Đề cương ôn tập Giữa học kì môn Hóa học Lớp 12 - Chương 1: Este. Lipit (Có đáp án)

pdf 4 trang Hùng Thuận 21/05/2022 6892
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Giữa học kì môn Hóa học Lớp 12 - Chương 1: Este. Lipit (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_mon_hoa_hoc_lop_12_chuong_1_este.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập Giữa học kì môn Hóa học Lớp 12 - Chương 1: Este. Lipit (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA KỲ MÔN HÓA HỌC 3 CHƯƠNG 1: ESTE – LIPIT I. ESTE Câu 1: Công thức của etyl fomat là A. HCOOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH3. D. C2H5COOCH3. Câu 2: Công thức của etyl axetat là A. HCOOCH3. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. C2H5COOCH3. Câu 3: Công thức của metyl fomat là A. HCOOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH3. D. C2H5COOCH3. Câu 4: Công thức của metyl axetat là A. HCOOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH3. D. C2H5COOCH3. Câu 5: Tên gọi của este có mùi hoa nhài là A. isoamyl axetat. B. benzyl axetat. C. metyl axetat. D. phenyl axetat. Câu 6: Este có mùi dứa là A. isoamyl axetat. B. etyl butirat. C. etyl axetat. D. geranyl axctat. Câu 7: Hợp chất nào sau đây là este? A. CH3CH2Cl. B. HCOOC6H5. C. CH3CH2ONO2. D. Tất cả đều đúng. Câu 8: Chất nào sau đây không phải là Este? A. HCOOCH3. B. C2H5OC2H5. C. CH3COOCH3. D. C3H5(COOCH3)3. Câu 9: Este nào sau đây thủy phân tạo ancol etylic A. C2H5COOCH3. B. CH3COOCH3. C. HCOOC2H5. D. C2H5COOC6H5. Câu 10: Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2nO (n ≥ 1). B. CnH2n-2O2 (n ≥ 1). C. CnH2nO2 (n ≥ 2). D. CnH2n+2O2 (n ≥ 1). Câu 11: Xà phòng hóa CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là A. C2H5ONa. B. C2H5COONa. C. CH3COONa. D. HCOONa. Câu 12: Thủy phân este CH3CH2COOCH3, thu được ancol có công thức là A. CH3OH. B. C3H7OH. C. C2H5OH. D. C3H5OH. Câu 13: Thủy phân este X trong dung dịch axit, thu được CH3COOH và CH3OH. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOC2H5. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH3. D. C2H5COOCH3. Câu 14: Este nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng gương? A. HCOOCH3. B. (COOCH3)2. C. CH3COOCH3. D. CH3COOC6H5.
  2. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA KỲ MÔN HÓA HỌC 3 Câu 15: Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ sau: Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên là A. CH3COOH và C2H5OH. B. CH3COOH và CH3OH. C. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc. D. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc. Câu 16: Đặc điểm của phản ứng este hóa là A. phản ứng thuận nghịch cần đun nóng và có xúc tác bất kì. B. phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng, có H2SO4 đậm đặc xúc tác. C. phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng, có H2SO4 đậm đặc xúc tác. D. phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng, có H2SO4 loãng xúc tác. Câu 17: Sản phẩm thủy phân este trong dung dịch kiềm thường là hỗn hợp A. ancol và axit. B. ancol và muối. C. muối và nước. D. axit và nước. Câu 18: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm etyl propionat và etyl fomat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm A. 1 muối và 1 ancol. B. 2 muối và 2 ancol. C. 1 muối và 2 ancol. D. 2 muối và 1 ancol. 0 Câu 19: Phản ứng giữa axit hữu cơ và ancol có xúc tác H2SO4 đăc, t gọi là A. phản ứng este hóa. B. Phản ứng thủy phân. C. Phản ứng xà phòng hóa. D. Phản ứng trung hòa. Câu 20: Thủy phân 0,1 mol este CH3COOCH3 cần dùng bao nhiêu mol NaOH? A. 0,1 mol. B. 0,2 mol. C. 0,3 mol. D. 0,4 mol. Câu 21: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là A. 6,8 gam. B. 8,56 gam. C. 8,2 gam. D. 10,4 gam. Câu 22: Xà phòng hóa 7,4 gam etyl fomat bằng dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là A. 6,8 gam. B. 8,56 gam. C. 8,2 gam. D. 10,4 gam.
  3. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA KỲ MÔN HÓA HỌC 3 Câu 23: Este A điều chế từ ancol metylic và có tỉ khối so với metan là 3,75. công thức của este A là A. HCOOC2H5. B. C2H5COOC2H5. C. HCOOCH3. D. C2H5COOCH3. Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,13 mol este X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Công thức phân tử của este là A. C4H8O4. B. C4H8O2. C. C2H4O2. D. C3H6O2. Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este Y thu được 6,72 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức phân tử của este là A. C4H8O4. B. C4H8O2. C. C2H4O2. D. C3H6O2. Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este Y thu được 8,96 lít CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Công thức phân tử của este là A. C4H8O4. B. C4H8O2. C. C2H4O2. D. C3H6O2. II. LIPIT Câu 27: Công thức của axit panmitic là A. C17H33COOH. B. C17H35COOH. C. C15H31COOH. D. CH3COOH. Câu 28: Công thức của axit oleic là A. C17H33COOH. B. C17H35COOH. C. C15H31COOH. D. CH3COOH. Câu 29: Công thức của axit stearic là A. C17H33COOH. B. C17H35COOH. C. C15H31COOH. D. CH3COOH. Câu 30: Chất nào sau đây là axit béo? A. Axit panmitic. B. Axit axetic. C. Axit fomic. D. Axit propionic. Câu 31: Thủy phân triolein có công thức (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là A. C17H35COONa. B. C3H5COONa. C. (C17H33COO)3Na. D. C17H33COONa. Câu 32: Chất béo (triglixerit hay triaxylglixerol) không tan trong dung môi nào sau đây? A. Nước. B. Clorofom. C. Hexan. D. Benzen. Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo. B. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng brom. C. Các chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước. D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm. Câu 34: Cho các nhận định sau: 1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo. 2. Lipit gồm các chất béo ,sáp, steroid, photpholipit, 3. Chất béo là chất lỏng. 4. Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu. 5. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
  4. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA KỲ MÔN HÓA HỌC 3 6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động vật, thực vật. Số nhận định đúng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 35: Khi thủy phân bất kì một chất béo nào thì cũng luôn thu được A. axit oleic. B. glixerol. C. axit stearic. D. axit panmitic. Câu 36: Có các nhận định sau: 1. Chất béo là những este. 2. Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước. 3. Các este không tan trong nước và nổi trên mặt nước là do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước và nhẹ hơn nước. 4. Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất béo rắn. 5. Chất béo lỏng là những triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử. Các nhận định đúng là A. 1, 3, 4, 5. B. 1, 2, 3, 4, 5. C. 1, 2, 4. D. 1, 4, 5. Câu 37: Thủy phân 0,1 mol chất béo (C15H31COO)3C3H5 cần dùng bao nhiêu mol NaOH? A. 0,1 mol. B. 0,2 mol. C. 0,3 mol. D. 0,4 mol. Câu 38: Cho 0,1 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là A. 27,6. B. 4,6. C. 14,4. D. 9,2. Câu 39: Cho 0,01 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 7,62. B. 4,59. C. 9,22. D. 9,18. Câu 40: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 16,68 gam. B. 18,38 gam. C. 18,24 gam. D. 17,80 gam.