Tuyên ngôn Độc lập được công bố. D. 17-10-1777, quân khởi nghĩa thắng một trận lớn ở Xa-ra-tô-ga Câu 11: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào? A. Quân chủ lập hiến. B. Cộng hòa tư sản. C. Quân chủ chuyên chế. D. Quân chủ lập hiến kết hợp cùng quân chủ chuyên chế. Câu 12: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào? A. Qúy tộc, tăng lữ, nông dân. B. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba. C. Quý tộc, tăng lữ, tư sản. D. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác. Câu 13: Thế kỉ XVIII ở Pháp, mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội là gì? A. Tư sản và vô sản B. Nông dân với tư sản C. Đẳng cấp thứ ba và quý tộc, tăng lữ D. Công nhân, nông dân với chế độ phong kiến. Câu 14: Trào lưu văn hóa, tư tưởng nào đã đấu tranh, phê phán chế độ quân chủ chuyên chế? A. Trào lưu triết học ánh sáng B. Trào lưu phục hưng C. Trào lưu triết học bóng tối D. Trào lưu cổ phục Câu 15: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp có gì tiến bộ? A. Đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người. B. Bảo về quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội. C. Bảo vệ quyền lợi cho tư sản. D. Bảo vệ quyền lợi cho những người cầm quyền. Câu 16: Phái Lập hiến của cách mạng Pháp đã có quyết định tiến bộ nào? A. Xóa bỏ một số thứ thuế cho nhân dân. B. Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. C. Thông qua Hiến pháp mới, xác định chế độ quân chủ lập hiến. D. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu. Câu 17: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp có gì hạn chế? A. Chỉ phục vụ cho giai cấp tư sản. B. Phục vụ quyền lợi của giai cấp công nhân.
  3. 3 C. Phục vụ quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến. D. Phục vụ cho các tầng lớp tham gia đấu tranh. Câu 18: Trong các biện pháp của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho giai cấp nông dân? A. Giải quyết vấn đề ruộng dất cho nông dân. B. Đưa ra các chính sách chống lạm phát. C. Thực hiện chính sách phân phát ngũ cốc D. Quy định các mức lương cho người lao động làm thuê. Câu 19: Sự kiện mở đầu cách mạng Pháp là gì? A. Hội nghị ba đẳng cấp được họp B. Thông qua Hiến pháp. C. Nhân dân tấn công pháo đài Ba-xti. D. Hội đồng dân tộc thành lập. Câu 20: Ý nào sau đây không phải lí do Trung Quốc trở thành “cái bánh ngọt” bị các nước đế quốc xâu xé? A. Diện tích rộng, dân đông, chế độ phong kiến suy yếu B. Giàu tài nguyên C. Chế độ chính trị vững chắc D. Nền văn hóa rực rỡ Câu 21: Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh trị đã thực hiện cải cách trên những lĩnh vực nào? A. Kinh tế, chính trị, văn hóa B. Kinh tế, chính trị, xã hội C.Văn hóa, giáo dục, quân sự D. Cả 2 ý B và C. Câu 22: Lê nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi D. Chủ nghĩa đế quốc không ít tính thực dân Câu 23: Ai là người chỉ huy nghĩa quân đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? A. G. Oa-sinh-tơn B. Vôn-te C. Sác-lơ D. G.G. Rút-xô Câu 24: Xã hội nước Pháp cuối thế kỉ XVIII (trước cách mạng) chia thành những đẳng cấp nào? A. Tăng lữ, quý tộc, nông dân B. Tăng lữ, quý tộc, nông nô C. Tăng lữ, quý tộc, công nhân C. Tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba Câu 25: Cuộc tấn công nào đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? A. Cuộc tấn công pháp đài - nhà tù Ba-xti B. Khởi nghĩa tháng 2-1848 ở Pa-ri