Trắc nghiệm môn Đạo đức Lớp 3 (Có đáp án)

docx 4 trang Hùng Thuận 26/05/2022 6360
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm môn Đạo đức Lớp 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_mon_dao_duc_lop_3_co_dap_an.docx

Nội dung text: Trắc nghiệm môn Đạo đức Lớp 3 (Có đáp án)

  1. CÂU HỎI MÔN ĐẠO ĐỨC (Từ giữa kì I đến cuối học kỳ 1) Câu 1. Hành vi nào sau đây thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em : A. Chỉ khi nào người thân trong gia đình ốm mới chăm sóc. B. Em là thành viên bé tuổi trong gia đình nên không cần chăm sóc ai. C. Luôn quan tâm chăm sóc mọi người trong gia đình hàng ngày. D. Chỉ cần quan tâm chăm sóc người lớn tuổi trong gia đình. (Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em) Câu 2. Khi bà bị ốm, Phương liền đi mua sữa cho bà uống. Việc làm đó thể hiện? A. Phương là người quan tâm, chăm sóc ông bà. B. Phương là người tốt bụng. C. Phương là người ích kỷ. D. Phương là người hòa đồng. (Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em) Câu 3. Khi mẹ đi chợ, em ở nhà sẽ làm những việc làm nào giúp mẹ? A. Nhặt rau. B. Quét nhà. C. Nấu cơm. D. Cả 3 đáp án trên. (Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em) Câu 4. Biểu hiện thể hiện không kính trọng ông bà là? A. Nghe lời ông bà. B. Chăm sóc ông bà lúc ốm đau. C. Nắn chân cho bà khi bà bị đau chân. D. Cãi lời ông bà. (Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em) Câu 5. Ai có bổn phận chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ lúc già yếu, ốm đau? A. Chỉ có anh cả. B. Chỉ có chị cả. C. Chỉ có em út. D. Tất cả con cái trong gia đình. (Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em) Câu 6. Ăn uống xong phải biết rót nước, lấy tăm mời ông bà, bố mẹ phép hành động đó thể hiện? A. Khinh thường người khác.
  2. B. Lịch sự với mọi người. C. Hòa đồng với mọi người. D. Trung thực với mọi người. (Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em) Câu 7. Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn. Nếu là Nga, em sẽ A. Mặc kệ. B. Ra chỗ khác chơi. C. Mắng mẹ. D. Cho lợn ăn rồi vào chơi tiếp. (Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em) Câu 8. Câu tục ngữ “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm đọc dở hay đỡ đần” nói về? A. Sự quan tâm, giúp đỡ của anh chị em khi gặp khó khăn. B. Tình cảm kính trọng của con cái với cha mẹ. C. Tình cảm kính trọng của em dành cho chị. D. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ dành cho con cái (Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em) Câu 9. Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người một bạn gái đi ngang quang. Trong tình huống đó em sẽ khuyên bạn như thế nào? A. Khuyên bạn xin lỗi bạn gái đó và hỏi xem bạn có bị làm sao không. B. Mặc kệ bạn. C. Trêu đùa bạn cho bạn khóc. D. Bỏ đi chơi chỗ khác. (Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn) Câu 10. Thấy bạn Hoài buồn và khóc vì bà nội bạn đã mất. Em sẽ ứng xử thế nào? A. Chia buồn và đồng cảm với bạn. B. Trêu đùa để bạn Hoài vui hơn. C. Đùa giỡn bạn Hoài. D. Rủ các bạn khác trêu bạn Hoài. (Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn) Câu 11. Việc làm nào sau đây thể hiện hành vi đối xử đúng với bạn: A. Hỏi thăm an ủi khi bạn có chuyện buồn. B. Chúc mừng bạn khi bạn được điểm 10. C. Động viên giúp đỡ bạn khi bạn bị điểm kém. D. Tất cả các hành vi trên. (Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn) Câu 12. Em nhất trí với ý kiến nào sau đây ?
  3. A. Không nên quan tâm đến niềm vui nỗi buồn của người khác. B. Chỉ cần chia sẻ niềm vui nỗi buồn với người bạn thân nhất. C. Bạn bè là những người cùng học, cùng chơi với em nên em cần phải chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. D.Mỗi người có những tâm sự riêng, không nên chia sẻ dù đó là chuyện vui hay chuyện buồn. (Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn) Câu 13. Hành vi nào sau đây là đúng ? A Tránh xa nhưng bạn bị khuyết tật . B. Thờ ơ cười nói khi bạn đang buồn . C. Động viên giúp đỡ khi bạn bị điểm kém . D. Ghen tức khi bạn học giỏi hơn mình . (Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn) Câu 14. Đối với các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần phải? A. Thông cảm, chia sẻ. B. Phân biệt đối xử. C. Đến trêu chọc bạn. D. Không quan tâm đến bạn. (Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn) Câu 15. Vào dịp 20/11 nhà trường phát động phong trào viết báo tường, tại lớp em có bạn D không tham gia viết báo tường với lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì ? A. Không quan tâm. B. Khuyên bạn tham gia các hoạt động tập thể để hoàn thiện mình hơn. C. Khuyên bạn chỉ cần học giỏi không cần tham gia các hoạt động chung. D. Nói xấu bạn để cả lớp tẩy chay. (Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn) Câu 16. Biểu hiện của tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội là ? A. Dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm cùng mọi người. B. Ủng hộ đồng bào gặp khó khăn. C. Tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá. D. Cả A,B,C. ( Bài 6: tích cực tham gia việc lớp, việc trường) Câu 17. Hành động nào thể hiện chưa tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội là? A. Nhận giúp đỡ bạn học kém trong lớp.
  4. B. Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao của nhà trường. C. Ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp. D. Tham gia viết báo tường nhân dịp 20/11. ( Bài 6: tích cực tham gia việc lớp, việc trường) Câu 18. Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội là ? A. Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, được mọi người tôn trọng, quý mến. B. Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân. C. Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái. D. Cả A,B,C. ( Bài 6: tích cực tham gia việc lớp, việc trường) Câu 19. Mặc dù bạn P bị ốm nhưng bạn vẫn đến cổ vũ văn nghệ cho lớp. Theo em bạn P là người như thế nào ? A. Bạn P là người cần cù, chăm chỉ. B. Bạn P là người siêng năng, cần cù. C. Bạn P là người không có ý thức. D. Bạn P là người tích cực, tự giác trong các hoạt động chung. ( Bài 6: tích cực tham gia việc lớp, việc trường)