C. Công nhân dệt thành phố Li-ông khởi nghĩa D. Chiến tranh Pháp - Phổ Câu 26: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân dẫn đến phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh nửa đầu thế kỉ XIX? A. Công nhân phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày B. Điều kiện lao động vất vả và tồi tàn, đồng lương chết đói C. Đàn bà, trẻ em cũng phải làm việc nặng, lương thấp hơn đàn ông D. Đàn ông phải làm việc Câu 27: Quốc tế cộng sản được thành lập vào năm: A. 1919 B. 1920 C. 1921 D. 1930 Câu 28: Vì sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc đoàn kết các giai cấp vô sản trên thế giới? A. Nhận thấy có cùng một kẻ thù chung, đoàn kết mới có sức mạnh. B. Cùng chung lý luận C. Cùng chống lại tư sản
  4. 4 D. Công nhân không muốn đình công Câu 29: Chính Đảng đầu tiên của vô sản thế giới là tổ chức nào? A. Đồng minh những người cộng sản. B. Quốc tế thứ nhất. C. Quốc thế thứ hai. D. Quốc tế thứ ba. Câu 30: Giai cấp vô sản ra đời trước tiên ở đâu? A. Hà Lan B. Anh C. Pháp D. Đức Câu 31: Cuối thế kỉ XIX, tại Mĩ, Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền, thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại nhằm phục vụ giai cấp nào? A. Vô sản B. Quý tộc C. Tư sản D. Tăng lữ Câu 32: Công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa năm nào? A. 1844 B. 1845 C. 1846 D. 1847 Câu 33: Cuộc đấu tranh của công nhân thể hiện rõ tính chất quần chúng, rộng lớn nhất là cuộc đấu tranh nào? A. Khởi nghĩa của công nhân Pa-ri B. “ Phong trào Hiến Chương” ở Anh C. Khởi nghĩa của công nhân Sơ-lê-din D. Khởi nghĩa của thợ Li-ông năm 1834 Câu 34: Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức những năm 30 của thế kỉ XIX thất bại vì sao? A. Lực lượng quá yếu thiếu sự đoàn kết. B. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng. C. Không được sự ủng hộ cucra phong trào công nhân quốc tế. D. Chưa có ý thức giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình. Câu 35: “Đồng minh những người cộng sản” là tổ chức của giai cấp nào? A. Vô sản quốc tế B. Tư sản Đức C. Quý tộc Pháp D. Nông dân quốc tế. Câu 36: Sau cách mạng công nghiệp, nước nào trở thành “công xưởng của thế giới”? A. Anh B. Mĩ C. Pháp D. Đức Câu 37: Công nhân dệt tơ của nhà máy Li-ông(Pháp) biểu tình đòi tăng lương giảm giờ làm vào năm: A. 1831 B. 1832 C. 1833 D. 1834 Câu 38: Từ năm 1836 đến năm 1847 một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức, diễn ra ở Anh đó là phong trào: A. Phá kho thóc B. Biểu tình C. Hiến chương D. Đòi tăng lương Câu 39: Trong các nước Đông Nam Á, nửa sau thế kỉ XIX, nước nào là nước thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa? A. Việt Nam B. Cam-pu-chia C. Lào D. Xiêm Câu 40: Chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra năm nào? A. 1873 B. 1872 C. 1871 D. 1870 Câu 41: Các con số phản ánh đúng về hệ thống thuộc địa của Anh đến năm 1914 là: A. 20 triệu km, dân số 300 triệu người, bằng 1/5 diện tích và 1/5 dân số thế giới B. 25 triệu km, dân số 300 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/5 dân số thế giới C. 28 triệu km, dân số 300 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới D. 33 triệu km, dân số 400 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới Câu 42: Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu sự ra đời của Quốc tế thứ hai? A. Kỷ niệm 100 năm ngày nhân dân Pháp phá ngục Ba-xti.
  5. 5 B. Công nhân Anh và đại biểu của công nhân nhiều nước tham gia mít tinh ở Luân Đôn C. Gần 40 vạn công nhân biểu tình ở Si-ca-gô. D. Nga Hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh Nga – Nhật. Câu 43: Quá trình tập trung sản xuất ở Đức diễn ra mạnh mẽ trong các ngành: A. Luyện kim, than đá, điện, hóa chất. B. công nghiệp nhẹ. C. khai mỏ, luyện kim, giao thông vận tải D. tài chính, ngân hàng. Câu 44: Giai cấp vô sản Anh hình thành là kết quả của: A. Cách mang tư sản Anh. B. Cách mang tư sản Hà Lan. C. Cách mang công nghiệp. D. Cách mang tư sản Pháp. Câu 45: Lực lượng hỗ trợ cho các chiến sĩ ở Quốc dân quân ở đồi Mông-mác là ai? A. Tiểu tư sản B. Nông dân C. Công nhân D. Công nhân và nông dân Câu 46: Nga, Nhật chiếm vùng nào của Trung Quốc? A. Vùng Đông Bắc B. Vùng Vân Nam. C. Vùng châu thổ song Dương Tử. D. Tỉnh Sơn Đông. Câu 47: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18/03/1971 của nhân dân Pa-ri là gì? A. Mâu thuẫn gay gắt giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản. B. Ủng hộ thái độ hèn nhát của chính phủ tư sản khi bị quân Phổ tấn công. C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc. D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác. Câu 48: Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản Pháp thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi là gì? A. Chính phủ Lập quốc B. Chính phủ Vệ quốc C. Chính phủ Cứu quốc D. Chính phủ yêu nước Câu 49: Vì sao cuộc cách mạng ngày 18/03/1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản? A. Cuộc cách mạng lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản. B. Cuộc cách mạng do tư sản lãnh đạo C. Đánh đuổi được quân Phổ và thiết lập nên chuyên chính vô sản. D. Thành lập được nhà nước xã hội chủ nghĩa Câu 50: Nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã vào ngày nào? A. 24/3/1871 B. 25/3/2871 C. 26/3/1871 D. 27/3/1871 Câu 51: Vì sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới? A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân. C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ. D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh, vừa thi hành pháp lệnh. Câu 52: Ý nào sau đây không phải bài học được rút ra từ Công xã Pa-ri là gì? A. Phải có đảng tư sản lãnh đạo. B. Phải thực hiện liên minh công nông. C. Phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo D. Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước do dân, vì dân Câu 53: Công xã Pa-ri tồn tại bao nhiêu ngày? A. 68 ngày B. 70 ngày C. 71 ngày D. 72 ngày
  6. 6 Câu 54: Ý nào không phải lí do các nước tư bản Phương Tây lại nhòm ngó Đông Nam Á ? A. Vị trí chiến lược quan trọng. B.Giàu tài nguyên. C. Dân số đông D. Chế độ chính trị vững chắc Câu 55: Cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỉ XVII) đem lại quyền lợi cho: A. Nhân dân lao động Anh B. Quý tộc cũ C. Giai cấp tư sản và quý tộc mới D.Vua nước Anh Câu 56: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là gì? A. Công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc nhanh chóng bị lỗi thời, cũ kĩ. B. Giai cấp tư sản không chú trọng đầu tư công nghiệp, mà đầu tư nhiều vào khai thác thuộc địa. C. Anh tập trung phát triển các ngành khác tạo thế cân bằng đối với sự phát triển của công nghiệp. D. Sự vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ, Đức. Câu 57: Sự hình thành các Công ty độc quyền của Đức dựa trên cơ sở nào? A. Tập trung sản xuất và tập trung ngân hàng. B. Tập trung tư bản và tài chính. C. Xuất khẩu tư bản. D. Tập trung sản xuất và tư sản. Câu 58: Từ vị trí dẫn đầu thế giới, cuối thế kỉ XIX công nghiệp Anh đứng thứ mấy? A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ ba D. Thứ tư Câu 59: Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là : Chủ nghĩa đế quốc thực dân”? A. Nước Anh có thuộc địa và lãnh thổ rộng lớn. B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa. C. Tư sản Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế giới. D. Anh có một nền kinh tế công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới. Câu 60: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì? A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng. C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến. Câu 61: Trong khoảng thời gian nào, kinh tế Mỹ từ hàng thứ tư nhảy lên đứng đầu thế giới. A. 10 năm cuối thế kỉ XIX B. 20 năm cuối thế kỉ XIX C. 30 năm cuối thế kỉ XIX D. 40 năm cuối thế kỉ XIX Câu 62: Cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga khẳng định nhiệm vụ trước mắt thứ nhất của Đảng là gì? A. Tiến hành cách mạng XHCN. B. Lật đổ chế độ Nga hoàng. C. Thành lập nhà nước vô sản. D. Cải cách dân chủ. Câu 63: Thành phần nào không tham gia cuộc cách mạng Nga 1905-1907? A. Công nhân B. Tiểu tư sản C. Nông dân D. Binh sĩ Câu 64: Nhiệm vụ chủ yếu của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga trong cương lĩnh là gì? A. Lật đổ chính quyền Nga hoàng, thành lập chuyên chính vô sản B. Lật đổ tư sản Nga, giành chính quyền về giai cấp vô sản. C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chuyên chính vô sản
  7. 7 D. Chống chiến tranh đế quốc, thành lập chuyên chính vô sản Câu 65: Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động thông qua hình thức nào? A. Các nghị quyết B. Các kì đại hội C. Sự viện trợ kinh tế. D. Sự lãnh đạo của cá nhân. Câu 66: Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu cho phong trào chống Anh của nhân dân Ấn Độ? A. Khởi nghĩa Xi-pay B. Khởi nghĩa Ta-keo C. Khởi nghĩa Bô-lô-ven D. Không có Câu 67: Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào? A. Thế kỉ XVI B. Đầu thế kỉ XVIII C. Cuối thế kỉ XVIII D. Năm 1875 Câu 68: Thực dân Anh đã thi hành nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm mục đích gì? A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ. B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân. C. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình. D. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình. Câu 69: Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì? A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc. B. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ C. Dựa vào Anh để Ấn Độ phát triển đấy. D. Giành quyền tự chủ phát triển kinh tế. Câu 70: Người đứng đầu cuộc vận động Duy tân năm 1898 tại Trung Quốc là ai? A. Khang Hữu Vi B. Vua Quang Tự C. Tôn Trung Sơn D. Lương Khải Siêu Câu 71: Phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ đầu tiên ở đâu? A. Vân Nam B. Vũ Xương C. Sơn Đông D. Bắc Kinh Câu 72: Đại diện tiêu biểu cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai? A. Lương Khải Siêu B. Khang Hữu Vi C. Vua Quang Tự D. Tôn Trung Sơn Câu 73: Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập? A. Nhà nước phong kiến rất mạnh. B. Thái Lan được Mỹ giúp đỡ. C. Thái Lan đã bước sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa. D. Chính sách ngoại giao khôn khéo. Câu 74: Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, thực dân Anh đã làm gì? A. Khuất phục triều đình Mãn Thanh. B. Câu kết với các đế quốc khác đẻ xâu xé Trung Quốc. C. Tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện. D. Tiến hành chiến tranh với nước đế quốc Âu, Mỹ, Nhật Bản. Câu 75: Mục đích của cuộc vận động Duy Tân ( 1898) ở Trung Quốc là gì? A. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ tư bản chủ nghĩa. B. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến. C. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ ở Trung Quốc. D. Phục hồi triều đình phong kiến Mãn Thanh. Câu 76: Giêm - Oát phát minh ra máy hơi nước vào năm nào? A. 1769 B. 1764 C. 1784 D. 1785 Câu 77: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 do ai lãnh đạo? A. Lương Khải Siêu C. Tôn Trung Sơn C. Khang Hữu Vi D. Vua Quang Tự Câu 78: Vào nửa sau thế kỉ XIX, Mã Lai trở thành thuộc địa của nước nào?
  8. 8 A. Anh B. Pháp C. Đức D. Mỹ Câu 79: Khẩu hiệu của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789 là gì? A. Tự do – Bình đẳng – Bác ái B. Tự do – Dân chủ - Bác Ái C. Dân chủ - Bình đẳng – Bác Ái D. Tự do – Bình đẳng – Dân chủ Câu 80: Ai là người thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga? A. Ph.Ăng-ghen B. M.Rô-be-spie C.Mác D. V.I.Lê-nin